Chữa tổ đỉa bằng lá lốt tại nhà và những lưu ý khi sử dụng

Chữa tổ đỉa bằng lá lốt là mẹo điều trị bệnh bằng dân gian tại nhà hiệu quả, an toàn và được nhiều người lựa chọn. Các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng khó chịu của tổ đỉa. Để điều trị hiệu quả và an toàn bạn đọc xem chi tiết về cách dùng cũng như lưu ý trong bài viết dưới đây.

Thành phần và tác dụng của lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu rất phổ biến trong căn bếp và được yêu thích trong nhiều món ăn của người Việt. Lá lốt có vị thơm nồng, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt, là lốt còn là thảo dược chữa các bệnh lý ngoài da trong đó có tổ đỉa mang lại hiệu quả cao.

Lá lốt có nhiều hoạt chất chữa tổ đỉa tốt
Lá lốt có nhiều hoạt chất chữa tổ đỉa tốt

Theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như Benzylaxetat, Beta-caryophylen, các Ancaloit… giúp ức chế quá trình viêm nhiễm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, trong là lốt còn chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất có tác dụng dưỡng da, kích thích quá trình làm lành các tổn thương trên da và tái tạo tế bào da mới.

Trong đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng là thảo dược có tác dụng đào thải độc tố, ôn trung, hạ khí chống hàn và chỉ thống rất tốt. Đông y sử dụng lá lốt trong các bài thuốc điều trị tay chân lạnh, bệnh ngoài da do nhiễm độc, tê chân tay, chống phong hàn, các bệnh rối loạn tiêu hóa, đầy hơi,…

Đông y cũng khẳng định, lá lốt có khả năng kháng chuẩn và chống viêm rất tốt, có tác dụng tiêu viêm, làm lành các tổn thương ngoài da và xoa dịu tình trạng đau rát da. Lá lốt được sử dụng nhiều trong bài thuốc điều trị viêm da, đặc biệt là bệnh tốt đỉa. Thảo dược này có thể điều trị triệt để các triệu chứng đỏ da, nứt da, khô da, nổi mụn nước, ngứa ngáy, đau rát do tổ đỉa gây ra.

Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt đúng, hiệu quả

Có nhiều cách sử dụng lá lốt chữa tổ đỉa, người bệnh có thể lựa chọn một trong số những mẹo sau để ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của bệnh:

Uống nước lá lốt

Đây là mẹo điều trị bệnh từ bên trong, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để loại bỏ các triệu chứng khó chịu bên ngoài và các tác nhân khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Chữa tổ đỉa bằng lá lốt
Chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Nguyên liệu:

  • 30g lá lốt tươi
  • 2,5g muối hạt

Cách dùng:

  • Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để làm sạch hoàn toàn
  • Cho lá lốt và 1 thìa cà phế muối hạt vào cối, giã nhuyễn.
  • Vắt lấy nước cốt lá lốt và bỏ phần bã
  • Hòa nước cốt với khoảng 300ml nước đun sôi. Uống nước khi còn ấm
  • Thực hiện đều đặn ngày 2 lần liên tục trong vòng 2 – 3 tuần giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Đắp lá lốt chữa tổ đỉa

Đắp lá lốt có tác dụng điều trị các triệu chứng bề mặt bên ngoài của bệnh, giảm tình trạng đau rát, viêm sưng tấy và các mụn nước do bệnh gây ra. Đặc biệt với những trường hợp xuất hiện nhiều mụn nước lớn nhỏ trên da sẽ rất hiệu quả. Cách làm như sau:

Nguyên liệu:

  • 10 – 15 lá lốt tươi
  • Muối hạt

Cách dùng:

  • Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng
  • Cho lá lốt vào cối dã nhuyễn, trộn thêm 1 ít muối.
  • Rửa sạch vùng da bị hắc lào, đắp thuốc trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Giữ nguyên trong khoảng 60 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm
  • Kiên trì thực hiện khoảng 2 lần/ ngày các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Rửa bằng nước lá lốt

Đây là cách vệ sinh và làm sạch các vi khuẩn, nấm gây bệnh trên vùng da bị viêm nhiễm, tổn thương do tổ đỉa gây ra.

Nấu nước lá lốt để ngâm, rửa các tổn thương
Nấu nước lá lốt để ngâm, rửa các tổn thương

Nguyên liệu:

  • 50 g lá lốt tươi.

Cách làm:

  • Lá lốt rửa sạch, đem đun với 1 lít nước lọc trong khoảng 15 phút.
  • Để nước nguội bớt và dùng ngâm hoặc rửa vùng da bị tốt đỉa.
  • Phần bã lá lốt đắp trực tiếp lên vị trí tổn thương trong khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau không bằng khăn mềm.
  • Kiến trì thực hiện 1 – 2 lần/ ngày các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Ngoài 3 phương pháp uống, đắp, rửa bằng lá lốt trên, người bệnh tổ đỉa có thể chế biến các món ăn từ lá lốt để sử dụng trong bữa cơm hàng ngày, vừa giúp bữa cơm ngon hơn vừa có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt.

Đọc thêm bài tư vấn hữu ích cho bạn:

[Tổng Hợp Mẹo Hay] 3 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Dứt Điểm – An Toàn Nhất

Những điều cần lưu ý khi điều trị tổ đỉa bằng lá lốt

Chữa hắc lào bằng lá lốt có thể mang lại hiệu quả tốt và an toàn với sức khỏe, đặc biệt ở những trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nhẹ, giai đoạn đầu. Tuy nhiên, không phải cũng có thể sử dụng lá lốt chữa bệnh, một số người có thể bị dị ứng với các hoạt chất của thảo dược này tuyệt đối không sử dụng trong điều trị hắc nào. Bởi, các kích ứng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trên da nặng hơn.

Một số biểu hiện dị ứng có thể gặp phải khi sử dụng lá lốt là:

  • Phát ban
  • Nổi mẩn ngứa
  • Sưng đỏ lá
  • Ngứa ngáy
  • Có cảm giác nóng ở vùng da tiếp xúc với lá lốt
  • Sưng mặt, lưỡi, miệng, khó thở

Do đó, trước khi sử dụng lá lốt chữa tổ đỉa, hay thoa thử một lượng nhỏ nước lá lốt lên vùng da cổ tay (không bị hắc lào), theo dõi sau 24 giờ nếu không có kích ứng thì có thể sử dụng. Trường hợp dùng lá lốt thấy dị ứng cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

Ngoài cách chữa bệnh tổ đỉa sử dụng lá lốt mà Y tế Bắc Kạn đang tư vấn bạn đọc ở bài này, còn rất nhiều những cách chữa tổ đỉa dân gian khác mà bạn có thể áp dụng tự chữa tại nhà. Vừa tận dụng các nguồn thảo dược tự nhiên dễ tìm trong nhà, vừa rất lành, an toàn cơ địa mỗi người. Đừng bỏ lỡ, mời bạn đọc ngay nhé!

Trường bị kích ứng cần ngưng sử dụng để bệnh không nặng thêm
Trường bị kích ứng cần ngưng sử dụng để bệnh không nặng thêm

Lá lốt rất tốt, nhưng không nên ăn quá 100g mỗi ngày, đặc biệt với những bệnh nhân gặp các tình trạng dưới đây không nên dùng lá lốt qua đường miệng:

  • Người bị nhiệt miệng, nóng trong
  • Người bị đau dạ dày
  • Người bị táo bón, phân khô cứng

Chữa tổ đỉa bằng lá lốt là phương pháp dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên dược tính không cao, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và chỉ phù hợp với các tình trạng bệnh nhẹ. Trường hợp bị tổ đỉa nặng cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Theo: Y tế Bắc Kạn

Vote

Bình luận (2)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *