Sạm da – kẻ thù của sắc đẹp: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Cập nhật: 13/04/2024

Không phải ai cũng may mắn sở hữu làn da mịn màng, trẻ trung và đều màu. Tình trạng da sạm màu, sạm da mặt hay toàn thân rất phổ biến, có thể khiến khổ chủ mất tự tin, hao phí sức lực, tiền bạc và thời gian để điều trị. Dưới đây là những thông tin quan trọng về tình trạng rối loạn sắc tố này.

Da sạm màu – sạm da là gì?

Sạm da, da sạm màu hay là một dạng tăng sắc tố da thường gặp, với đặc trưng là xuất hiện các mảng da sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Tình trạng này có thể lan tỏa trên toàn bộ bề mặt da của cơ thể.

Với thắc mắc sạm da tiếng Anh là gì, theo healthgrades.com, da sạm màu trong tiếng Anh là “Darkened skin” hoặc “Hyperpigmentation”
Với thắc mắc sạm da tiếng Anh là gì, theo healthgrades.com, da sạm màu trong tiếng Anh là “Darkened skin” hoặc “Hyperpigmentation”

Sự thay đổi màu sắc xảy ra do cơ thể sản sinh quá nhiều hắc sắc tố melanin và tích tụ trong da, khiến da tối màu. Da sạm màu có thể thể phát triển ở bất cứ ai, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác. Trong đó, nám da cũng có nhiều đặc tính tương tự như sạm da. Tuy nhiên, nám da thường gặp ở những vùng da thường tiếp xúc trực tiếp với nắng, chủ yếu ở 2 bên gò má, mũi, trán, cằm.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến gây da sạm màu là do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tình trạng viêm nhiễm. Bởi lẽ, cả hai tác nhân này đều có thể làm tăng sản xuất hắc sắc tố melanin. Càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, da bạn càng có nguy cơ bị sạm, đặc biệt mà sạm da mặt.Bên cạnh đó, còn một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc sạm da, như:

  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc mang thai (sạm da mặt ở nữ)
  • Có nước da sẫm màu
  • Sử dụng thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời
  • Chấn thương da, chẳng hạn như vết thương hoặc vết bỏng nông (tăng sắc tố sau viêm)

Nhận diện da sạm màu và các triệu chứng đi kèm

Da mặt bị sạm rất dễ nhận biết. Thông thường, các triệu chứng đầu tiên xuất hiện dưới dạng những đốm khá nhỏ, được gọi là đốm đồi mồi hoặc đốm nâu, phẳng. Các mảng da sạm màu khác nhau về kích thước và phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bạn có thể bị sạm da 2 bên má, sạm da mặt, sạm da toàn thân…

Sạm da mặt ở nữ mang lại nhiều phiền toái
Sạm da mặt ở nữ mang lại nhiều phiền toái

Bên cạnh tình trạng da thâm sạm không đều màu, ở nhiều người có thể phát sinh thêm các triệu chứng khác, thay đổi tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng, bệnh lý…Một số triệu chứng trên da có thể xuất hiện khi bị sạm da:

  • Cảm giác bỏng rát (trong trường hợp da phản ứng khi tiếp xúc với hóa chất nào đó)
  • Xuất hiện mảng da bong tróc (thỉnh thoảng)
  • Da sạm khô hoặc ngứa
  • Sạm da đỏ, nóng hoặc sưng

Một số triệu chứng khác trong cơ thể có thể xuất hiện khi bị sạm da:Trong một số trường hợp ít gặp, các triệu chứng đi kèm với da sạm màu có thể chỉ ra một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bởi vậy, nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia y tế ngay nếu da bạn bị sạm cùng với các triệu chứng như:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Trầm cảm hoặc cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng
  • Mệt mỏi
  • Huyết áp bất thường
  • Đau khớp
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân kèm theo tăng cảm giác thèm ăn bất thường
  • Đau bụng dưới
  • Trễ kinh, mất kinh và suy giảm ham muốn tình dục (đối với nữ giới)
  • Đau vùng bụng trên bên phải

Nguyên nhân gây sạm da? Da sạm màu là bệnh gì?

Trên thực tế, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da sạm màu. Bên cạnh đó, da sạm màu cũng có thể do những nguyên nhân khác được liệt kê dưới đây.

Có nhiều nguyên nhân gây sạm da mặt và sạm da toàn thân
Có nhiều nguyên nhân gây sạm da mặt và sạm da toàn thân

Da sạm màu bẩm sinh hoặc do bệnh/hội chứng di truyền, bao gồm:

  • Sắc tố incontinentia hay sắc tố dầm dề: Một hội chứng di truyền hiếm gặp, gây tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm da, hệ thần kinh, mắt, răng
  • Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans): Rối loạn về da khiến da có những mảng màu từ nâu nhạt đến đen ở cổ, nách, háng và dưới bầu ngực
  • U sợi thần kinh: Xuất hiện mảng sắc tố cà phê sữa xuất hiện từ khi mới sinh
  • Bệnh khô da sắc tố (Xeroderma pigmentosum): Bệnh di truyền gây dị ứng nghiêm trọng với tia UV trong ánh nắng mặt trời

Da bị sạm màu do nội tiết tố:

  • Bệnh Cushing: Cơ thể sản xuất corticosteroid quá mức
  • Cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Bệnh Addison: Suy tuyến thượng thận
  • Thai kỳ
  • Uống thuốc tránh thai

Nguyên nhân từ môi trường khiến da sạm xỉn màu:

  • Ánh nắng mặt trời
  • Hóa chất độc hại (như thạch tín)

Các nguyên nhân khác khiến da sạm màu:

  • Bệnh da do tiểu đường
  • Nám, tàn nhang
  • Bệnh ứ sắt (Hemochromatosis) do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt từ thực phẩm

Sạm da – da sạm màu có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp sạm da (bao gồm cả sạm da mặt hoặc sạm da toàn thân) thường không phải là triệu chứng của một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Da sạm màu cũng thường không tự dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, một số rối loạn liên quan đến chứng tăng sắc tố da này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Sạm da - da sạm màu gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý
Nám sạm gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý

Da sạm màu do bệnh Addison và ứ sắt là những tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng cần được điều trị khẩn cấp. Bên cạnh đó, sạm da cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được chăm sóc, điều trị đúng cách, bao gồm:

  • Biến chứng tiểu đường
  • Ung thư
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh thận
  • Loãng xương
  • Đột quỵ
  • Nhiễm độc giáp

Trị sạm da hiệu quả

Sạm da nói chung không có hại. Trong một số trường hợp, các vùng da sạm màu sẽ tự mờ hẳn khi bạn chăm sóc da và chống nắng tốt. Trong các trường hợp nặng, cần điều trị chuyên sâu hơn và khả năng các vết thâm sạm sẽ chỉ mờ đi, không biến mất hoàn toàn.Lưu ý: Đối với sạm da do các nguyên nhân bệnh lý, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh được bác sĩ đưa ra. Những phương pháp dưới đây áp dụng cho trường hợp sạm da không do bệnh lý nguy hiểm.

Điều trị tăng sắc tố da theo Tây y

Bạn có thể lựa chọn điều trị da bị sạm màu, đặc biệt là sạm da mặt bằng các loại thuốc trị sạm da hoặc các sản phẩm không kê đơn hoặc đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị chuyên sâu hơn.Có nhiều phương pháp điều trị da sạm màu tại chỗ (điều trị ngoài da, có thể thực hiện ở nhà) khác nhau, như kem bôi, gel, serum… Các sản phẩm chăm sóc da này thường chứa một số thành phần hóa học giúp làm sáng da và đều màu da, như:

Hydroquinone (nồng độ khoảng 2%): Có thể giúp làm giảm các đốm đen và làm sáng da thâm sạm không đều màu, đồng thời ngăn nám, sạm tái phát. Các loại kem có chứa hydroquinone còn giúp da dưỡng da mềm mịn hơn. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng các sản phẩm chứa hydroquinone.

Axit salicylic hoặc axit glycolic: Được sử dụng trong lột da bằng hóa chất, áp dụng để điều trị sạm da mặt.

Retinol: Chất này còn được gọi là Retin-A, thường được áp dụng ở dạng chiết xuất hoặc serum và được coi là một trong những phương pháp điều trị sạm nám tiêu chuẩn “vàng”.

Ưu - nhược điểm của các loại kem, gel, serum... trị sạm da
Ưu – nhược điểm của các loại kem, gel, serum… trị sạm da

Các phương pháp điều trị da sạm màu và sạm da mặt khác có thể được thực hiện bởi bác sĩ da liễu, bao gồm:

Mài da vi điểm (Microdermabrasion): Sử dụng dụng cụ đặc biệt có bề mặt mài mòn để loại bỏ lớp da trên cùng và cũng có thể được sử dụng kết hợp với tiêm tinh chất để giúp làm sáng các vết sạm nám.

Lột da bằng hóa chất: Sử dụng axit salicylic, axit glycolic hoặc TCA để loại bỏ các melanin bên dưới bề mặt da. Phương pháp này có thể gây hại cho những người có làn da nhạy cảm.

Điều trị sạm da mặt bằng laser: Sử dụng ánh sáng xung cường độ cao (IPL), laser ánh sáng đỏ hoặc xanh để giảm tác hại của ánh nắng mặt trời trên da, đồng thời tái tạo bề mặt da, giảm các vết thâm nám. Mặc dù có thể mang lại hiệu quả trị da sạm màu nhanh chóng, nhưng nhược điểm của phương pháp này là tốn kém và gây ra tác dụng phụ, như kích ứng, bong tróc và mẩn đỏ.

Trị sạm da bằng thiên nhiên

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị nám sạm được bác sĩ chỉ định, bạn cũng có thể cải thiện da sạm màu thông qua những điều sau:

Áp dụng các thành phần chăm sóc da tự nhiên

Một thói quen chăm sóc da tốt có thể giúp hỗ trợ điều trị da sạm màu mặt hiệu quả:

  • Rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày
  • Tẩy trang và rửa sạch da mặt trước khi ngủ
  • Tẩy da chết khoảng 1 – 2 lần/tuần
  • Giữ ẩm cho da bằng cách thoa kem dưỡng ẩm tự nhiên, chẳng hạn như kem dưỡng ẩm làm từ dầu oải hương và dầu dừa
Sau khi tẩy da chết, bạn nên chú ý chống nắng tốt
Sau khi tẩy da chết, bạn nên chú ý chống nắng tốt

Bạn có thể thoa kem dưỡng da hoặc serum có chứa một hoặc nhiều thành phần sau để hỗ trợ điều trị sạm da mặt và cơ thể:

  • Rễ cam thảo
  • Tinh dầu tràm trà
  • Đậu nành

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục, đặc biệt khi nó khiến bạn đổ mồ hôi, rất quan trọng để giải độc, thúc đẩy lưu thông máu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Điều này rất có lợi cho sức khỏe làn da và phục hồi da bị sạm màu.

Bổ sung dưỡng chất

Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể góp phần gây ra viêm nhiễm và suy giảm sức khỏe làn da, đồng thời thúc đẩy lão hóa da nhanh chóng. Bạn có thể bổ sung những dưỡng chất sau (có sẵn trong nhiều loại vitamin tổng hợp) để cải thiện tình trạng nám sạm:

  • Chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin A, C và E
  • Vitamin B3 và B5
  • Axit béo omega-3
  • Kẽm
  • Dầu hoa anh thảo

Bị sạm da nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể khiến làn da bị sạm màu, thâm, xỉn, thiếu sức sống. Đó là lý do tại sao nên ăn uống chọn lọc để hỗ trợ điều trị sạm da mặt và da sạm màu hiệu quả. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp bạn giảm cân (béo phì có liên quan đến sự đổi màu da), ngăn ngừa mụn trứng cá và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho làn da.Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tích cực tiêu dùng để xử lý da mặt thâm sạm:

  • Quả mọng: Như việt quất, nam việt quất, mâm xôi… cung cấp các chất chống oxy hóa tốt cho da, như vitamin C và E.
  • Rau lá xanh đậm: Như các loại rau cải, rau chân vịt, rau mồng tơi… cung cấp nhiều vitamin C.
  • Thực phẩm giàu omega-3: Như cá hồi, cá thu, cá mòi… chứa astaxanthin giúp giảm stress oxy hóa và viêm nhiễm, đồng thời hỗ trợ tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.
  • Trái cây: Lựu, dâu tây, việt quất, anh đào… chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, dưỡng chất thực vật và axit ellagic, giúp làm lành tổn thương và ngăn ngừa sạm hiệu quả.
  • Cà chua: Cung cấp nhiều lycopene, có tác dụng chống cháy nắng, ngăn ngừa sạm da mặt và toàn thân.
  • Rau củ quả màu vàng, cam: Như cam, cà rốt, khoai lang, bí đỏ…
  • Lòng đỏ trứng: Giúp cung cấp biotin, hỗ trợ cấu trúc tế bào của da.
  • Trà xanh: Chứa polyphenol, có khả năng loại bỏ các gốc tự do. Trà xanh cũng có thể được bôi ngoài da để giảm viêm.
  • Chất béo lành mạnh: Dầu dừa, dầu olive, quả bơ, hạnh nhân, hạt lanh, quả óc chó… giúp giữ nước cho da, ngăn ngừa sạm da khô và giảm viêm.
  • Thực phẩm thúc đẩy sản sinh collagen: Nước hầm xương hoặc bột protein collagen.

Đồng thời, bạn cũng nên tránh hoặc hạn chế tiêu dùng những thực phẩm sau, vì chúng có thể gây bất lợi cho quá trình điều trị sạm da mặt và sạm da toàn thân:

  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm nhiều đường, như bánh, kẹo, nước ngọt
  • Caffeine hoặc các chất kích thích, như cà phê, rượu, bia, nước tăng lực
  • Thực phẩm nhiều đường hay tinh bột, như mì sợi, khoai tây chiên, bánh nướng
  • Các thực phẩm gây dị ứng đã biết
  • Thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, như ớt, tiêu
  • Ăn quá mặn

Phòng ngừa da thâm sạm không đều màu

Để phòng tránh da khô sạm, da sạm vàng, sạm da đỏ, da sạm khô và các sắc thái da sạm màu khác, độc giả có thể tự bảo vệ mình bằng cách chống nắng tích cực.Phơi nắng quá nhiều có thể làm gia tăng các gốc tự do, gây tổn thương (hoặc stress oxy hóa) làm thay đổi cấu trúc của tế bào da và đôi khi thậm chí có thể dẫn đến ung thư.Nếu bạn không có tiền sử bị ung thư da và không có nguy cơ mắc ung thư cao, nên dành khoảng 15 – 20 phút để tắm nắng để làn da hấp thụ đủ vitamin D. Tuy nhiên, nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian cao điểm, nhất là từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều.Trong trường hợp phải hoạt động ngoài trời vào ban ngày, hãy chú ý chống nắng đúng cách:

  • Thoa kem chống nắng (SPF trên 30) khoảng 30 phút trước khi ra ngoài trời
  • Che ô, đội mũ vành rộng, đeo kính râm, mặc quần áo dài

Nếu bạn bị cháy nắng, hãy thực hiện các bước để giảm thiểu tổn thương da:

  • Làm mát vùng da bị bỏng bằng nước đá hoặc nước lạnh
  • Chỉ làm sạch da bằng xà phòng dịu nhẹ
  • Thoa kem dưỡng ẩm tự nhiên (như lô hội hoặc dầu dừa)
  • Tránh chà xát hoặc tác động mạnh vào da cho đến khi da lành lại

Trên đây là những thông tin tổng quan về sạm da – da sạm màu.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC