Tăng sắc tố da: Mọi điều CẦN BIẾT về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Cập nhật: 15/04/2024

Tăng sắc tố da tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn sẽ muốn tìm biện pháp điều trị bằng lý do thẩm mỹ. Vậy, tăng sắc tố da là gì, tại sao bị tăng sắc tố da, có thể điều trị dứt điểm, không tái phát được không?

Tăng sắc tố da là như thế nào?

Tăng sắc tố da chính là sự rối loạn sắc tố melanin khi mà lượng melanin sản sinh quá mức trên da. Dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng khi trên da xuất hiện những mảng da phẳng, sẫm màu hoặc từng chấm nhỏ. Tuy không có hại nhưng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe khác nhau.

Nguyên nhân tăng sắc tố da

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nhiều sắc tố melanin và phổ biến nhất là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên. Theo đó, để bảo vệ da trước tác động của ánh sáng mặt trời, các tế bào da melanocyte có nhiệm vụ tạo ra sắc tố melanin. Sự sản xuất quá mức này có thể gây ra đồi mồi, nám, sạm, tàn nhang

Các chấn thương như vết cắt, cháy da, bỏng hoặc viêm (do mụn trứng cá, lupus hay viêm da khác) cũng có thể gây ra tình trạng tăng sắc tố da sau khi chúng được điều trị khỏi. Bên cạnh đó, da của một số người cũng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với một số loại thực vật chứa các nhiều furvitymarin, như chanh hoặc cần tây…

Những yếu tố sau cũng khiến nhiều người có khả năng bị tăng sắc tố da cao:

  • Bệnh gai đen
  • Tuổi tác cao
  • Có người thân cận huyết bị tình trạng da này
  • Hội chứng Peutz-Jeghers
  • Bệnh khô da nhiễm hắc sắc tố
  • Hội chứng Leopard
  • Bệnh Addison
  • Rối loạn nội tiết tố, như đang mang thai, sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh…
  • Bị xơ gan ứ mật nguyên phát
  • Thừa sắt trong cơ thể
  • Lạm dụng mỹ phẩm
  • Một số loại thuốc, như thước kháng sinh, NSAIDs và barbiturat

Dấu hiệu da bị tăng sắc tố và phân loại

Không chỉ có tăng sắc tố da mặt, mà tăng sắc tố còn có thể xuất hiện ở những khu vực khác. Nhìn chung, tình trạng da này được chia làm những loại chính sau:

  • Nám: Xuất phát từ rối loạn nội tiết tố, thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Nám cũng thường gặp ở người bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc do tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
  • Tàn nhang: Thường xuất hiện ở những vùng da phơi nhiễm ánh sáng mặt trời.
  • Đồi mồi: Những đốm này thường gặp ở người từ độ tuổi trung niên trở nên và thường xuyên tiếp xúc với tia UV. Nếu đồi mồi xuất hiện nhưng không phải do ánh sáng mặt trời thì là do một loại rối loạn khác nghiêm trọng hơn gây ra.
Phân biệt nám và tàn nhang
Phân biệt nám và tàn nhang
  • Post-inflammatory hyperpigmentation – tăng sắc tố da sau viêm: Chứng tăng sắc tố này xuất hiện thường là do tổn thương da như vảy nến, bỏng, mụn hoặc do một số phương pháp chăm sóc da gây nên, đặc biệt là tăng sắc tố da sau laser.
  • Drug-induced hyperpigmentation – Thay đổi sắc tố da do thuốc: Đây là bệnh Liken phẳng, nguyên nhân xuất phát chính từ tình trạng viêm và phát ban trên da do thuốc. Có thể yên tâm vì bệnh này không lây.

Da bị tăng sắc tố phải làm sao?

Trước khi điều trị tăng sắc tố da, bạn cần thăm khám để xác định rõ loại tăng sắc tố da và mức độ mắc phải. Sau đó, dựa trên tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đứa phương án điều trị thích hợp.Hiện nay, có những cách điều trị tăng sắc tố da như sau:

Dùng Tây y

Gel, serum hay kem trị tăng sắc tố da và làm sáng da không cần kê đơn là lựa chọn của nhiều người. Tuy vậy, hiện nay có nhiều sản phẩm khác nhau, nên tốt nhất bạn vẫn nên tham vấn bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.

Kem bôi da tại chỗ

Kem làm sáng da thường chứa các thành phần: Hydroquinone, N-acetylglucosamine, Niacinamide (Vitamin B3), chiết xuất cam thảo. Những loại kem này hoạt động tốt nhất cho nám, đồi mồi và tàn nhang. Tuy nhiên hiệu quả thế nào cũng phù thuộc vào cơ địa.

Phương pháp này mất nhiều thời gian hơn các biện pháp điều trị chuyên sâu khác
Phương pháp này mất nhiều thời gian hơn các biện pháp điều trị chuyên sâu khác

Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào da chết bằng các loại axit nhẹ, như: Axit alpha hydroxy, axit salicylic, axit azelaic, axit kojic và vitamin C. Sau khi tẩy tế bào chết cho da, tế bào da mới sẽ xuất hiện và thay thế những tế bào đã cũ. Quá trình này giúp da trở nên sáng hơn và mịn màng hơn. Phương pháp này chỉ có tác dụng với tình trạng nhẹ.

Retinoids

Retinoids là dẫn xuất có nguồn gốc từ vitamin A. Đây là thành phần chăm sóc da được sử dụng từ lâu đời. Cấu trúc phân tử nhỏ giúp nó thâm nhập vào sâu trong da và tác động đến những lớp bên dưới biểu bì.

Retinoids trong các sản phẩm chỉ định dùng khi kê đơn có xu hướng cao hơn so với sản phẩm không kê đơn. Do đó, nếu sử dụng các sản phẩm có chứa retinoids không kê đơn mà không có hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

Áp dụng công nghệ cao

Điều trị tăng sắc tố da bằng công nghệ cao có chi phí lớn nhưng mang lại hiệu quả khả quan.

Lột da hóa chất

Lột da hóa chất là phương pháp dùng axit ở nồng độ cao để loại bỏ lớp biểu bì, cho da sáng lên trông thấy. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong điều trị đồi mồi, đốm đen, nám, sạm da… Hiện có nhiều loại lột da hoá chất không kê đơn dễ dàng mua tại Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rủi ro như khiến da bị kích ứng, phồng rộp, tạo mụn nước và thậm chí là để lại sẹo.

Lột da hóa chất là liệu pháp phổ biến tại các spa hiện nay, nếu bạn có làn da dễ mẫn cảm, kích ứng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ
Lột da hóa chất là liệu pháp phổ biến tại các spa hiện nay, nếu bạn có làn da dễ mẫn cảm và kích ứng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng

Thêm nữa, nếu bạn cần phải di chuyển nhiều ngoài trời thì cũng không nên lựa chọn cách này vì sau lột da, làn da sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ càng làm da xấu đi với tình trạng tăng sắc tố.

Điều trị bằng laser

Có hai loại laser thường được áp dụng: Ablative và Non-ablative. Laser ablative là phương pháp tác động mạnh loại bỏ các lớp da. Còn với laser non-ablative tác động vào lớp hạ bì nhằm thúc đẩy tăng trưởng collagen. Laser ablative có tác dụng mạnh hơn nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ hơn.

IPL (hay còn gọi là liệu pháp Photofacial) là một loại điều trị bằng laser non-ablative. Ngoài trị nám, sạm, đồi mồi… IPL còn giúp giảm nếp nhăn, cải thiện tình trạng lỗ chân lông mở rộng, tĩnh mạch mạng nhện…Phương pháp IPL đang rất thịnh hành, tuy nhiên liệu pháp này có thể khiến da gặp kích ứng hoặc đổi màu da nặng nề hơn nếu không có sự giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm.

Điều trị tăng sắc tố da bằng Đông y

Điều trị tăng sắc tố da bằng y học cổ truyền cũng là một trong các phương pháp được đánh giá cao. Theo y học cổ truyền, nám, tàn nhang có thể điều trị dứt điểm nếu có thể tác động vào căn nguyên loại bỏ tận gốc. Nguyên liệu trong các bài thuốc y học cổ truyền là thảo dược 100% tự nhiên nên ít xảy ra kích ứng da hay tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt là khi kết hợp trong uống, ngoài bôi hiệu quả sẽ bất ngờ trông thấy.

Các thảo dược thường dùng là: Hoa đào, hương phụ, mạch môn, ngải diệp, diệp hạ châu, dịch chiết sâm… tác dụng chính là cân bằng nội tiết tố, bổ huyết, ngừa lão hóa, ngăn melanin tích tụ, mờ thâm nám, tàn nhang hiệu quả.

Ngoài ra còn có tinh chất bôi bên ngoài với các thành phần như: Tinh nghệ vàng, nha đam, đậu nành, dầu gấc, đậu hoàng, mật ong rừng… Bôi ngoài da giúp tác động trực tiếp vào bề mặt da, cung cấp dưỡng chất thúc đẩy quá trình gốc nám, tàn nhang ra ngoài cho da trắng mịn như ý.

Tự chăm sóc tại nhà

Dưới đây là một số mẹo tự nhiên được cho là có tác dụng tốt đối với chứng tăng sắc tố da:

  • Dầu tầm xuân: Ngày bôi 2 lần vào sáng và tối. Rửa sạch sau 15 phút.
  • Dưa chuột: Đắp mặt hoặc ép nước rồi thấm nước ép lên da. Rửa sạch sau 15 phút. Áp dụng 3 lần/tuần.
Đắp mặt nạ thường xuyên, đều đặn cũng sẽ giúp loại bỏ sắc tố da
Đắp mặt nạ thường xuyên, đều đặn cũng sẽ giúp loại bỏ sắc tố da
  • Nước cốt chanh: Tuần bôi 2 lần rồi rửa sạch mặt lại với nước sạch, ra nắng cần che chắn kỹ.
  • Gel lô hội: Đắp gel lô hội lên da 15 phút rồi rửa sạch da với nước.
  • Mật ong: Bôi một lớp mỏng mật ong lên da, để nguyên trong 20 phút và rửa mặt sạch với nước lạnh. Áp dụng 2 – 3 lần/tuần.
  • Khoai tây: Luộc chín khoai tây, nghiền nhuyễn và trộn với sữa tươi không đường. Đắp hỗn hợp đó lên mặt và rửa sạch sau 15 phút.
  • Giấm táo: Trộn giấm táo và mật ong (tỷ lệ 2:1), pha thêm 5 giọt nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp lên da mặt và rửa sạch sau 15 phút. Áp dụng 2 lần/tuần vào buổi tối.
  • Vitamin E: Dùng 2 viên nang vitamin E trộn với 3 giọt dầu thầu dầu và bôi lên vùng da bị tăng sắc tố trước khi ngủ. Rửa sạch sau khi ngủ dậy. Áp dụng 2 lần/tuần.

Ngăn ngừa tăng sắc tố da

Các chuyên gia da liễu khuyến nghị nên thực hiện những điều sau để ngăn ngừa tăng sắc tố da:

  • Hạn chế tiếp xúc với tia UV: Cách đơn giản nhất chính là sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Khi di chuyển ra ngoài trời cần đội mũ và mặc áo dài tay. Không dùng giường làm nâu da hoặc tắm nắng.
  • Cân nhắc về những loại thuốc đang dùng: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc khác.
  • Cẩn thận với phương pháp chăm sóc da chuyên nghiệp: Cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định sử dụng bất cứ phương pháp điều trị tăng sắc tố da công nghệ cao nào.
  • Ăn uống, sinh hoạt khoa học: Ăn nhiều rau xanh, cân bằng dinh dưỡng, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có chứa đường tinh luyện.

Trên đây là những thông tin về tăng sắc tố da, hy vọng rằng bạn sẽ nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng để khôi phục tự tin và khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC