TOP 3 Cách chữa viêm thanh quản phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh viêm thanh quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, việc tìm ra cách chữa viêm thanh quản hiệu quả là điều hầu hết người bệnh đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về TOP 3 phương pháp trị bệnh phổ biến nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết về ưu, nhược điểm của từng biện pháp để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho bản thân mình.

Viêm thanh quản cần sớm điều trị để tránh biến chứng
Viêm thanh quản cần sớm điều trị để tránh biến chứng

Top 3 Cách chữa viêm thanh quản phổ biến nhất

Tùy thuộc vào mức độ, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh mà cách chữa viêm thanh quản khản tiếng sẽ khác nhau. Dưới đây là TOP 3 cách chữa bệnh phổ biến nhất cùng ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp:

Chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam tại nhà

Từ xa xưa, ông cha đã đã lưu truyền nhiều bài thuốc trị bệnh viêm dây thanh quản tại nhà từ các vị thuốc nam quen thuộc như khế chua, mật ong, giá đỗ, lá hẹ…

Chữa viêm thanh quản bằng mật ong

Mật ong không chỉ nổi tiếng với công dụng làm đẹp mà còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Điển hình là bài thuốc cho các bệnh tai, mũi, họng.

Trong mật ong chứa nhiều loại vitamin như A, B, C, E… và rất giàu các nguyên tố vi lượng, chất chống oxy hóa, chất khoáng. Chính vì vậy, vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rất mạnh.

Chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Mật ong thường dược sử dụng trong bài thuốc dân gian chữa bệnh tai – mũi – họng

Để sử dụng mật ong chữa viêm dây thanh quản, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Lấy 1-2 quả chanh tươi (chanh đào) rửa sạch, khía vỏ để chia thành nhiều múi nhỏ. Cho chanh vào chén nhỏ, đổ mật ong ngâm ngập quả chanh. Để trong 2h rồi cắt chanh thành từng miếng nhỏ để ngậm và nuốt từ từ.
  • Cách 2: Lấy 3 – 5 lá hẹ rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Cho lá hẹ vào hát, đổ mật ong ngập lá. Cho hỗn hợp vào chưng cách thủy đến khi chín kỹ. Lấy bát thuốc ra, để nguội bớt rồi lấy nước ngậm từ từ hoặc pha với nước ấm uống. Dùng 2 – 3 lần/ ngày, liên tục từ 5 – 7 ngày.

Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ

Trong Đông y, giá đỗ vị ngọt, hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thực, thanh nhiệt, chỉ khát, lợi tiểu. Vì vậy, loại rau này thường được sử dụng để trị đau họng, ho, khản tiếng, táo bón, huyết áp cao, viêm thanh quản rất tốt.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Lấy 200g giá đỗ xanh, rửa sạch, để ráo nước rồi chần qua nước sôi.
  • Lấy 1 lát gừng tươi, cạo vỏ. Cho gừng, giá đỗ và 1 chút muối vào máy xay nhuyễn.
  • Lọc riêng nước và bã, nước dùng uống từ từ từng ngụm, bã ngậm trong vài phút để làm dịu họng.

Bài thuốc từ lá xương sông

Cây thuốc này có tính bình, vị cay, mùi thơm. Về mặt thành phần, loại cây này chứa nhiều loại tinh dầu, p-cymene, methylthymol, limonene… Vì vậy, nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, lưu thông khí huyết. Xương sông thường được dùng trị bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm thanh quản, đau nhức xương khớp…

Chữa bệnh tai mũi họng bằng lá xương sông
Lá xương sông là vị thuốc nam tốt cho bệnh viêm dây thanh quản

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Chuẩn bị: 5 – 10 lá xương sông, 20 – 30ml giấm ăn. Lưu ý, chọn loại lá xương sông bánh tẻ.
  • Rửa sạch lá xương sông rửa sạch, để ráo nước sau đó đập dập.
  • Đổ giấm vào lá xương sông ngâm
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng. Sau đó, ngậm hỗn hợp lá xương sông nhúng giấm. Nuốt từ từ nước chiết ra để làm dịu họng, thanh quản.
  • Thực hiện liên tục từ 5 – 7 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Ngoài 3 bài thuốc trên, mọi người có thể áp dụng mẹo trị bệnh từ cây rẻ quạt, tỏi, khế chua…

Ưu điểm của cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam là nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ, cách thực hiện bài thuốc đơn giản. Ngoài ra, phương pháp này thường lành tính, có thể áp dụng cho cả bệnh viêm thanh quản ở trẻ em, trẻ sơ sinh hay người lớn.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ có tác dụng với thể bệnh nhẹ, cấp tính, không có các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, mất tiếng… Các bài thuốc đều được truyền miệng, chưa có kiểm chứng khoa học. Vì vậy, nếu áp dụng từ 3 – 5 ngày mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn.

Phương pháp điều trị bằng Tây y

Cách trị bệnh bằng Tây y bao gồm sử dụng thuốc nội khoa, điều trị tại chỗ hoặc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Tùy từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

  • Điều trị tại chỗ

Thường sử dụng máy khí dung, xông thanh quản bằng các loại thuốc kháng sinh như Alpha chymotripsine, Hydrocortisone,… thuốc kháng viêm, giảm phù nề… để làm giảm nhanh các triệu chứng sưng, viêm tại thanh quản.

  • Điều trị toàn thân bằng thuốc uống hoặc tiêm

Thường sử dụng thuốc kháng sinh nhóm B Lac-tam (tanxetil, amoxilin), thuốc chống viêm (Solumedrol, depersolone,…), thuốc chống viêm steriod (Prednisolon, methyprednisolon,…), thuốc chống viêm dạng men (alpha chymotrypsine, lysozym…), thuốc ngậm tại chỗ. Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Giảm nhanh các triệu chứng ho, đau họng, viêm nhiễm.

  • Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp tác động ngoại khoa thường được bác sĩ chỉ định nếu cách dùng thuốc nội khoa không hiệu quả. Hoặc khi người bệnh có các triệu chứng cấp tính nguy hiểm như phù reinke, hạt xơ dây thanh, khó thở… cần xử lý cấp cứu.

phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật chữa viêm thanh quản được chỉ định khi dùng thuốc nội khoa không hiệu quả

Ưu điểm nổi bật của các phương pháp điều trị viêm thanh quản bằng Tây y là tác dụng nhanh, tiện lợi. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Điển hình là triệu chứng nôn, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, đau dạ dày… Thậm chí, ở một số người còn bị sốc phản vệ, tổn thương gan, thận nếu lạm dụng thuốc.

Biện pháp phẫu thuật cũng tồn tại nhiều rủi ro sau phẫu thuật như tình trạng nhiễm trùng, sẹo vết mổ,… Bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nếu người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Chữa viêm thanh quản bằng Đông y

Đông y quan niệm, bệnh viêm thanh quản xảy ra do các yếu tố nội nhân, ngoại nhân cùng tác động. Nội nhân là sự suy giảm chức nặng hoạt động, phòng vệ của ngũ tạng. Các yếu tố ngoại nhân như phong, hàn, tà, thấp, nhiệt xâm nhập sẽ dễ gây nguy hại cho cơ thể. Độc tố, hàn, nhiệt… bị tích tụ lại tại phế quản gây tổn thương. Vì vậy cách chữa viêm thanh quản cần bài trừ các yếu tố gây bệnh, trừ phong tà,  thanh yết hầu, chống viêm, tuyên phế. Đồng thời bồi bổ chức năng tạng phế, can, thận,… để phòng bệnh tái phát.

Thuốc Đông y chữa viêm thanh quản từ thảo dược nên an toàn, lành tính
Thuốc Đông y chữa viêm thanh quản từ thảo dược nên an toàn, lành tính

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm thanh quản gồm:

  • Bài thuốc 1: Khương hoạt 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, đan bì 10g, tang diệp 16g, tế tân 6g, rau má 20g, đinh lăng 20g, trần bì 10g, cát cánh 12g, hạnh nhân 10g, cam thảo 10g, bạch thược 12g. Ngày sắc 1 thang, uống 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Xạ can 10g, phòng phong 12g, mạch môn 12g, thương nhĩ (sao) 16g, tế tân 6g, huyền sâm 12g, ngũ vị 10g, xuyên khung 10g, tang bạch bì 12g, bách bộ 10g, trần bì 12g, bạch chỉ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Cam thảo 30g, đậu đen 10g, trần bì 20g, rượu trắng 500ml. Đậu đen sao cho bốc khói, cam thảo để sống thái lát, trần bì sao thơm. Cho các dược liệu vào bình, đổ rượu vào rồi đậy kín nắp, sau đó đem chôn rượu xuống đất trong 45 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống từ 30 – 35ml, chia thành nhiều lần uống.

Một số lưu ý giúp tăng hiệu quả khi điều trị bệnh

Dù áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào, để gia tăng hiệu quả, người bệnh nên:

  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Súc họng bằng nước muối để làm sạch khoang họng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Nên ăn nhiều rau củ quả giàu các loại vitamin, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ dở giữa chừng, tăng/ giảm liều dùng. Trong quá trình điều trị, nếu gặp các tác dụng phụ không mong muốn, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, xử lý kịp thời.
  • Hạn chế nói hoặc sử dụng giọng nói ở cường độ cao, tần suất lớn. Đồng thời, không nên nói thì thầm.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng cường độ ẩm cho không khí.

Trên đây là thông tin chi tiết về các cách trị viêm thanh quản phổ biến hiện nay. Để khắc phục hiệu quả bệnh lý này, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị để tránh gặp phải những tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng xấu không mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *