Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Trị

Cập nhật: 18/03/2024

Viêm da cơ địa ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, khởi phát trong những năm đầu đời của trẻ. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ em là tình trạng bệnh da liễu mãn tính xuất hiện ở trẻ. Trên thực tế, tình trạng bệnh này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và có đến 60% trường hợp bị bệnh trong năm đầu đời.

Bệnh viêm da cơ địa khi xuất hiện ở trẻ thường có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành mà không cần điều trị bệnh tích cực. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến tình trạng bội nhiễm da, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần.

tre-bi-viem-da
trẻ bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Các nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em là do yếu tổ thể trạng, do phản ứng dị ứng của cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ. Cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Hầu hết các trẻ em khi bị viêm da cơ địa đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ mắc phải bệnh lý này hoặc các bệnh lý về dị ứng thì nhiều khả năng con cái cũng sẽ mắc bệnh.
  • Trẻ có sức đề kháng yếu: Khi hệ miễn dịch của trẻ ở những năm đầu đời chưa hoàn chỉnh cũng làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng hoặc chàm sữa ở trẻ.
  • Dị ứng: Khi trẻ sử dụng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, nấm, đậu phộng hoặc gặp các tác nhân như phấn hoa, hóa chất… có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Các triệu chứng bệnh ở trẻ

Để phân biệt tình trạng viêm da cơ địa với tình trạng viêm da tiết bã hoặc chàm sữa, cha mẹ cần dựa vào các triệu chứng sau:

Trong giai đoạn cấp tính:

  • Trẻ xuất hiện các vết ban đỏ hình móng ngựa ở cằm, trán và hai bên má.
  • Các vùng ban đỏ này có mụn nước nổi lên, sưng nóng.
  • Khi các mụn nước vỡ ra có thể khiến da chảy dịch và hình thành vảy tiết.
  • Da có dấu hiệu khô và bắt đầu bong tróc.

Trong giai đoạn mãn tính:

  • Da có triệu chứng lichen hóa khi xuất hiện dày sừng, nứt nẻ.
  • Các tổn thương da xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 2 đến 12 tuổi.

Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ

Tuy là bệnh ngoài da nhưng viêm da cơ địa không có khả năng lây truyền từ người sang người. Các tổn thương do bệnh gây ra ngoài da không gây ra quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi tình trạng tăng nặng có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng sau:

  • Biến chứng bội nhiễm: Khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị bệnh có thể gây tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Viêm da cơ địa khiến trẻ chậm lớn: Các triệu chứng bệnh có thể khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, kén ăn, mất ngủ, từ đó gián tiếp gây sụt cân, chậm phát triển ở trẻ.
  • Có khả năng mắc bệnh về cơ địa cao hơn như sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng, hen suyễn.

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ có thể thuyên giảm kể cả khi không điều trị. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh bùng phát và lan rộng, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa sau đây:

Điều trị y tế

Đây không phải là phương pháp được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ. Trẻ khi dùng thuốc trị viêm da cần phải có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng cho trẻ là:

  • Dung dịch sát khuẩn: Bao gồm nước muối sinh lý, dung dịch Milian.
  • Thuốc bôi: Thuốc chứa Corticoid, thuốc bạt sừng và kháng sinh.
  • Nhóm thuốc uống: Gồm kháng sinh, thuốc kháng histamin và các viên uống bổ sung.

Biện pháp điều trị tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, các phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện bệnh cho con như sau:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da, phục hồi và giảm bong tróc da.
  • Chườm mát: Thấm khăn với nước mát để giảm viêm da, giảm nứt nẻ da.
  • Tắm tinh dầu khuynh diệp cho trẻ.
  • Áp dụng các loại thảo dược tự nhiên như lá khế, chè xanh, lá khế để nấu nước tắm cho trẻ.

Cách chăm sóc, phòng ngừa tái phát

Ngoài việc điều trị, các bậc phụ huynh cần kết hợp với việc chăm sóc trẻ để phòng ngừa bệnh tái phát như sau:

  • Cần cắt móng tay cho trẻ và chú ý không để trẻ gãi lên vùng da bị bệnh.
  • Cho trẻ ăn uống điều độ và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây kích thích.
  • Lựa chọn quần áo có kích cỡ phù hợp cho trẻ và thoáng mát.
  • Luôn giữ ấm cho trẻ khi ra đường và nên chăm sóc da của trẻ thật cẩn trọng.

Trên đây là những thông tin về tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em. Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc và điều trị cho trẻ kịp thời để tránh gặp phải các rủi ro không đáng có.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC