Bệnh tổ đỉa có chữa được không, có tự khỏi không? Điều trị như thế nào?

Bệnh tổ đỉa có chữa được không? Có tự khỏi được không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm khi xuất hiện những dấu hiệu của căn bệnh “đáng sợ” này. Đây là tình trạng bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh. Nhằm giúp người bệnh giải đáp câu hỏi trên cũng như hướng điều trị, chúng tôi xin được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh tổ đỉa có chữa được không? Có tự khỏi không?

Tổ đỉa hay còn gọi là bệnh Dysidrose là một trong những tình trạng đặc biệt của chàm Eczema, thường xuất hiện ở chân và tay. Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện những mụn nước li ti có thể mọc thành chùm, ăn sâu vào tầng thượng bì khiến bề mặt da trông sần sùi.

Các mụn nước trên da sẽ không tự xẹp hoặc vỡ, khi khô mụn nước sẽ có màu vàng sau đó da sẽ bong tróc và để lộ lớp da bên dưới màu hồng. Tổ đỉa cũng gây ngứa ngáy và nóng rát ở vùng da bị viêm nhiễm khiến người bệnh rất khó chịu.

Bệnh tổ đỉa có chữa được không?
Bệnh tổ đỉa có chữa được không?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? – Vấn đề này theo các bác sĩ bệnh có thể TỰ KHỎI sau 3 – 4 tuần nổi mụn nước, sau đó da sẽ tự lành lặn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp tổ địa không tự khỏi và nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến mãn tính, tái phát thường xuyên, gây nhiễm trùng và rất khó điều trị dứt điểm.

Với câu hỏi bệnh tổ đỉa có chữa được không? – Theo các bác sĩ chuyên khoa tổ đỉa hoàn toàn có thể được điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và trị đúng cách, chăm sóc da phù hợp.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh nên sớm phát hiện và điều trị tổ đỉa ngay ở giai đoạn đầu để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Bởi càng để lâu, bệnh lây lan, chuyển biến thành mãn tính sẽ càng khó điều trị. Nhiều trường hợp mãn tính tái phát thường xuyên thành chu kì sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng trên da, để lại sẹo mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti.

Điều trị bệnh tổ đỉa như thế nào?

Như đã nói ở trên, bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được can thiệp và chữa đúng cách. Theo đó, khi phát hiện những triệu chứng tổ đỉa người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y, Đông y hoặc các bài thuốc từ dân gian.

Tây y chữa bệnh tổ đỉa

Để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, khá nhiều bệnh nhân lựa chọn các phương thuốc Tây y với mong muốn nhanh chóng điều trị bệnh. Thuốc Tây y có rất nhiều loại phù hợp với từng bệnh nhân. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế, hoặc các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và kê đơn điều trị.

Một số loại thuốc phổ biến người bệnh có thể tham khảo gồm:

  • Nhóm thuốc Corticosteroid: Bao gồm thuốc mỡ và kem bôi ngoài da giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng ngứa, làm xẹp các mụn nước và diệt khuẩn nấm.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Bao gồm các loại thuốc có công dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn nấm. Đặc biệt người bệnh đã bị vỡ các mụn nước càng cần sử dụng thuốc. Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân.
  • Thuốc chống dị ứng: Bao gồm Loratadin hoặc Chlorpheniramine với khả năng đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Thuốc đồng thời giúp bệnh nhân đáp ứng tích cực các loại thuốc điều trị tổ đỉa khác.
Tây y điều trị bệnh bằng các phương thuốc đặc trị
Tây y điều trị bệnh bằng các phương thuốc đặc trị

Người bệnh cần chú ý, không tự mua thuốc về điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng sai thuốc có thể làm bệnh tổ đỉa thêm nặng hơn, vi khuẩn phát triển mạnh làm bệnh ngày càng có chữa dứt điểm. Ngoài ra, một số bệnh nhân khi dùng thuốc Tây trong thời gian dài có thể bị một số tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng tới gan, thận, tiêu hóa.

Mẹo dân gian giúp chữa bệnh tổ đỉa

Có thể nói rằng, dân gian ta có rất nhiều bài thuốc trị bách bệnh với vô số nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bệnh tổ đỉa cũng là chứng bệnh có không ít mẹo chữa trị tại nhà. Nếu người bệnh mới khởi phát tổ đỉa, bệnh chưa có những biểu hiện xấu, chúng ta có thể tận dụng một số mẹo chữa đơn giản sau.

Lá rau răm: Bạn chuẩn bị khoảng 100g rau răm nhặt sạch lá hỏng, ngâm nước muối và rửa sạch. Sau đó, chúng ta xay nhuyễn cùng 1 thìa muối trắng. Hỗn hợp thu được, bạn đem đắp trực tiếp lên vùng da khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch

Lá lốt: Với lá lốt, các bạn dùng 35g lá đã rửa sạch, xay nhuyễn và ép lấy phần nước cốt. Người bệnh hòa thêm một chút nước lọc và uống mỗi ngày 3 lần. Phần bã lá lốt các bạn có thể nấu với nước sôi và sử dụng để ngâm chân tay.

Tỏi tươi: Bệnh nhân lấy 2 củ tỏi đã bóc sạch vỏ, rửa và để ráo nước. Sau đó, bạn ngâm ngập tỏi trong rượu trắng khoảng 6 – 7 ngày, phần rượu bệnh nhân lấy ra để thoa lên vùng da bị tổ đỉa. Sau 8 – 10 phút, chúng ta rửa lại da bằng nước ấm.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cách chữa trị bệnh trong Đông y

Đông y là phương pháp đẩy lùi bệnh tổ đỉa được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi thuốc sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên. Đảm bảo tính an toàn, lành tính với người dùng, thuốc cũng không gây ra các tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng lâu dài.

Với Đông y, các vị thuốc chính thường được lựa chọn trong bài thuốc trị bệnh tổ đỉa gồm: Huyết đằng, hồng hoa, ké đầu ngựa, xích linh, ý dĩ, sinh địa, hy thiêm, đan bì, thổ phục, chi tử,….

Tổ đỉa có thể chữa bằng thuốc Đông y
Tổ đỉa có thể chữa bằng thuốc Đông y

Tùy thuộc vào từng thể trạng của mỗi bệnh nhân, mức độ nặng nhẹ của chứng tổ đỉa, thầy thuốc sẽ lựa chọn những vị thuốc phù hợp nhất. Bệnh nhân khi uống thuốc Đông y cần kiên trì thực hiện cho đến khi hết liệu trình. Thuốc là thảo dược quý trong thiên nhiên, vậy nên sẽ cần thêm thời gian để phát huy hoàn toàn tác dụng.

Người bệnh sử dụng các thang thuốc Đông y vừa giúp điều trị tổ đỉa, ngăn chặn nguy cơ tái phát, vừa cải thiện sức khỏe hiệu quả. Bệnh nhân hãy lựa chọn các trung tâm y học cổ truyền uy tín để điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

Với những thông tin trên mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề bệnh tổ đỉa có chữa được không, có tự khỏi không và cách điều trị như thế nào. Theo đó, khi thấy xuất hiện những triệu chứng tổ đỉa, người bệnh không cần quá lo lắng, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn không gây biến chứng nguy hiểm.

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

4.9/5 - (8 bình chọn)

Bình luận (3)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *