Xấu hổ vì xuất hiện đốm nâu trên da tay: Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Cập nhật: 15/04/2024

Hiện tượng xuất hiện đốm nâu trên da tay chính là dấu hiệu cảnh báo làn da đang dần bị xuống cấp và lão hóa. Những đốm nâu không chỉ gây mất thẩm mỹ khiến chị em trở nên thiếu tự tin trong cuộc sống hàng ngày, mà trong một số trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm về da. 

Đốm nâu trên da tay là gì? Dấu hiệu và phân loại

Xuất hiện đốm nâu trên da tay là tình trạng tăng sinh quá mức của các hắc tố melanin trên bề mặt da tạo thành. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở người trên 50 tuổi (khoảng gần 98%). Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi do tác động của nhiều yếu tố như ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết tố, tác dụng phụ của các loại thuốc, sử dụng hóa mỹ phẩm độc hại…

Các đốm nâu thường xuất hiện trên mu bàn tay có màu nâu nâu đỏ hoặc nâu vàng với nhiều kích thước khác nhau. Có người chỉ gặp phải những nốt chấm nhỏ li ti, nhưng cũng có trường hợp đốm nâu hình thành mảng lớn có kích thước từ 3 – 4cm hoặc lan rộng ra khắp vùng da dọc cánh tay.

Xuất hiện đốm nâu ở tay có thể là bị nám, tàn nhang hoặc đồi mồi
Xuất hiện đốm nâu ở tay có thể là bị nám, tàn nhang hoặc đồi mồi

Những vết thâm trên da tay có thể là vết nám, tàn nhang hoặc đốm đồi mồi. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng khiến làn da trở nên xấu xí, gây mất thẩm mỹ, làm giảm sự thu hút và quyến rũ của đôi bàn tay. Mặt khác, các đốm nâu sẽ không tự biến mất mà có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn theo thời gian. Do đó, bạn nên khắc phục các đốm nâu trên tay càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân da tay bị nổi đốm nâu

Không chỉ xuất hiện ở tay, đốm nâu còn có thể hiện diện ở nhiều vị trí khác như da lưng, da măt… những vùng da dễ bị tăng sắc tố melanin. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tay nổi đốm nâu có thể kể đến như:

Xuất hiện đốm nâu trên da tay do tuổi tác

Người có tuổi càng lớn không chỉ đối mặt với sự xuất hiện của những nếp nhăn ở vùng đuôi mắt hay khóe miệng, sự thâm nám, đen sạm của làn da mà vùng da tay cũng cũng dễ dàng hình thành các đốm nâu. Đây là hiện tượng phổ biến và rất dễ gặp phải. Bởi tuổi tác càng lớn thì sức đề kháng của da cũng yếu dần, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.

Do tác động của nắng mặt trời

Tia cực tím (tia UV) từ ánh sáng mặt trời được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sạm, nám hay nổi đốm nâu trên da tay. Khi tia cực tím tác động trực tiếp lên da, theo cơ chế tự nhiên, các tế bào da sẽ tổng hợp hắc sắc tố melanin nhằm chống lại các tác động tiêu cực đó.Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc càng lâu với ánh nắng mặt trời, melanin sản sinh càng nhiều. Chính sự gia tăng hắc sắc tố này này quá mức khi tích tụ lại trên da sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện các đốm nâu, nám, đồi mồi

Do bị rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng ức chế quá trình sản sinh của sắc tố melanin trong cơ thể. Khi nữ giới đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc tiền mãn kinh thì thường gặp phải chứng rối loạn nội tiết tố. Điều này khiến cho melanin có điều kiện tăng sinh. Lâu ngày, chúng sẽ tích tụ lại gây nên các đốm nâu, tàn nhang hoặc mảng nám trên da.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể gây rối loạn sắc tố sa
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể gây rối loạn sắc tố da

Tay bị nổi đốm nâu do di truyền

Yếu tố di truyền cũng là nguyên dân dẫn đến trình trạng xuất hiện đốm nâu trên da tay. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị đốm nâu nhiều khi khả năng bạn cũng bị đốm nâu là rất cao. Các đốm nâu do di truyền thường nằm trong các cấu trúc của gen. Do đó, các đốm nâu này sẽ rất khó can thiệp và điều trị được tận gốc.

Xuất hiện đốm nâu trên da tay khi bị bệnh ung thư

Các đốm nâu trên da tay xuất hiện nhiều bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Đó là:

  • Ung thư tế bào đáy: Sự xuất hiện của các đốm đồi mồi, nốt ruồi cũng là dấu hiệu cho thấy khối u ở tế bào đáy đang phát triển. Các khối u này phát triển chậm và thường xuất hiện ở mặt nhiều hơn trên tay.
  • Ung thư tế bào gai (hay còn được gọi là ung thư tế bào vảy): Có khoảng 50% người bệnh mắc loại ung thư này bắt nguồn từ những tổn thương do sẹo, bệnh lý mãn tính hoặc có nhiễm trùng lâu ngày thành u. Loại ung thư này phát triển khá nhanh và mức độ lây lan cao hơn so với ung thư tế bào đáy.
  • Ung thư da hắc tố: Đây được xem là một trong những dạng ung thư da ác tính nhất. Theo nghiên cứu mới đây ở Mỹ chỉ ra có đến 70% người bệnh bị ung thư hắc tố bị tử vong. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, chỉ là xuất hiện những đốm đen trên đầu ngón tay, ngón chân, da bàn chân, lòng bàn chân, gót chân,…

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt thiếu lành mạnh, lạm dụng thuốc kháng sinh có tác dụng phụ làm tăng sắc tố, sử dụng mỹ phẩm chất lượng hay mắc phải các bệnh lý gây rối loạn nội tiết như Addison.… cũng là những yếu tố gây nên tình trạng nổi đốm  nâu ở tay.

Cách chữa đốm nâu trên da tay

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nổi đốm nâu trên da tay không nguy hại đến sức khỏe nên không bắt buộc phải can thiệp y tế. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng gây mất thẩm mỹ, khiến người mặc cảm thấy thiếu tự tin trong cuộc sống thường ngày. Do đó, để cải thiện, ngăn chặn sự tiến triển và lan rộng của các đốm nâu trên tay, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm da sau:

Chăm sóc, bảo vệ da tay hàng ngày

Bảo vệ và chăm sóc da hàng ngày là cách giúp bạn duy trì được làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng hình thành và phát triển của hắc sắc tố melanin. Để cải thiện cải thiện tình trạng da tay bị nổi đốm nâu nhiều hơn, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

Bôi kem chống nắng lên tay giúp bảo vệ và làm mờ đốm nâu trên da
Bôi kem chống nắng lên tay giúp bảo vệ và làm mờ đốm nâu trên da
  • Sử dụng các vật dụng che nắng: Khi có việc cần phải ra ngoài trời, bạn nên có các biện pháp che nắng bằng cách sử dụng mũ rộng vành, găng tay, mặc quần áo dài tay tối màu, khẩu trang, kính râm… để hạn chế sự tiếp xúc của nắng mặt trời với da.
  • Thời gian không nên đi ra ngoài: Bạn cần hạn chế đi ra ngoài vào khung thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Bởi đây là thời điểm tia UV phát ra mạnh nhất.
  • Kem chống nắng: Việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên có ý nghĩa rất lớn nhằm ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các đốm nâu… Bạn nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau khoảng từ 2 – 3 giờ.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi để giúp duy trì độ ẩm cho da, kích thích quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra tốt hơn. Đồng thời nên kết hợp bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E… và các khoáng chất để hỗ trợ làm mờ các đốm nâu trên tay

Chữa đốm nâu trên da tay bằng nguyên liệu thiên nhiên

Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên là cách xử lý đốm nâu ở tay được nhiều người áp dụng.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện
  • Tiết kiệm được nhiều chi phí so với các phương pháp khác
  • An toàn, không lo tác dụng phụ vì thành phần hoàn toàn tự nhiên

Nhược điểm: 

  • Thời gian phát huy hiệu quả tương đối chậm
  • Chỉ thấy hiệu quả rõ rệt đối với những đốm nâu được phát hiện sớm hoặc hình thành chưa quá lâu

Các biện pháp cụ thể bao gồm:

Dùng nước cốt chanh làm mờ đốm nâu

Thành phần axit nitric có trong nước cốt chanh có tác dụng làm mờ các hắc sắc tố melanin, loại bỏ hiệu quả tàn nhang và đốm nâu, giúp da sáng khỏe hơn.

Nước cốt chanh giúp giảm sự xuất hiện đốm nâu trên da tay
Nước cốt chanh giúp giảm sự xuất hiện đốm nâu trên da tay

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy ½ quả chanh và chà trực tiếp lên vùng da bị nổi đốm nâu từ 15-20 phút. Kiên trì một thời gian, bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ.

Trị đốm nâu trên tay bằng đu đủ xanh

Đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi các đốm nâu hiệu quả. Ngoài ra, trong đu đủ xanh còn có chứa một lượng lớn enzyme papain có tác dụng tẩy da chết. Đối với vùng da bị đốm nâu thì đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để tái tạo làn da với chi phí vô cùng rẻ.Bạn chỉ cần nghiền nát đu đủ xanh với nước hoặc dùng bông gòn thấm nhựa đu đủ xanh và  bôi lên các đốm nâu trên da tay. Sau khoảng 10 phút bạn rửa lại với nước sạch.

Tuy nhiên, bởi nhựa đu đủ có tính sát khuẩn cao và ăn mòn da tay nên với công thức này bạn có thể áp dụng thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng nha đam làm mờ đốm nâu

Trong nha đam có chứa đến 22 loại axit amin và các khoáng chất có tác dụng nuôi dưỡng da tay mềm mịn, dễ dàng lấy đi các tế bào chết sần sùi. Từ đó giúp bạn làm mờ các đốm nâu, làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả.Bạn chỉ cần lấy bẹ nha đam tươi, rửa sạch, sau đó tách lấy phần thịt trong suốt và massage đều lên da tay từ 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Kiên trì áp dụng phương pháp này khoảng 3 lần /tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nha đam có thể làm mờ các đốm nâu và làm sáng da tay hiệu quả
Nha đam có thể làm mờ các đốm nâu và làm sáng da tay hiệu quả

Dùng giấm táo làm mờ đốm nâu

Ngoài việc chứa một lượng vitamin dồi dào, tính axit của giấm táo có thể giúp loại bỏ da chết nhẹ nhàng, cân bằng hiệu quả độ pH trên da. Từ đó giúp bạn làm mờ đi các đốm nâu, mang lại một làn da sáng mịn và đều màu hơn.Bạn chỉ cần pha loãng dung dịch giấm táo với nước, và ngâm tay trong khoảng 5 – 10 phút rồi sửa sạch lại với nước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha thêm một ít dầu oliu hoặc dầu dừa vào trong dung dịch dấm táo đã pha loãng để tăng cường khả năng dưỡng ẩm cho da. Áp dụng thực hiện đều đặn mỗi ngày để giúp da sáng khỏe, mềm mịn và mờ đốm nâu.

Điều trị đốm nâu bằng thuốc uống, kem bôi

Nếu bạn muốn những đốm nâu trên tay nhanh mờ hơn, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc uống hoặc kem bôi tại chỗ. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu đã nghiên cứu và cho ra đời các dòng sản phẩm nhằm khắc phục tình trạng này.

Ưu điểm: 

  • Khả năng làm mờ đốm nâu trên da tay hiệu quả
  • Dễ dàng thực hiện

Nhược điểm: Không mang lại hiệu quả chữa trị cao trong trường hợp vết nám phát triển thành sắc tố nâu hoặc nám da tay lâu nămMột vài gợi ý về một số loại thuốc và kem bôi bạn có thể sử dụng như:

  • Hydroquinone cream 4%: Đây là loại hoạt chất có tác dụng làm trắng da và xóa mờ các đốm nâu hiệu quả trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sản phẩm sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khô da, da kích ứng và đỏ rát…. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nồng độ Hydroquinone ở mức 4% để đảm bảo an toàn cho làn da. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng kết hợp với loại kem dưỡng ẩm phục hồi nhằm cải thiện hoặc ngăn chặn tình trạng da bị kích ứng, bong rát.
  • Axit glycolic: Đặc tính của axit glycolic có tác dụng chống lão hóa và loại bỏ các tế bào hư tổn trên da. Đặc biệt, hoạt chất này còn giúp làm mờ các đốm nâu, tàn nhanh nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng kem bôi có chứa thành phần này, tình trạng đốm nâu ở tay sẽ được cải thiện đáng kể.  Da tay cũng sẽ mềm mịn và đàn hồi hơn.
Một số hoạt chất có thể làm trắng và tẩy đốm nâu ở tay hiệu quả
Một số hoạt chất có thể làm trắng và tẩy đốm nâu ở tay hiệu quả
  • Axit kojic: Đây là hoạt chất được sản sinh ra trong quá trình lên men gạo hoặc trong các loại nấm tự nhiên. Axit kojic được dùng để ức chế quá trình tổng hợp ra hắc sắc tố melanin, nhờ đó hỗ trợ và làm mờ đốm nâu hiệu quả. Hoạt chất này khá an toàn và lành tính nên với những người có làn da tay mỏng và nhạy cảm nhất vẫn có thể sử dụng được.
  • Collagen: Bổ sung collagen theo đường uống không chỉ hỗ trợ làm đầy nếp nhăn mà còn có tác dụng làm mờ các vệt sạm nám, tàng nhang, đốm nâu… Từ đó mang lại cho bạn làn da khỏe đẹp, tươi sáng và rạng ngời.
  • Thuốc uống trị nám: Đây cũng là một dạng thực phẩm chức năng giúp bạn lấy lại làn da trắng sáng và đều màu hơn. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài mới thấy được tác dụng.

“Đánh bay” đốm nâu bằng công nghệ

Để rút ngắn thời gian điều trị và mang lại hiệu quả rõ rệt hơn, bạn có thể tham khảo đến các biện pháp điều trị chuyên môn bằng việc áp dụng kỹ thuật công nghệ

Ưu điểm: Loại bỏ nhanh chóng các đốm nâu xuất hiện trên tay

Nhược điểm: 

  • Chi phí thực hiện cao và phải thực hiện theo liệu trình nhiều buổi
  • Các biện pháp xâm lấn da có thể khiến da bị kích ứng, viêm nhiễm…
  • Các đốm nâu vẫn có khả năng quay lại hoặc đậm màu hơn nếu bạn bở dở liệu trình hoặc không chăm sóc cẩn thận sau điều trị

Một số giải pháp điều trị bằng công nghệ bạn có thể tham khảo như:

  • Peel da hóa chất: Phương pháp này sử dụng những dược chất chuyên dụng có tính axit tác dụng lên lớp thượng bì nhằm đẩy nhanh quá trình thay da sinh học. Từ đó giúp bạn loại bỏ các đốm nâu, đồng thời thúc đẩy sản sinh collagen và tái tạo tế bào da mới.
  • Liệu pháp laser: Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng chùm tia laser đơn sắc tác động trực tiếp đến những vùng sắc tố da và làm phá vỡ chúng một cách nhanh chóng.
  • Liệu pháp ánh sáng IPL: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng đa sắc năng lượng cao tác động đến vùng da cần điều trị. Các hạt sắc tố dưới da hấp thụ ánh sáng, nở to ra và dễ dàng bị đập thành những “mảnh nhỏ”. Sau đó, các mảnh nhỏ này sẽ được “dọn dẹp” và đào thải dần qua quá trình trao đổi chất.
Các liệu pháp công nghệ giúp loại bỏ nhanh chóng các đốm nâu xuất hiện trên da tay
Các liệu pháp công nghệ giúp loại bỏ nhanh chóng các đốm nâu xuất hiện trên da tay
  • Mài da vi điểm: Đây là kỹ thuật giúp tái tạo bề mặt da không xâm lấn và không sử dụng hóa chất nên phù hợp với những làn da nhạy cảm nhất. Phương pháp này sử dụng một dụng cụ mài mòn để lấy đi lớp tế bào chết trên lớp biểu bì, giúp làm mờ các vết thâm nám và tạo điều kiện cho tế bào da mới phát triển.

Giải pháp phòng ngừa xuất hiện đốm nâu trên da tay

Một số gợi ý giúp bạn tránh sự xuất hiện của các vết nám, tàn nhang hay đồi mồi… là:

  • Sử dụng kem chống nắng cho da tay để hạn sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời làm sản sinh melanin dưới da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da tay hàng ngày. Khi da tay đủ ẩm sẽ trở nên mềm mịn, quá trình lão hóa cũng sẽ diễn ra chậm hơn.
  • Sử dụng găng tay để bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các hóa chất tẩy rửa có tính kiềm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu viamin A, B, C, E, kẽm, mỡ động vật…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, duy trì thói quen tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày…

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng xuất hiện đốm nâu trên da tay. Mặc dù tình trạng này thường không nguy hiểm và không cần thiết phải điều trị nhưng sẽ gây khó chịu, mất thẩm mỹ và khiến người mắc cảm thấy tự ti. Do đó, để bảo vệ da tay trước những tác nhân gây hại, bạn nên chủ động phòng ngừa và có các biện pháp can thiệp, khắc phục sớm khi da bắt đầu có dấu hiệu hình thành các đốm nâu.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC