Sạm da sau sinh có tự hết? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả 

Cập nhật: 15/04/2024

Sạm da sau sinh là hiện tượng thường gặp sau sinh nở, gây không ít phiền toái cho “mẹ bỉm”. Vậy, sạm da sau sinh có tự hết không và cần chăm sóc thế nào giúp nhanh lấy lại làn da trắng sáng?

Nguyên nhân sạm da sau sinh

Sạm da sau sinh là hiện tượng xuất hiện những mảng da sẫm màu ở vùng gò má, trán hoặc cằm… Do đó, sạm da gây nên rào cản lớn khi giao tiếp, sinh hoạt với những người xung quanh.

Sạm da sau sinh là vấn đề khiến các chị em phụ nữ lo lắng
Sạm da sau sinh là vấn đề khiến các chị em phụ nữ lo lắng

Sạm da (nám da) đa phần xuất hiện nhiều ở những người từ 30 tuổi trở lên. Nguyên nhân gây sạm da là do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai và sinh con. Theo nghiên cứu, có khoảng hơn 50% phụ nữ bị sạm da sau sinh và có thể dai dẳng nếu không kịp thời xử lý.

Nguyên nhân gây sạm da xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

  • Sự thay đổi nội tiết tố: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormon estrogen của phụ nữ sau sinh nở chưa thể cân bằng lại như ban đầu, giai đoạn này các mảng nám sẽ xuất hiện. Estrogen càng suy giảm thì hắc tố melanin sản sinh càng nhiều làm da trở nên sần sùi, mệt mỏi, uể oải. Ngoài ra, càng lớn tuổi cơ thể người phụ nữ càng dễ bị lão hóa da do các gốc tự do oxy hóa mạnh và tác động trực tiếp vào các tế bào sống của da làm da dần suy yếu dễ bị tàn nhang, nám, sạm da.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ tác động lên da gây ra sự rối loạn sắc tố melanin. Việc này khiến melanin tích tụ ở một số vị trí cố định trên bề mặt da làm da trở nên không đều màu, khô sần và dần xuất hiện những mảng da màu nâu, đồi mồi và nám trên da.
Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra nám da sau sinh
Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra nám da sau sinh
  • Không chú ý chăm sóc da: Nhiều mẹ sau sinh con thường ít chăm sóc da như trước vì bận rộn chăm sóc con cái. Phần vì mệt mỏi, căng thẳng và thời gian sinh hoạt chưa ổn định. Mặt khác, nhiều mẹ lo lắng mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng đến con nên cũng hạn chế sử dụng… Kết quả là da bị nám sạm lan rộng.
  • Do ảnh hưởng tâm lý: Căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, do đó sạm da sau sinh cũng xuất hiện nếu như tâm lý của bạn không được tốt. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ làn da dần trở nên xỉn màu và thúc đẩy hình thành sạm da, nám da.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Tại Việt Nam, sau sinh các mẹ đều phải ăn uống kiêng khem nhiều thứ do quan niệm của các cụ ngày xưa. Điều này cũng khiến cơ thể người mẹ không được ăn đa dạng thực phẩm như thông thường.

Nhận biết sạm da sau khi sinh

Sạm da, nám da sau sinh thường biểu hiện thường là nám mảng hoặc nám đốm. Đặc điểm của từng loại như sau:

  • Nám mảng: Thường xuất hiện thành từng mảng có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm. Loại nám này thường xuất hiện đối xứng 2 bên gò má, mũi, cằm… Trường hợp nặng nám mảng còn che kín cả khuôn mặt. Chân nám mảng nông và tập trung ở vùng thượng bì.
Nám mảng thường đối xứng 2 bên
Nám mảng thường đối xứng 2 bên
  • Nám đốm: Là những vết nám có màu sẫm, kích thước to khoảng bằng đầu đũa hoặc hơn. Vết nám xuất hiện riêng lẻ từng đốm hoặc theo chùm. Nám đốm chân sâu nằm dưới lớp da hạ bì, do đó loại nám da này được đánh giá là rất khó chữa trị. 
Nám đốm hay còn gọi là nám đốm chân sâu rất khó điều trị
Chị em cũng có thể bị nám hỗn hợp (bao gồm cả nám đốm và nám mảng)

Sạm da sau sinh có tự hết

Các chuyên gia cho rằng sạm da xuất hiện trong thời kỳ mang thai có thể mờ dần và biến mất hoàn toàn sau vài tháng sinh con. Lúc này nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ đã trở lại mức bình thường và cơ thể ngừng sản xuất quá nhiều melanin. Nhưng trên thực tế hiện nay nhiều trường hợp sạm da sau sinh không thể tự hết, cần có lộ trình điều trị phù hợp với thể trạng và làn da.

Đặc biệt cần chú ý rằng những vết thâm nám sẽ quay trở lại nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc khi bạn sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen.

Cách trị sạm da sau sinh hiệu quả, an toàn

Sạm da sau sinh có thể điều trị được, hiện nay có các phương pháp trị sạm da sau sinh như sau:

Trị sạm da sau sinh bằng nguyên liệu thiên nhiên

Sau đây là 6 cách trị sạm da sau sinh hiệu quả, an toàn các chị em có thể tham khảo:

Trị sạm da sau sinh bằng nghệ và sữa tươi

Nguyên liệu dễ tìm và hiệu quả được đánh giá khá tốt
Nguyên liệu dễ tìm và hiệu quả được đánh giá khá tốt
  • Trộn đều 2 thìa tinh bột nghệ với 3 thìa sữa tươi không đường tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn và đắp lớp mỏng lên vùng da bị sạm.
  • Sau 15 phút rửa sạch da với nước mát.
  • 1 tuần nên áp dụng 2 lần để loại bỏ vùng da sạm màu.

Trị sạm da bằng bột cám gạo, mật ong và chanh

  • Trộn đều 2 thìa bột cám gạo, 2 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh thành hỗn hợp đồng nhất. 
  • Đắp hỗn hợp trên lên vùng da bị sạm. Sau 15 phút rửa sạch da với nước.
  • Mỗi tuần nên áp dụng 2 lần, phương pháp này giúp da trắng sáng nhanh chóng tuy nhiên cần che chắn da kỹ trước khi ra ngoài trời.

Trị sạm da sau sinh bằng nha đam

  • Gọt nha đam tách lấy phần gel bên trong, cắt lát mỏng đắp lên vùng da bị sạm và thư giãn trong 15 phút. 
  • Rửa sạch da bằng nước ấm, rồi rửa lại lần nữa bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông. 
  • Với cách này mỗi tuần có thể áp dụng từ 2-3 lần để loại bỏ từ từ vết sạm da.

Trị sạm da sau sinh bằng dầu dừa

  • Phương pháp này khá đơn giản chỉ cần dùng dầu dừa nguyên chất mỗi ngày bôi lên vùng da bị sạm là xong.
  • Sau 20 phút bôi rửa sạch lại với nước hoặc sữa rửa mặt.
  • Kiên trì sau 1 tháng sẽ có kết quả đáng ngờ.

Cách trị sạm da sau sinh bằng khoai tây

Trị sạm da bằng Khoai tây có thể nói là phương pháp rẻ tiền mà hiệu quả
Trị sạm da bằng Khoai tây có thể nói là phương pháp rẻ tiền mà hiệu quả
  • Khoai tây gọt vỏ, thái lát mỏng đắp lên vùng da bị sạm. 
  • Sau 15 phút rửa mặt sạch lại với nước. 
  • Phương pháp này sẽ đắp liên tục trong vòng 1 tuần và ngưng. Sau thời gian này bạn sẽ thấy bất ngờ, tuy nhiên bạn có thể sẽ cảm thấy da hơi bị ngứa sau khi đắp. Vì thế nếu da bạn quá nhạy cảm thì không nên thử phương pháp này.

Cách trị sạm da sau sinh với rau má

  • Chỉ cần xay nước rau má lấy nước ép để uống mỗi ngày.
  • Bã rau má dùng để đắp lên vùng da bị sạm.

Điều trị bằng phương pháp Tây Y

Trong điều trị sạm da nói chung, các loại kem chứa hydroquinone hoặc tretinoin (như Retin-A) được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, những sản phẩm này không an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ
Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ

Nhiều thông tin cho rằng kem trị sạm nám chứa axit azelaic có thể dùng an toàn cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ bởi hoạt chất này có thể gây ra những tác dụng phụ như nóng rát, tấy đỏ, khô da, bong da, thay đổi màu da…Tốt nhất, nên tham vấn chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc trị sạm da hoặc kem trị sạm da nào

Lưu ý: Liệu pháp laser không được khuyến nghị sử dụng cho phụ nữ sau sinh, đang cho con bú vì lo ngại nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra.

Cách phòng ngừa sạm da sau sinh hiệu quả

Sạm da sau sinh hoặc sạm da nói chung đều có thể phòng ngừa nếu như biết cách. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Có thể nói rằng đây là biện pháp tốt nhất để da của bạn không bị thâm sạm. “Mẹ bỉm” nên hạn chế ra khỏi nhà từ khoảng 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, mặc thêm áo dài tay, đội mũ rộng vành để tránh tình trạng tăng sắc tố trên cánh tay.

Sử dụng kem chống nắng phổ rộng

Để chống lại tia UVA và UVB có trong ánh nắng mặt trời, hãy dùng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF từ 30 trở lên. Nên dùng kem chống nắng kể cả khi trời âm u, nhiều mây vì không có nắng tia cực tím vẫn sẽ tác động lên làn da của bạn. Tạo thói quen dùng kem chống nắng mỗi ngày trước khi ra ngoài trời tối thiểu 15 phút.

Luôn bôi kem chống nắng mỗi ngày là biện pháp chống sạm da hiệu quả
Luôn bôi kem chống nắng mỗi ngày là biện pháp chống sạm da hiệu quả

Nhẹ nhàng với làn da

Ưu tiên sử dụng những chất tẩy rửa, mỹ phẩm dịu nhẹ có chiết xuất từ thiên nhiên để tránh bị bào mòn da, kích ứng da khiến tình trạng sạm da sau sinh trở nên tồi tệ hơn.

Cân nhắc chuyển đổi biện pháp tránh thai

Những biện pháp tránh thai có chứa estrogen như thuốc tránh thai có thể gây sạm da, nám da. Do đó, bạn nên chọn lựa những biện pháp tránh thai khác như tiêm progesterone (Depo-Provera), dụng cụ tử cung (DCTC), cấy ghép tránh thai hoặc phương pháp không nội tiết tố như cơ hoành.Sau 1 năm nếu tình trạng sạm da vẫn không cải thiện hãy thăm khám tại bác sĩ da liễu để có hướng điều trị tốt nhất. 

Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng là cách giúp các tế bào khỏe mạnh, nhờ đó mà quá trình hồi phục, tái tạo da sẽ diễn ra tốt hơn. Bổ sung mỗi ngày 1 ly nước ép sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và làm sáng da hiệu quả. Người mẹ cũng cần uống nhiều nước để giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và da trở nên khỏe mạnh hơn.

Sau sinh mẹ nên được ăn uống đa dạng chất để cơ thể mau hồi phục
Sau sinh mẹ nên được ăn uống đa dạng chất để cơ thể mau hồi phục

Việc ăn uống đủ dưỡng chất, vitamin giúp giảm nguy cơ xuất hiện sạm – nám da rất hiệu quả. Có thể lưu ý những bổ sung:

  • Dưỡng chất chống oxy hóa, trẻ hóa da: Tinh chất mầm đậu nành, vitamin E, collagen, coenzym Q10…
  • Thành phần giúp da mờ sạm nám, hồng hào: Sữa ong chúa, cao đậu đen, L-cystine…
  • Thảo dược giúp da khỏe hơn: Ích mẫu, diệp hạ châu, hương phụ…

Dù điều trị sạm da sau sinh bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên chờ đợi để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Không nên nôn nóng vì áp dụng sai phương pháp điều trị có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể và lượng sữa (nếu bạn đang cho con bú).

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC