Viêm phế quản uống thuốc gì cho hiệu quả tốt, điều trị bệnh triệt để?

Viêm phế quản uống thuốc gì hiệu quả nhất là câu hỏi chung của phần đông người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại thuốc chữa viêm phế quản phổ biến hiện nay. Dựa trên ưu, nhược điểm, tác dụng của từng loại thuốc, bạn sẽ có thêm thông tin tham khảo cho tình trạng của mình.

Viêm phế quản uống thuốc gì
Viêm phế quản uống thuốc gì tốt là câu hỏi của nhiều người

Viêm phế quản uống thuốc gì tốt nhất?

Hiện nay, có 2 nhóm thuốc phổ biến thường dùng tỏng điều trị bệnh lý hô hấp này là thuốc Tây y và thuốc Đông y. Tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh, triệu chứng gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Tây y thường dựa trên các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để điều trị. Vậy viêm phế quản uống thuốc gì? Bác sĩ thường kê đơn với các loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng viêm

Viêm là tình trạng đặc trưng của bệnh viêm phế quản. Vì vậy cần dùng thuốc kháng viêm để tình trạng này giảm bớt. Đa phần, bác sĩ thường sử dụng thuốc corticoid uống, hít hoặc xông. Chỉ trường hợp bệnh nặng bác sĩ mới cân nhắc sử dụng thuốc tiêm bởi cách này dễ gây tác dụng phụ.

Lưu ý rằng, sử dụng thuốc kháng viêm lâu dài có thể dẫn tới bội nhiễm nấm. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng.

  • Thuốc long đờm

Nhóm này thường dùng cho bệnh nhân bị đờm để làm thông thoáng đường thở. Loại thuốc này có tác dụng chính là tạo phản xạ ho nhằm đẩy đờm và dịch nhầy từ họng ra ngoài. Tùy thuộc mức độ và biểu hiện của đờm, bác sĩ có thể sử dụng thuốc làm loãng đờm như terpinhdrat, natri benzoat… Trong trường hợp đờm nhiều và đặc, các thuốc khử chứa lưu huỳnh như carboxystein, acetylstein… thường được dùng hơn.

Khi sử dụng thuốc này, người bệnh thường bị ho nhiều hơn. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Trong trường hợp hiện tượng này nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, ăn ngủ của người bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng thêm thuốc giảm ho.

  • Thuốc chống tắc nghẽn phế quản

Thuốc này thường được kê cho bệnh nhân có triệu chứng khó thở, thở khò khè nghiêm trọng. Mục đích nhằm làm giảm sự tắc nghẽn đường thở, giúp người bệnh hô hấp tốt hơn.

Nhóm thuốc thường sử dụng là thuốc chủ vận beta 2, bao gồm thuốc tác dụng ngắn như terbutalin, salbutamol, fenoterol hay thuốc tác dụng dài như salmeterol; hoặc nhóm thuốc ở dạng Theophyllin.

  • Thuốc kháng virus, vi khuẩn

Trong trường hợp nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn, bác sĩ sẽ xem xét để kê đơn thuốc gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi khuẩn phù hợp. Thường thì những trường hợp bị bệnh do virus sẽ không cần sử dụng kháng sinh, trừ nhóm virus cúm A.

Nếu bệnh xảy ra bởi các loại vi khuẩn, tùy từng mức độ, triệu chứng mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc như Augmentin, ceftriazon, benzylpenicilin…

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y

Chữa bệnh bằng thuốc Đông y

Khác với Tây y điều trị bệnh chú trọng vào triệu chứng, Đông y lại tập trung vào yếu tố con người trước, sau đó mới tới bệnh lý. Có nghĩa là Đông y sẽ ưu tiên vào tác động bồi bổ, tăng cường sức khỏe và chức năng các tạng phủ. Sau đó mới tính đến việc loại trừ ngoại tà gây bệnh.

Theo Đông y, viêm phế quản xảy ra co phong hàn, tà nhiệt,… từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể. Kết hợp cùng tạng phủ suy yếu, phế khi hư… gây ra các triệu chứng ho, đờm, khó thở, mệt mỏi.

Để trị bệnh, tùy từng thể trạng mà thầy thuốc Đông y sẽ kê đơn, bốc thuốc phù hợp nhất. Một số bài thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm phế quản gồm:

  • Bài thuốc Tang bạch thang, áp dụng cho thể viêm phế quản do khí táo với thành phần gồm các dược liệu: Hạnh nhân 12 g, sa sâm 12g, đậu xị 12g, tang diệp 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, bối mẫu 6g.
  • Bài thuốc Tang cục ẩm, áp dụng cho thể phong nhiệt.  Thành phần gồm: Tang diệp 12g, tiền hồ 12g, liên kiều 16g, cúc hoa 12g, ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 12g, lô căn 8g, cát cánh 10g, bạc hà 6g, cam thảo 6g.
  • Bài thuốc Hồ tán, áp dụng cho thể viêm phế quả do phong hàn. Thành phần gồm: Tiền hồ 12g, cát cánh 10g, phục linh 16g, tô diệp 10g, hạnh nhân 12g, trần bì 8g, cam thảo 4g, bán hạ chế 8g, chỉ xác 8g, sinh khương 3 lát.
  • Bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh: Liệu trình điều trị sử dụng kết hợp 2 bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh gồm: Bài thuốc đặc trị (Kim ngân cành, bồ công anh, ké đầu ngựa, cát cánh, ngải cứu, bách hộ…), cao giải độc tiêu viêm (Hạ khô thảo, sinh địa, đơn đỏ, bồ công anh…)
  • Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang gồm các thành phần: Bạc hà, quất hồng bì, bạch cương tàm, xích thược, kiết cánh…
Thuốc Đông y an toàn, lành tính, ít hoặc không gây tác dụng phụ
Thuốc Đông y an toàn, lành tính, ít hoặc không gây tác dụng phụ

Điều trị viêm phế quản, nên chọn thuốc Tây y hay Đông y?

Mỗi loại thuốc điều trị đều có ưu, nhược điểm riêng. Thuốc Tây y mạnh về tác dụng nhanh, sử dụng đơn giản, thuận tiện. Đặc biệt, những trường hợp có triệu chứng cấp tính nặng như khó thở, ho nhiều,… thì thuốc Tây y là lựa chọn lý tưởng nhất.

Tuy nhiên, thuốc Tây y hạn chế một số đối tượng như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,… Với những đối tượng này, người bệnh cần thăm khám tại những cơ sở uy tín để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc điều trị phù hợp nhất.

Trong khi đó, thuốc Đông y sử dụng thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Vì vậy, điều trị theo y học cổ truyền an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Thuốc Đông y tác động vào căn nguyên gây bệnh, trừ triệu chứng, bồi bổ sức khỏe. Vì vậy, thuốc Đông y có lợi thế hơn với những trường hợp mắc bệnh mãn tính, kinh niên.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi “viêm phế quản uống thuốc gì? Lưu ý chung là, với cả thể bệnh cấp tính hay mãn tính, dùng thuốc Đông y hay Tây y. Người bệnh cũng không được tự ý sử dụng thuốc. Dùng sai thuốc, sai liều lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Nhẹ thì chỉ bị mề đay, mệt mỏi, buồn nôn, nặng thì có thể bị suy gan, thận rất nguy hiểm.

5/5 - (3 bình chọn)

Điều trị viêm họng amidan, chữa viêm họng, viêm amidan mạn tính thực tế không hề đơn giản. Rất nhiều trường hợp đã tốn kém không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc mà bệnh vẫn không khỏi, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giúp bệnh nhân “thoát khỏi” tình cảnh này, ngay trong bài viết này, cố vấn y khoa VTV2 sẽ tư vấn cách chữa bệnh tận gốc, không lo bệnh tái phát.

Bình luận (1)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *