Nám Da Mặt Vùng Má: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nhanh Chóng

Cập nhật: 13/04/2024

Nám da mặt vùng má là tình trạng xuất hiện những đốm sậm màu, tập trung thành cụm ở khu vực gò má và đối xứng hai bên. Ngoài ra, nám còn có thể được thấy ở khu vực mũi, trán, cằm…khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ. Và để tránh làm lan rộng nám thì việc thực hiện điều trị sớm kết hợp với quá trình phục hồi da chuyên sâu, chế độ sinh hoạt khoa học là điều rất cần thiết.

Nám da mặt vùng má là gì? Đối tượng thường gặp

Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) cho biết, Nám da mặt vùng má là tình trạng xuất hiện nhiều đốm nhỏ tròn trên khuôn mặt, có gam màu từ vàng đến nâu đen. Nám hình thành theo từng cụm và có tính chất đối xứng, đặc biệt là ở khu vực hai bên gò má, khiến khuôn mặt dần mất đi tính thẩm mỹ. So với tàn nhang, nám có mức độ tổn thương dưới da sâu hơn, tức là ở lớp trung bì và mô mềm, do vậy quá trình điều trị cũng sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Nám da mặt vùng má là tình trạng nhiều chị em gặp phải hiện nay
Nám da mặt vùng má là tình trạng nhiều chị em gặp phải hiện nay

Một số đối tượng có nguy cơ xuất hiện tình trạng này nhiều hơn, cụ thể là:

  • Người có bề mặt da mỏng, dễ kích ứng và bị tổn thương.
  • Thường gặp ở người trên 30 tuổi, ít khi thấy ở những độ tuổi nhỏ hơn.
  • Thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt là ở độ tuổi tiền mãn kinh.
  • Người vừa mới thực hiện các tiểu phẫu trên da hoặc tắm trắng, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ dễ bị thay đổi sắc tố da.
  • Người phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời (thợ xây, xe ôm,…)

Nám da mặt vùng má khi mới xuất hiện và được điều trị ngay thì sẽ có khả năng mất hoàn toàn. Nhưng nếu để kéo dài thì tình trạng này sẽ lan rộng, kéo theo màu của các đốm này sẽ đậm và rõ hơn, lúc này việc điều trị dứt điểm là rất khó.

Nguyên nhân, triệu chứng của nám gò má

Để điều trị nám da mặt vùng má, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong trường hợp bị nám lâu năm, việc điều trị cần kết hợp cả chăm sóc bên ngoài và phục hồi sâu bên trong da thì mới mang lại kết quả tốt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân được xác định gây nám da mặt vùng má bao gồm:

Di truyền

Nếu trong gia đình có nhiều người bị nám thì có khả năng cao bạn sẽ bị nám do yếu tố di truyền phả hệ. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh trên thực tiễn, được xác nhận trong khoảng 50% bệnh nhân bị nám.

Rối loạn melanin

Melanin là sắc tố da, chịu trách nhiệm tạo điều chỉnh màu da. Khi yếu tố này bị rối loạn, sắc tố tại các điểm da sẽ có sự chênh lệch, khiến màu da bị thay đổi và có xu hướng đậm hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nám da mặt vùng má.

Thay đổi nội tiết tố

Việc thay đổi nội tiết tố có liên quan mật thiết với quá trình biến đổi sắc tố da, đặc biệt là ở độ tuổi tiền mãn kinh, dậy thì hoặc sau thai kỳ. Do vậy, khi sắp hoặc đang trong giai đoạn này, bạn cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm để giảm nguy cơ lan rộng.

Biến chứng từ bệnh khác

Trên thực tế lâm sàng, nám da mặt vùng má có thể là biến chứng của một số căn bệnh như: Viêm tử cung, bệnh gan, sốt rét, viêm phần phụ, giun sán…Và những trường hợp này thường sẽ khó điều trị hơn.

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây nám da như: Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, chế độ sinh hoạt – ăn uống không hợp lý…

Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dễ gây nám hơn bình thường
Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dễ gây nám hơn bình thường

Triệu chứng

Triệu chứng khi bị nám da mặt vùng má khá điển hình, tuy nhiên nhiều người còn nhầm lẫn với một số bệnh lý về da khác, đặc biệt là tàn nhang. Dựa vào những đặc điểm dưới đây, bạn hoàn toàn có thể nhận ra tình trạng nám khi mắc phải:

  • Xuất hiện các vết đốm nhỏ trên gò má, gam màu chủ yếu là nâu và thường không đồng nhất.
  • Các đốm này xuất hiện theo từng đám, không nằm riêng lẻ và thường đối xứng ở cả hai bên má.
  • Có thể xuất hiện ở một số mới khác ngoài má như: Hai bên sống mũi, trán…
  • Khi phải tiếp xúc với ánh nắng nhiều, màu của nám sẽ đậm hơn và dễ bị lan rộng hơn.

Nám da mặt có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Nám da mặt vùng má không tác động xấu đến sức khỏe, nhưng lại khiến khuôn mặt trông kém sắc hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của đối tượng mắc phải, đặc biệt là với những công việc yêu cầu cao về ngoại hình (tiếp viên, nhân viên ngân hàng,…). Khi không được phát hiện và điều trị sớm, các vết nám này sẽ lan rộng và càng khiến khuôn mặt sạm đen hơn.

Nám có thể chữa khỏi được nếu như mới ở giai đoạn đầu, nám da nhẹ. Đồng thời việc điều trị sẽ mất một thời gian dài, bạn cần thật sự kiên trì, ngay cả khi vết nám mờ dần vẫn cần điều trị tận gốc.

Do mức độ tổn thương da từ nám nặng hơn so với các tình trạng về da khác nên việc sử dụng mỹ phẩm bên ngoài là chưa đủ. Để đạt được kết quả như mong đợi, người bệnh cần kết hợp thêm điều trị chuyên sâu bên trong để da được hồi phục và giảm nguy cơ tái phát.

Chẩn đoán và điều trị nám da gò má

Chẩn đoán và điều trị nám da gò má nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Đồng thời người bệnh cũng nên kiên trì và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu để đạt được kết quả tốt nhất.

Chẩn đoán mức độ bệnh

Chẩn đoán nám da mặt vùng má thực hiện như sau:

  • Kiểm tra bề mặt da: Bác sĩ kiểm tra bề mặt da, thông qua các triệu chứng thực thể để chỉ định các xét nghiệm tiếp theo.
  • Soi đèn xác định tổn thương: Thực hiện soi đèn Wood để kiểm tra tổn thương trong mô da, nếu mức độ tổn thương nằm sâu dưới lớp trung bì và hạ bì thì có nguy cơ cao bị nám.
  • Sinh thiết tế bào da: Sinh thiết tế bào da sẽ có biết bệnh nhân có bị ung thư hay không, đồng thời loại bỏ bệnh lý này khi chẩn đoán lâm sàng và kết luận nếu không có dấu hiệu bất thường.
  • Xét nghiệm chỉ số sinh hóa: Xét nghiệm chỉ số sinh hóa để đánh giá chức năng gan, đồng thời xem xét nguyên nhân gây nám từ biến chứng các bệnh khác.
  • Kết luận: Dựa trên các đánh giá trên, bác sĩ kết luận nguyên nhân gây nám và thực hiện điều trị cho bệnh nhân.

Trị nám da mặt vùng má tại nhà

Điều trị nám da mặt vùng má tại nhà giúp bật tông da và làm mờ vết nám sau một khoảng thời gian sử dụng, tuy nhiên chỉ nên thực hiện để phòng ngừa hoặc sau giai đoạn điều trị chuyên sâu để bảo bảo vệ da. Bởi vì biện pháp này tuy có cải thiện nhưng chậm và cần kiên trì sử dụng lâu dài, không phù hợp với đối tượng bị lâu năm.

Điều trị nám da mặt vùng má tại nhà giúp bật tông da hiệu quả
Điều trị nám da mặt vùng má tại nhà giúp bật tông da hiệu quả

Mặt nạ khoai tây

Khoai tây có khả năng hút mủ và chất nhầy bẩn từ lỗ chân lông, đồng thời loại bỏ lớp bì trên bề mặt da rất nhanh chóng. Do vậy khi thực hiện đắp mặt nạ khoai tây, làn da sẽ trở nên trắng sáng và mờ vết nám tốt hơn.

Thành phần: Khoai tây 1 củ, sữa chua không đường 50g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Khoai tây nạo bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành những khúc nhỏ và mang đi hấp chín.
  • Sau khi hấp chính, dùng thìa dầm thành bột nhỏ, thêm sữa chua rồi đánh đều đến khi đồng nhất.
  • Cho hỗn hợp ra bát, sau đó đắp trực tiếp lên mặt.
  • Thực hiện đắp trong khoảng 10 phút thì rửa lại mặt bằng nước ấm.
  • Lưu ý phải rửa sạch mặt sau khi đắp để tránh bị lên mụn.
  • Thực hiện dưỡng ẩm ngay sau đó.

Chanh mật ong

Chanh có chứa hàm lượng vitamin C lớn có tác dụng giúp loại bỏ tế bào da chết. Khi kết hợp với mật ong, hỗn hợp này sẽ tăng độ đàn hồi cho da, đồng thời giúp da chắc khỏe và tránh nguy cơ bị bắt nắng.

Thành phần: 1 quả chanh, mật ong 25g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Vắt lấy nước cốt chanh, bỏ hạt, sau đó trộn cùng mật ong.
  • Trộn đều đến khi đồng nhất, sau đó thoa trực tiếp lên mặt.
  • Để như vậy khoảng 10 phút thì rửa lại mặt bằng nước ấm.

Bị nám má phải làm sao? Điều trị Tây y

Điều trị Tây y khi bị nám da mặt vùng má mang lại đáp ứng tốt, có tác dụng chuyên sâu và giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên cần thận trọng trong mọi chỉ định để giảm độc tính trên cơ thể bệnh nhân.

Điều trị Tây y giúp cải thiện nám nhanh chóng
Điều trị Tây y giúp cải thiện nám nhanh chóng

Sử dụng thuốc uống cùng những loại kem bôi trên da:

  • Các dạng thuốc nội tiết thường được dùng như: Hydroquinone, corticosteroid, tretinoin…với hàm lượng tùy theo bác sĩ chỉ định để điều trị nám da do thay đổi nội tiết tố. Đây là các hoạt chất có tác dụng chuyên sâu và được dùng dưới dạng viên uống. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân phải được sự đồng ý của bác sĩ thì mới sử dụng.
  • Các dạng kem có chứa thành phần niacinamide được khuyên sử dụng để chống oxy hóa, làm mờ vết nám và khiến da đều màu hơn.
  • Kem bôi ngoài da có chứa thành phần vitamin C sẽ giúp ức chế sự hình thành melanin do ức chế tyrosine. Bác sĩ khuyên dùng dạng kem này vào buổi tối để tăng tông da, làm mờ vết sạm từ bên ngoài.
  • Kem bôi có chứa hydroquinone được dùng để làm trắng da bên ngoài, thẩm thấu vào lớp trung bì và làm mờ vết nám từ đây.

Điều trị bằng biện pháp khác như: Đốt laser, nitơ lỏng, đốt điện, chemical peeling…để cải thiện tình trạng nám da lâu năm ở vùng má. Đây là các phương pháp sử dụng cơ chế vật lý, tác động sâu vào lớp biểu bì của da để xóa vết nám, đồng thời làm tăng độ đàn hồi và ức chế quá trình lão hóa rất hiệu quả. Tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nám mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phù hợp để mang lại đáp ứng tốt nhất cho bệnh nhân.

Nám da mặt cần ăn gì, kiêng gì trong quá trình điều trị

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng và độ đàn hồi của da. Mặt khác trong thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ phải sử dụng các dạng thuốc Tây y/YHCT đường uống, do vậy cần chú ý trong lựa chọn thực phẩm. Việc làm này sẽ giúp giảm nguy cơ tương tác thuốc, tăng sinh khả dụng và tăng khả năng hấp thu cho bệnh nhân.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng và độ đàn hồi của da
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng và độ đàn hồi của da

Một số thực phẩm nên ăn trong thời gian điều trị nám da mặt vùng má như:

  • Thực phẩm chứa đa khoáng chất và vitamin như: Táo, cam, nho, bưởi,…đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tái tạo da, do vậy nên được sử dụng thường xuyên.
  • Các dạng thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Trứng, sữa, quả mơ,…giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng đàn hồi và hỗ trợ giảm nám tốt.
  • Thực phẩm chứa vitamin B như: Gạo lứt, lòng đỏ trứng gà, nước gạo…có tác dụng ổn định sắc tố da, tăng độ sáng và làm mờ vết nám sạm.
  • Thực phẩm chứa vitamin E như: Bơ, dầu oliu, đậu nành…giúp làn da căng mọng, tăng khả năng hấp thu và giảm kích ứng da.
  • Nguyên tố kẽm cần thiết cho sự phục hồi tổn thương sâu trong da, có trong: Cá hồi, đậu phộng, bơ…
  • Da động vật có chứa nhiều collagen, nên dùng hàng ngày để giữ cấu trúc da đàn hồi, tuy nhiên chỉ dùng lượng vừa phải.

Bên cạnh đó, đối tượng đang điều trị cũng nên tránh sử dụng một số thực phẩm như:

  • Hạn chế dùng thịt đỏ như: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê…bởi dễ gây lan rộng vùng nám.
  • Thực phẩm chứa nhiều ớt, đồ chiên rán nhiều gia vị không nên sử dụng.

Tuyệt đối không dùng các dạng chất kích thích như: Bia, đồ ngọt, rượu, cà phê…

Thực hiện massage da mặt thường xuyên để đào thải độc tố dưới da
Thực hiện massage da mặt thường xuyên để đào thải độc tố dưới da

Phương pháp phòng ngừa nám da mặt vùng má hiệu quả

Để phòng ngừa nám da mặt vùng má, chúng ta cần kết hợp cả chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:

  • Thực hiện chăm sóc và bảo vệ da thường xuyên, đặc biệt là trước thời điểm 30 tuổi.
  • Sử dụng các dạng kem chống nắng, chống tia UV khi phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Sử dụng các dạng viêm uống hỗ trợ cân bằng nội tiết tố khi đang ở giai đoạn tiền mãn kinh để giảm nguy cơ bị nám.
  • Tập luyện thể thao, tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ bị lão hóa da sớm.
  • Thực hiện massage da mặt thường xuyên để đào thải độc tố dưới da, mở rộng lỗ chân lông và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Uống đủ nước để da luôn được căng bóng, đặc biệt là khi da bị mất nước và khô hanh vào mùa đông.
  • Tránh sử dụng những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để bảo vệ da, kiểm tra da tại các cơ sở y tế uy tín nếu thấy có dấu hiệu bị nám để được tư vấn điều trị.

Nám da vùng má nên khám và điều trị ở đâu để đảm bảo?

Nám da ở má nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể lan rộng và khiến da sạm hơn. Dưới đây là một số địa chỉ khám, chữa uy tín mà người bệnh có thể tham khảo:

Khám chữa nám da ở Hà Nội

1. Bệnh viện Da liễu Trung ương

Địa chỉ đầu tiên mà người bệnh có thể tìm đến là Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đơn vị có trang thiết bị máy móc và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Địa chỉ liên hệ số 15A, Phương Mai, Đống Đa. Hotline: 19006951.

2. Bệnh viện Da liễu Hà Nội

Cùng với Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cũng là một trong những địa chỉ uy tín mà chị em bị nám, sạm, tàn nhang… có thể khám, chữa. Bệnh viện hiện tọa lạc tại 79B, Nguyễn Khuyến, Hà Nội. SĐT: 0903479619.

Khám chữa nám da ở TP. Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Da Liễu Hồ Chí Minh

Người bệnh tới địa chỉ ở số 2, Nguyễn Thông, Quận 3 cũng là địa chỉ uy tín để khám chữa da liễu. SĐT: 02839308131.

2. Bệnh viện Đại học Y Hồ Chí Minh

Địa chỉ tại ố 215 Hồng Bàng, Quận 5. SĐT: 02838554269.

Nám da mặt vùng má là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trung niên, đang dần xuất hiện ở đối tượng trẻ tuổi hơn do sự thay đổi của môi trường và chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Để giảm thiểu nguy cơ bị nám, chúng ta nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm, duy trì chế độ sống lành mạnh và hạn chế tối đa những tác động xấu từ bên ngoài đối với da.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC