Sắc tố melanin: Cơ chế hình thành, vai trò và tác động tới làn da

Cập nhật: 15/04/2024

Sắc tố melanin là yếu tố “chủ chốt” quyết định tới màu da, màu tóc, màu mắt,… ở con người. Đồng thời, sắc tố da tự nhiên này được cho là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề về da phổ biến như nám, tàn nhang. Vậy, sắc tố melanin là gì, hình thành thế nào và có tác động thế nào đến cơ thể? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết cho độc giả về vấn đề này.

Sắc tố melanin là gì?

Sắc tố melanin hay còn được biết đến là sắc tố da tự nhiên. Đây là yếu tố quyết định đến màu tóc, màu da, màu mắt của con người (ở cả động vật). Sắc tố melanin được tạo ra từ những tế bào da gọi là Melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố), chúng nằm ở lớp đáy của thượng bì.

Sắc tố melanin là yếu tố quan trọng quyết định đến màu da, màu tóc của con người
Sắc tố melanin là yếu tố quan trọng quyết định đến màu da, màu tóc của con người

Lượng tế bào Melanocytes ở cơ thể mỗi người tương đương nhau, tuy nhiên, tùy vào gen và một số yếu tố khác tác động mà Melanocytes sẽ tạo ra lượng melanin không giống nhau ở mỗi cá thể. Đó cũng là lý do vì sao con người đa dạng về màu da. Sắc tố melanin ít thì màu mống mắt, màu da, màu tóc càng sáng và ngược lại.

Nói một cách chính xác, có nhiều yếu tố quyết định màu da, nhưng sắc tố melanin là nguyên nhân chủ yếu. Dựa vào lưu lượng máu trong cơ thể mỗi người dẫn đến sự chi phối của sắc tố melanin, hình thành sự khác biệt về màu tóc, màu mắt,…Sắc tố melanin trong cơ thể được nghiên cứu có liên quan tới yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ của bạn là người bị chi phối bởi nhiều hay ít sắc tố da tự nhiên dẫn đến sự khác biệt về màu da, màu mắt, bạn sẽ giống như họ.

Có 3 dạng sắc tố melanin tồn tại trong cơ thể con người gồm:

  • Eumelanin: Dạng này tồn tại chủ yếu ở những làn da tối màu. Chúng mang đến 2 sắc tố nâu và đen cho làn da, mái tóc, đôi mắt. Có 2 ví dụ dễ thấy: Những người có tóc màu vàng hoặc bạch kim tự nhiên là do lượng eumelanin nâu trong tóc cực ít hoặc không chứa eumelanin đen; Thứ hai, khi về già, con người có dấu hiệu bạc tóc là do lúc này lượng eumelanin suy giảm dần, tóc sẽ mất đi màu đen nguyên thuỷ của nó. Đặc biệt, eumelanin có khả năng chống lại tia cực tím.
  • Pheomelanin: Dạng này mang đến sắc tố đỏ, không chống lại được các tia cực tím.
  • Neuromelanin: Dạng này kiểm soát màu sắc của hệ thống nơ ron thần kinh, không quyết định đến màu sắc của các bộ phận bên ngoài cơ thể.

Sắc tố melanin có ở đâu trong cơ thể?

Sắc tố melanin được nghiên cứu có trong hầu hết các cơ quan của cơ thể, cụ thể như sau:

Sắc tố melanin có mặt ở một số cơ quan trong cơ thể

Melanin nằm rải rác ở nhiều cơ quan của cơ thể, như các vùng của não với vai trò là các melanin thần kinh. Chức năng của melanin thần kinh chưa được biết chính xác, chúng có thể là sản phẩm phụ của một số nhóm chất dẫn truyền thần kinh. Ở tai, melanin chống lại các âm thanh gây tổn thương do khả năng hấp thụ âm thanh tốt. Ở mặt, melanin chống lại các tác động xấu từ tia UV, tương tự như với làn da. Melanin cũng được phát hiện trong tuyến sinh dục và tuyến thượng thận.

Sắc tố melanin trong da

Da là bộ phận chứa nhiều sắc tố melanin nhất. Hai dạng melanin phổ biến hình thành sắc tố da là pheomelanin có màu đỏ tới hồng và eumelanin có màu nâu. Pheomelanin thường có nhiều hơn ở phụ nữ, đó là lý do vì sao phụ nữ thường có làn da hồng hào hơn so với nam giới.

Da là bộ phận chứa nhiều melanin nhất trên cơ thể
Da là bộ phận chứa nhiều melanin nhất trên cơ thể

Sắc tố melanin trên môi

Khi các tế bào melanocytes bị tổn thương, kích thích hắc tố melanin tăng tiết quá nhiều và tập trung trên vùng môi, khiến môi không còn hồng hào mà trở nên thâm đen và kém mịn màng. Tình trạng này còn xảy ra khi để môi tiếp xúc trực tiếp thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời.

Sắc tố melanin trong tóc

Bên cạnh da, tóc là bộ phận có chứa nhiều melanin nhất của cơ thể. Melanin được sản xuất bởi các tế bào melanocyte trong nang tóc và giúp tóc có màu đen hoặc nâu. Bắt đầu từ tuổi 45 trở đi, tóc sẽ dần chuyển sang màu bạc bởi tác động của quá trình lão hoá, đây là điều không thể tránh khỏi của quy luật tự nhiên. Nhiều người chỉ khoảng 20-30 tuổi có thể đối mặt với tình trạng bạc tóc sớm. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không sản sinh đủ lượng melanin.

Sắc tố melanin trong tóc quyết định đến sự thay đổi màu tóc theo thời gian
Sắc tố melanin trong tóc quyết định đến sự thay đổi màu tóc theo thời gian

Sắc tố trong mắt

Giống như tóc và da, bộ phận mắt (phần mống mắt) có nhiều màu khác nhau cũng bởi số lượng sắc tố melanin quyết định. Ví dụ, khi một đứa trẻ sinh ra, trong mống mắt chưa có melanin mấy nên đôi mắt có màu xanh. Khoảng 6-36 tháng sau, các tế bào trong mống mắt bắt đầu sản sinh melanin. Lúc này, màu mắt sẽ thay đổi.

Cấu trúc của sắc tố da melanin

Melanin là một dạng protein với cấu trúc polymer tương đối phức tạp, cấu thành từ hàng trăm phân tử nhỏ hơn không đều nhau, được gọi là monome. Chúng sinh ra từ các tế bào đáy của lớp thượng bì trong cấu trúc da.Màu sắc ở da, tóc và mắt của con người do sự hòa trộn của 4 sắc tố Melanin (màu đen), Carotene (màu vàng), Oxyhemoglobin (màu đỏ) và Hemoglobin khử (xanh) tạo nên.

Nguyên nhân hình thành sắc tố melanin

Quá trình hình thành sắc tố da tương đối phức tạp, gồm nhiều giai đoạn. Bước đầu, các phân tử tiền chất được tyrosinase (Một loại enzyme có trong Melanocytes) bị tác động sẽ tạo ra các hạt sắc tố melanin. Melanin sau đó được chuyển từ tế bào biểu bì sắc tố (Melanocytes) sang tế bào sừng (Keratinocytes). Bước cuối cùng quyết định màu da, màu tóc, màu mắt… yếu tố khác như nám, tàn nhang, đồi mồi.

Quá trình này diễn ra mỗi ngày, lượng melanin được tổng hợp trong cơ thể còn phụ thuộc vào các tác nhân từ môi trường như tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, sự cấu thành melanin còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống nội tiết tố và thần kinh.

Vai trò của sắc tố melanin?

Sắc tố melanin có vai trò đặc biệt quan trọng với làn da tự nhiên của con người. Sự hiện diện của melanin giúp chống lại tác động từ bên ngoài: Lửa và nắng. Chúng giúp cho cơ thể được cân bằng nhiệt độ và kháng khuẩn.

Bảo vệ làn da trước tác động tiêu cực của tia cực tím

Tia cực tím hay còn biết tới là tia UV (bức xạ cực tím) là một phần năng lượng đến từ mặt trời có tác động nhất định đến làn da, ở mức độ tiêu cực thì có thể gây cháy, thậm chí ung thư da.

Sắc tố da bảo vệ làn da trước sự tác động của tia cực tím
Sắc tố da bảo vệ làn da trước sự tác động của tia cực tím

Sắc tố melanin có khả năng bảo vệ làn da trước tia cực tím theo 2 cách: Phân tán tia UV và hấp thụ tia UV. Tia UV được hấp thụ với số lượng lớn sẽ có tác động tiêu cực, gây hại đến làn da. Khi chúng vượt quá mức bảo vệ của melanin thì làn da sẽ bị cháy nắng, hình thành nám sạm, tàn nhang, lão hoá. Melanin có khả năng chống lại tác hại của tia cực tím. Qua đó, hạn chế các tác nhân gây lão hoá da, chống oxy hoá da.

Bổ sung vitamin D cho cơ thể

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, con người thiếu hụt melanin trầm trọng trong thời gian dài có nguy cơ tử vong. Nguyên nhân sâu xa là do cơ thể thiếu hụt vitamin D. Cụ thể, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến hàm lượng melanin gồm: Gen di truyền, vitamin D, mức độ tiếp xúc với bức xạ cực tím.

Các vấn đề về da liên quan đến sắc tố da melanin

Mặc dù melanin đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người nhưng sắc tố này cũng là nguyên nhân gây ra một số vấn đề, đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến làn da gây mất thẩm mỹ, tác động đến sức khoẻ…

Tàn nhang

Khi để làn da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, lượng melanin bị kích thích sản sinh quá mức dẫn đến việc tích tụ dưới da. Sau đó, chúng hình thành các đốm li ti, hình tròn màu be, nâu nhạt, vàng nâu trên mặt, tập trung nhiều ở 2 bên má và mũi. Hiện tượng này gọi là tàn nhang. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra tàn nhang. Người có làn da trắng có tỷ lệ mắc tàn nhang cao hơn. 

Làn da bị tàn nhang do rối loạn sắc tố da
Làn da bị tàn nhang do rối loạn sắc tố da

Nám da

Tương tự như tàn nhang, melanin là nguyên nhân gây ra nám da ở con người. Khi làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của tia UV. Lúc này, mô liên kết ở da bị phá vỡ. Tế bào Melanocytes kích thích sản sinh không kiểm soát. Từ đó, hình thành các đốm, mảng nâu đậm trên mặt, cổ tay và chân.

Nám da là một trong những hệ quả của rối loạn sắc tố
Nám da là một trong những hệ quả của rối loạn sắc tố

Bạch tạng

Rối loạn sắc tố melanin trong cơ thể gây ra hiện tượng bạch tạng, khiến da, tóc, lông mày và lông mi có màu trắng. Bệnh bạch tạng còn gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ như thị lực không rõ, mờ dần đi theo thời gian. Người bị bạch tạng sức khoẻ yếu và tuổi thọ thấp hơn người bình thường. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến sắc tố melanin.

Chi tiết hơn, bạch tạng xảy ra khi biến đổi gen, thiếu hụt nhiễm sắc thể. Điều này liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và khó có cách nào ngăn chặn. Nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ là người bị bạch tạng thì tỷ lệ người con khi sinh ra mắc là tương đối cao. Lượng melanin có trong cơ thể họ rất ít, thậm chí không được sản sinh thêm. Làn da của người bị bạch tạng rất nhạy cảm trước ánh nắng mặt trời.

Da không đều màu

Lượng melanin trên da có thể được sản xuất ra số lượng khác nhau tùy vùng tiếp xúc hoặc do tác động khách quan. Lúc này, melanin di chuyển đến các tế bào trên cơ thể, tạo ra màu da đậm nhạt, loang lổ, không đều gây mất thẩm mỹ. Trường hợp này thường bắt gặp ở những người có làn da trắng.

Da không đều màu do sự phân tán không đồng đều lượng melanin tích tụ
Da không đều màu do sự phân tán không đồng đều lượng melanin tích tụ

Bên cạnh các tác động tiêu cực cho da, melanin còn gây ra một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như hội chứng parkinson hay làm giảm thính lực (sự thiếu hụt melanin có liên quan tới vấn đề thính lực giảm hoặc gây điếc).

Giải pháp ngăn ngừa sắc tố melanin hình thành nám, tàn nhang

Như đã nói ở trên, chúng ta không thể ngăn ngừa được quá trình sản xuất sắc tố melanin. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp để làm giảm sự tác động tiêu cực của melanin gây hại tới làn da.

Bảo vệ da trước tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời (tia cực tím) là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng sinh sắc tố melanin. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy bảo vệ da cẩn thận bằng cách sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+. Thêm nữa, hãy mặc đồ bảo hộ kín (đeo khẩu trang, đi tất chân, mặc quần áo chống nắng), đặc biệt là da mặt khi đi ra ngoài trời nắng. Hạn chế ở ngoài đường vào những thời điểm nắng gay gắt nhất trong ngày. Ngoại trừ công việc quan trọng, bạn không nên để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian từ 10h-16h.

Melanin bảo vệ da trước ánh sáng mặt trời
Melanin bảo vệ da trước ánh sáng mặt trời

Chế độ dinh dưỡng nhằm cân bằng sắc tố melanin

Chế độ ăn uống góp phần quan trọng vào việc kiểm soát sắc tố melanin. Để giảm lượng melanin trong cơ thể, bạn nên:

  • Uống nhiều nước. Tác dụng của nước là hỗ trợ cần bằng cơ thể, giúp da củng cố độ đàn hồi, khỏe mạnh, căng đầy. Lượng nước cần thiết bổ sung cho cơ thể là khoảng 1,5 – 2,5 lít mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin (A, B, C, E, D, K), trái cây, rau củ,… Da được nuôi dưỡng tốt, mịn màng, trắng sáng, chống lại chống sự oxy hoá. Nhóm đồ ăn, đồ uống này có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế sản sinh sắc tố melanin. Qua đó, hỗ trợ làn da hạn chế bị tác động bởi tia cực tím, làm giảm nám sạm, tàn nhang, giúp da căng bóng, đàn hồi trở lại.
  • Đặc biệt, thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh, trái cây, sữa, đậu, hạt… Bên cạnh công dụng tốt cho da, chúng còn giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối, kiểm soát lượng mỡ thừa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên

Dùng nguyên liệu thiên nhiên để hạn chế sự tăng sinh sắc tố melanin cũng là một cách hiệu quả. Một số nguyên liệu phổ biến được chị em thường xuyên sử dụng như nha đam, trà xanh, nghệ, đậu đỏ,… Các tinh chất có trong những nguyên liệu này có khả năng ức chế hắc sắc tố tăng sinh. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ làm đẹp da, nuôi dưỡng da sáng mịn, xóa mờ thâm nám,…

Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu sẵn, rẻ, dễ áp dụng. Tuy nhiên, sử dụng nguyên liệu tự nhiên cần thời gian dài mới có hiệu quả. Do đó, người dùng phải kiên trì trong ít nhất một vài tháng để cải thiện làn da.

Nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ hiệu quả trong việc chăm sóc và cân bằng sắc tố melanin cho da
Nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ hiệu quả trong việc chăm sóc và cân bằng sắc tố melanin cho da

Thuốc làm giảm sắc tố melanin

Một số loại thuốc bôi có tác dụng làm dịu cơn bỏng rát, hạn chế phá vỡ cấu trúc da đối với làn da bị cháy nắng. Thành phần chính của các loại thuốc chủ yếu là vitamin C, vitamin E, axit kojic, axit azelaic,… Tác dụng ức chế, làm chậm quá trình enzyme tyrosinase sản xuất melanin. Các loại thuốc này nếu không dùng đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như ngứa da, khô da, dị ứng, da bong tróc, nứt nẻ.Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm kem bôi, thuốc, các loại vitamin để giảm sắc tố melanin, đồng thời làm sáng da.

Trên đây là những thông tin cơ bản về sắc tố melanin, một yếu tố quan trọng đối với cơ thể và làn da. Nhìn chung, melanin như một “con dao hai lưỡi”, vừa có lợi vừa có hại. Vì vậy, hy vọng bạn đọc hiểu rõ về loại sắc tố da tự nhiên này để có cách bảo vệ cơ thể tốt hơn trước sự tác động của chúng.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC