MẸ BẦU KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT: Sạm da khi mang thai do đâu, phải làm sao?

Nám hay sạm da khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ cũng như tâm trạng của các chị em. Liệu rằng tình trạng sạm da này có báo hiệu vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và phải điều trị thế nào? Các mẹ bầu hãy cùng đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Sạm da khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Khi mang bầu chị em sẽ cảm nhận có rất nhiều sự thay đổi trên cơ thể, đặc biệt là làn da. Các vết nám, sạm tối màu có thể xuất hiện trên da mặt, chân, tay, xung quanh núm vú, ở vùng nhạy cảm như bẹn hoặc thậm chí cả nách…

Phần lớn những trường hợp nám sạm khi mang bầu đều là hiện tượng bình thường, không liên quan tới bệnh lý. Sạm da mặt đôi khi còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”, bởi lẽ các đốm sẫm màu thường xuất hiện xung quanh trán, gò má, mũi và môi giống với hình dạng của một chiếc mặt nạ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị sạm da là gì?

Sự thay đổi nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai có thể kích thích quá trình sản sinh sắc tố melanin gây nên tình trạng sạm da. Melanin là sắc tố giúp quyết định màu da, tóc và mắt của mỗi người. Phụ nữ có làn da sẫm màu dễ bị sạm nám hơn những người có làn da sáng. Ngoài ra, chị em cũng có khả năng bị sạm da cao hơn nếu trong gia đình có người thân cũng gặp phải tình trạng này.

Sạm da khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Có rất nhiều nguyên nhân gây sạm da khi mang thai

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời mà không có biện pháp chống nắng hiệu quả cũng có thể làm gia tăng nguy cơ sạm nám khi mang thai.

Tình trạng sạm da sẽ biến mất sau khi chị em sinh con và sự gia tăng sắc tố melanin trên da chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, cũng có một có một số chị em vẫn bị sạm da và nám da ngay cả sau khi sinh một thời gian dài.

Cách khắc phục sạm da khi mang thai hiệu quả?

Ở nhiều chị em, tình trạng sạm da sẽ biến mất sau khi sinh con và sự gia tăng sắc tố melanin trên da chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, một có một số chị em vẫn có thể bị sạm da và nám da một thời gian dài sau khi sinh. Đối với những trường hợp này, chị em có thể áp dụng những cách sau:

Các loại thuốc, kem bôi trị sạm da

Hiện nay có nhiều loại mỹ phẩm, thuốc, kem bôi trị sạm da. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lựa chọn những sản phẩm an toàn với thai kỳ. Tốt nhất, chị em nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia da liễu để tìm mua sản phẩm phù hợp nhất.

Thông thường, các mẹ bầu được khuyến nghị nên tạm thời không áp dụng các sản phẩm trị nám sạm cho tới 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể sử dụng kem chống nắng để hỗ trợ điều trị nám sạm. Nên chọn mua kem chống nắng phổ rộng (giúp chống lại cả tia UVA và UVB) với chỉ số SPF lớn hơn 30 trở lên. Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời, dùng mỗi ngày ngay cả khi không có ánh nắng và nên thường xuyên thoa lại 2 tiếng mỗi lần vào ban ngày nếu bạn hoạt động ngoài trời.

Chống nắng là chiến lược tốt giúp loại bỏ nám sạm
Chống nắng là chiến lược tốt giúp loại bỏ nám sạm

Để trị sạm da khi mang thai, các mẹ bầu nên tránh các sản phẩm chứa một số thành phần sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con:

  • Retinol (retin-A hay retinyl palmitate): Có thể gây dị dạng đầu, tim, cột sống và não thai nhi.
  • Benzoyl peroxide và axit salicylic: Gây hại cho thai nhi.
  • Avobenzone, oxybenzone, homosalate, methyl anthranilate: Có thể gây rối loạn nội tiết tố,
  • Paraben: Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi và cân nặng của trẻ sau sinh.
  • Hydroquinone: Đây là chất chống chỉ định cho phụ nữ mang thai

Khắc phục da bị đen sạm khi mang bầu bằng phương pháp dân gian

Nếu chị em không thể sử dụng mỹ phẩm, thuốc, kem bôi trị sạm nám hay các thủ thuật thẩm mỹ, thì tận dụng các nguyên liệu tự nhiên cũng có thể giúp giảm nám, sạm tốt.

Sử dụng mặt nạ khoai tây

  • Rửa sạch 1 củ khoai tây, luộc chín nhừ rồi nghiền mịn
  • Sau đó thoa khoai tây nghiền lên da hoặc hoặc bọc vào vải mỏng đắp lên mặt
  • Rửa sạch sau 25 – 30 phút
  • Áp dụng 3 lần/tuần
Sạm da khi mang thai bạn có thể đắp mặt nạ khoai tây
Nếu bị sạm da khi mang thai, bạn có thể đắp mặt nạ khoai tây

Sử dụng lòng đỏ trứng gà

  • Tách lấy 1 lòng đỏ trứng gà, bỏ vào bát cùng với 1 thìa mật ong rồi khuấy đều
  • Thoa hỗn hợp này lên da
  • Rửa sạch sau 25 phút
  • Áp dụng 1 tuần/lần

Bà bầu bị sạm da có thể sử dụng mặt nạ dưa chuột

  • Rửa sạch và cắt dưa chuột thành từng lát mỏng
  • Đắp lát dưa chuột lên trên da mặt
  • Rửa sạch sau 15 phút
  • Áp dụng 2 lần/tuần

Trị sạm da cho bà bầu bằng mặt nạ cà chua 

  • Thái lát 1 quả cà chua rồi đắp lên vùng da bị sạm
  • Rửa sạch sau 30 phút
  • Áp dụng 2 lần/tuần

Sử dụng mặt nạ chuối

  • Nghiền nát 1 quả chuối chín
  • Thoa chuối nghiền nát lên vùng da bị nám
  • Rửa sạch sau 30 phút
  • Áp dụng 2 lần/tuần

Một số lưu ý về chăm sóc da khi mang thai

Không chỉ khi mang bầu mà trong mọi trường hợp, các chị em cũng luôn cần bảo vệ làn da của mình. Các chị em nên duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng thường xuyên, kết hợp với những phương pháp chống nắng khác, như: Mặc quần áo dài có khả năng chống năng, hạn chế ra ngoài trời vào lúc 10h – 14h, đeo kính râm, đội mũ rộng vành…

Tình trạng sạm da khi mang thai sẽ được cải thiện nếu bạn biết cách chăm sóc
Tình trạng sạm da khi mang thai sẽ được cải thiện nếu bạn biết cách chăm sóc

Bên cạnh đó, chị em nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên tẩy lông, cạo lông vì việc làm này có thể gây viêm da và khiến nám sạm nặng hơn
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng
  • Tập thể dục nhẹ nhàng
  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều rau củ quả
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin A, vitamin C và vitamin E
  • Không uống rượu bia
  • Không hút thuốc lá

Trên đây là những thông tin cơ bản về sạm da khi mang thai. Các mẹ bầu hãy chú ý áp dụng phương pháp điều trị tốt và phù hợp nhất với bản thân mình để luôn có làn da đẹp ngay cả trong thai kỳ!

Độc giả vui lòng liên hệ để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *