Rối loạn sắc tố da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tránh tái phát

Cập nhật: 15/04/2024

Rối loạn sắc tố da tuy không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng lại rất mất thẩm mỹ. Vậy rối loạn sắc tố da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nào hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết, tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp.

Rối loạn sắc tố da là gì?

Rối loạn sắc tố da là tình trạng tăng – giảm sắc tố trên da bất thường dẫn đến tình trạng vùng da đó sẽ đậm màu hoặc sáng màu hơn các vùng da xung quanh. Đa phần, thay đổi sắc tố da hay xuất hiện ở vùng mặt, cổ làm mất thẩm mỹ.

Melanin khi ở trạng thái bình thường sẽ giúp bảo vệ da, nhưng khi bị rối loạn sẽ làm da trở nên xấu xí
Melanin khi ở trạng thái bình thường sẽ giúp bảo vệ da, nhưng khi bị rối loạn sẽ làm da trở nên xấu xí

Màu sắc của da dù là màu sáng nhất hay tối nhất cũng đều do hắc tố melanin gây ra. Sắc tố màu nâu được tạo ra bởi các tế bào melanocyte – nằm ngay lớp trên cùng của da. Nếu không có những tế bào sắc tố này, làn da của chúng ta sẽ có sắc hồng hào nhờ các mạch máu lưu thông dưới da.

Một khi melanocyte không hoạt động bình thường (quá nhiều hoặc quá ít hắc tố melanin), bạn có thể gặp các tình trạng như nám, tàn nhang, bạch biến trên da. Hiểu đơn giản là vùng da màu đậm là do tăng sắc tố da quá mức, còn màu da nhạt hơn là do sắc tố bị giảm bất thường.

Hầu hết bệnh rối loạn sắc tố da không gây hại nhưng sẽ mất thẩm mỹ đặc biệt là ở vùng mặt. Do vậy, bạn nên áp dụng các cách điều trị rối loạn sắc tố da sớm.

Nguyên nhân rối loạn sắc tố da

Nguyên nhân gây tăng hoặc giảm sắc tố được phân loại như sau:

Rối loạn sắc tố tiên phát do đâu?

Rối loạn tăng sắc tố da thường là dạng bớt bẩm sinh, tàn nhang ở người trẻ và cả người già… Tăng sắc tố cũng thường gặp ở những người bị u xơ thần kinh hoặc người mắc bệnh Addison, vết đốm có màu cà phê sữa.

Bạch biến trên da
Bạch biến trên da

Rối loạn giảm sắc tố da hay mất sắc tố thường gặp nhất là bạch tạng, bạch biến, đổi màu tóc ở trán. Bạch biến có thể còn kết hợp với suy giáp hay cường giáp, đái tháo đường, bệnh Addison, thiếu máu ác tính và ung thư dạ dày…

Rối loạn sắc tố thứ phát

Trong trường hợp này, nếu bị tăng sắc tố, người bệnh sẽ xuất hiện mụn trứng cá, nhất là người có nước da sẫm màu. Đây được gọi là tăng sắc tố sau viêm, làm nám da, sạm da hoặc tàn nhang ở mặt. Ngoài ra, tình trạng này còn liên quan tới rối loạn nội tiết tố, như khi đang mang thai, tiền mãn kinh hoặc dùng thuốc tránh thai.

Tăng sắc tố da cũng có thể liên quan tới cây cỏ và ánh sáng – gọi là Berloque. Đây là một loại viêm da nhiễm độc ánh sáng nếu người bệnh “tiếp xúc” với những thực vật nhạy cảm ánh sáng kết hợp tia UVA có bước sóng dài từ 320 – 380nm.Tăng sắc tố cũng có thể phát sinh nếu bạn dùng các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống sốt rét
  • Thuốc chống loạn nhịp
Sử dụng thuốc cũng có thể là nguyên nhân rối loạn sắc tố
Sử dụng thuốc cũng có thể là nguyên nhân rối loạn sắc tố

Rối loạn giảm sắc tố thứ phát có thể là biến chứng của các vấn đề sau:

  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da thần kinh
  • Liken phẳng
  • Vảy nến
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa
  • Giang mai
  • Nhiễm độc tuyến giáp
  • Chấn thương do tiếp xúc với vàng, asen, chất hydroquinone hoặc monobenzyl có trong cao su…

Dấu hiệu rối loạn sắc tố da và phân loại

Việc nhận biết và phân loại được rối loạn sắc tố da thuộc loại nào rất quan trọng vì sẽ giúp bạn điều trị dễ dàng hơn. Tình trạng da này được phân loại thành:

Rối loạn sắc tố da ở tầng thượng bì

  • Tàn nhang: Đây là biểu hiện khi những sắc tố màu vàng hay xám nâu tăng trên da, nhất là những vùng da hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thường gặp ở những người da trắng.
Nám và tàn nhang là 2 dạng rối loạn sắc tố da điển hình
Nám và tàn nhang là 2 dạng rối loạn sắc tố da điển hình
  • Lentigo simplex: Là tình trạng nhiều dát tăng sắc tố Lentigo đều, rời rạc, màu sắc nâu nhạt hoặc đen. Có thể gặp ở bất kỳ vùng da hay niêm mạc nào. Đây cũng có thể là hiểu hiện của một bệnh về gene hay liên quan đến trị liệu tia cực tím. Do đó có thể gặp cả ở trẻ sơ sinh hay vùng niêm mạc.
  • Solar lentigines – Đồi mồi: là tình trạng xuất hiện những mảng màu nâu, không đối xứng, giới hạn rõ. Đây cũng được xem là vấn đề lão hóa do tuổi tác thường gặp ở mặt và cánh tay, gặp nhiều ở người già. Đồi mồi chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường đặc biệt là tia UV.
  • Labial melanotic macules – Dát sắc tố vùng môi: Là dát sắc tố có giới hạn rõ, thường xảy ra ở môi dưới và không đối xứng.
  • Viêm da tuyến bã: Loại rối loạn sắc tố da này có triệu chứng tương tự như đồi mồi, nhưng mảng sắc tố này dày hơn, nổi cao hơn so với mặt da và có thể gặp ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Rối loạn sắc tố hỗn hợp thượng bì, trung bì

  • Bớt Becker: Loại rối loạn sắc tố da này là những mảng tăng sắc tố màu nâu sáng, không đối xứng. Hay gặp ở vùng vai, ngực và lưng. Đa số gặp ở nam giới, ít gặp ở nữ giới.
  • Nám da: Thường thì người ở độ tuổi trung niên hay gặp tình trạng này. Các mảng sắc tố da thường ở mặt, đối xứng 2 bên đa phần là 2 bên má. Nội tiết tố nữ cũng có ảnh hưởng đến việc xuất hiện nám da. Nám cũng xuất hiện ở lớp biểu bì của da.
  • Tăng sắc tố sau viêm (PIH – Post Inflammatory Hyperpigmentation): Đây là tình trạng tổn thương da sau chấn thương.
  • Periorbital familial hyperpigmentation- Tăng sắc tố quanh mắt có yếu tố gia đình: Là sự tăng sắc tố quanh vùng mí mắt, cả trên và dưới, đối xứng 2 bên.

Rối loạn sắc tố hỗn hợp

  • Bớt sắc tố Ota: Đây là loại bớt sắc tố bẩm sinh. Dấu hiệu nhận biết đó là những dát có màu xanh đen hoặc màu nâu hoặc là những chấm màu nâu.
  • Bớt sắc tố Hori: Là bớt sắc tố hay gặp ở vùng trán, hai bên má, hai bên mí mắt, hai bên thái dương và cánh mũi.
  • Bớt sắc tố Mongolian: Bớt có dạng mảng sắc tố màu xanh hoặc đen, không đối xứng, thường gặp ở cổ, vai và mông.

"Nhận

Các rối loạn sắc tố da khác

  • Dát cà phê sữa – Cafe Au Lait Macules: Là một mảng tăng sắc tố màu nâu cafe hoặc vàng, mật độ đều nhau.
  • Bớt sắc tố Spilus: Là mảng sắc tố có màu vàng đậm, không đối xứng, ngay trên mảng sắc tố có nhiều chấm như nốt ruồi tăng sắc tố đậm hơn.
  • Bớt sắc tố bẩm sinh Spits: Đây là một khối u có dạng nốt ruồi ở da, sinh ra đã có, có bờ tròn đều, nổi cao lên mặt da hay gặp ở mặt, cổ, người, tứ chi.

Tùy thuộc vào mức độ rối loạn sắc tố da sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Khi nhận thấy bất thường trên làn da, hãy thăm khám sớm để điều trị được hiệu quả.

Rối loạn sắc tố da có chữa được không?

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn), rối loạn sắc tố da có thể chữa được. Tuy nhiên, tùy vào mức độ mà quá trình điều trị rối loạn sắc tố da nhanh hay chậm. Ví dụ, nám da cần phải kiên trì một thời gian dài, khó có thể ngày 1 ngày 2 mà điều trị thành công. Dù không gây nguy hiểm, nhưng rối loạn sắc tố da rất mất thẩm mỹ. Do vậy, bạn nên tìm cách điều trị hiệu quả nhất để lấy lại sự tự tin cho bản thân.

Dưới đây là 4 phương pháp điều trị tình trạng da này:

Điều trị theo Tây y

Các loại thuốc, kem, gel hay serum trị rối loạn sắc tố da hiện nay thường chứa các thành phần như axit kojic, pirobenzen, tretinoin… Những chất này có tác dụng điều hòa hắc sắc tố và làm sáng da. Ưu điểm là có nhiều loại để chị em lựa chọn với nhiều mức giá nằm trong khả năng tài chính.

Kem bôi da tại chỗ là phương pháp được nhiều người lựa chọn
Kem bôi da tại chỗ là phương pháp điều trị rối loạn sắc tố da được nhiều người lựa chọn

Nhược điểm của phương pháp này có thể kể tới như:

  • Hiệu quả chậm, nhanh nhất cũng phải mất từ 3 – 6 tháng mới thấy tác dụng
  • Có thể khiến vùng da khỏe mạnh bị thay đổi sắc tố da
  • Sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây tác dụng phụ

Do vậy, chị em cần tham vấn bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi áp dụng bất cứ sản phẩm nào.

Sử dụng công nghệ cao

Bằng cách trực tiếp tác động lên vùng da bị rối loạn sắc tố, các thiết bị công nghệ cao giúp vỡ cấu trúc của tế bào sắc tố, sau đó loại bỏ sắc tố ra khỏi cơ thể theo cơ chế bài tiết. Ưu điểm của phương pháp này là có thể làm mờ vùng da sậm màu nhanh chóng, đồng thời giúp trẻ hóa các vùng da xung quanh.

Tuy vậy, cách điều trị này có chi phí điều trị cao. Cần lựa chọn nơi điều trị uy tín, bác sĩ da liễu có kinh nghiệm, tay nghề cao. Da sau điều trị dễ bị tăng sắc tố, tổn thương nếu không che chắn kỹ khi ra nắng.

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Đây là phương pháp hỗ trợ trị liệu sắc tố da (đặc biệt là tăng sắc tố da) đơn giản, tiết kiệm và dễ áp dụng. Chị em có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên như:

  • Đắp mặt nạ từ quả bơ, nghệ, dưa chuột…
  • Thoa nước cốt chanh
  • Đắp gel nha đam
  • Massage da bằng dầu vitamin E hoặc dầu dừa
Nên tham vấn chuyên gia da liễu trước khi áp dụng các mẹo điều trị sắc tố da
Nên tham vấn chuyên gia da liễu trước khi áp dụng các mẹo điều trị sắc tố da

Tuy nhiên, những phương pháp này có tác dụng rất chậm, mất nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu và chỉ có tác dụng với tăng sắc tố da mức độ nhẹ.

Lưu ý khi điều trị rối loạn sắc tố da

Dù bạn áp dụng phương pháp chữa rối loạn sắc tố da bằng cách nào đi nữa thì cũng cần nắm rõ những lưu ý sau để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Nâng cao sức khỏe: Giữ cho cơ thể được khỏe mạnh không bị stress, lo lắng cũng là cách giúp cho da mau hồi phục hiệu quả.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cố gắng uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu vitamin A, E, C, omega 3 và selen không chỉ giúp bạn khỏe mạnh, mà còn giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Tránh rượu, bia, các gia vị cay nóng…
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Bảo vệ da khi ra ngoài trời, đặc biệt trong khoảng từ 10h sáng đến 15h chiều. Ngoài bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng từ SPF 30 trở lên, bạn cần đội mũ, nón, mặc quần áo dài tay để tránh tác động từ tia UV trong ánh nắng mặt trời.
  • Ngủ sâu giấc: Nên ngủ sâu giấc trong khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi đủ. Tránh căng thẳng, mệt mỏi cũng sẽ giúp ngăn ngừa rối loạn sắc tố da hiệu quả.

Trên đây là những thông tin cơ bản về rối loạn sắc tố da.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC