Viêm tai giữa: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh

Viêm tai giữa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đối tượng bị bệnh bao gồm ở người lớn và trẻ em, trong đó bệnh thường gặp ở các bé nhỏ hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu để từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp. Mời các bạn tham khảo những thông tin quan trọng dưới đây.

Viêm tai giữa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải hiện nay
Viêm tai giữa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải hiện nay

Bệnh viêm tai giữa là gì? Phân loại bệnh

Theo tiếng Anh, bệnh viêm tai giữa có tên gọi là Otitis Media. Bệnh thực tế là trạng thái xương chũm và hòm nhĩ của bệnh nhân bị viêm nhiễm do các virus vi khuẩn xâm nhập. Khi chúng ta mắc bệnh, cơ quan này sẽ xuất hiện dịch mủ gây ra nhiễm trùng.

Chủ yếu bệnh viêm tai giữa xảy ra do người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp, cụ thể là khu vực tai mũi họng. Các vi khuẩn theo các dịch đờm ở trong họng phát triển và xâm lấn tới màng nhĩ và gây bệnh.

Cho đến nay, tỷ lệ người mắc bệnh viêm tai giữa ngày càng gia tăng, bệnh chỉ xếp sau các bệnh về đường hô hấp. Chứng viêm tai giữa sẽ tiến triển theo 2 giai đoạn, khi chuyển sang giai đoạn nặng sẽ mất rất nhiều thời gian để điều trị.

Ngày nay, các chuyên gia phân chia bệnh viêm tai giữa theo 2 cấp độ bệnh gồm:

  • Giai đoạn cấp tính: Là giai đoạn người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc đường hô hấp trên. Đặc biệt là các bệnh nhân bị ho gà, sởi hoặc bệnh bạch cầu. Thông thường, chứng viêm tai giữa cấp sẽ khởi phát và chấm dứt trong một thời gian ngắn.
  • Giai đoạn có dịch tiết: Đây là giai đoạn bệnh nhân có dịch trong tai nhưng không nhiễm trùng. Đây là tình trạng nặng nhất ở người bệnh dù các triệu chứng không biểu hiện rõ ràng. Bệnh sẽ kéo dài âm ỉ và xuất hiện thêm nhiều biến chứng.
Bệnh về tai giữa được phân chia làm 2 giai đoạn
Bệnh về tai giữa được phân chia làm 2 giai đoạn

Những đối tượng dễ mắc chứng viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa dễ dàng bộc phát ở mọi đối tượng từ trẻ tới già. Trong đó, có một số trường hợp người bệnh có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn. Những trường hợp đó gồm:

  • Trẻ nhỏ: Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vậy nên trẻ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Các chứng bệnh viêm amidan, viêm họng hay viêm phế quản đều có thể dẫn tới bệnh viêm tai giữa.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi cũng thuộc nhóm dễ mắc bệnh. Hệ miễn dịch suy giảm cùng với đó là nhiều bệnh lý nền làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập cơ thể và làm vùng tai bị tổn thương.
  • Phụ nữ đang mang thai: Trong thời kỳ mang bầu, các hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi, đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công. Vì vậy, phụ nữ trong giai đoạn này cần chú ý quan tâm sức khỏe để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
  • Người có cơ địa mẫn cảm: Người có cơ thể dễ dàng nhạy cảm với các thay đổi của thời tiết, dễ bị dị ứng khi giao mùa thường dễ mắc viêm tai giữa hơn.
  • Bên cạnh đó, chứng viêm tai giữa còn có nguy cơ xảy ra khá cao ở những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia hoặc thuốc lá.

Bệnh có nguy hiểm không?

Rất nhiều người vẫn cho rằng chứng bệnh viêm tai giữa sau một thời gian sẽ tự khỏi và không có nguy hiểm. Nhưng các chuyên gia cho biết, bệnh viêm tai giữa không thể tự khỏi. Người bệnh nếu không áp dụng các biện pháp điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới nhiều BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM.

Người bệnh cần biết một số biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe khi bệnh không được chữa trị kịp thời như sau:

  • Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng: Khi viêm tai giữa xuất hiện ở trẻ nhỏ, các bé gặp cản trở trong vấn đề nói chuyện và lắng nghe. Quá trình phát triển của bé cũng bị chậm lại vì đây là thời điểm bé đang tiếp nhận mọi sự vật sự việc xung quanh. Các bé mắc bệnh sẽ dễ hình thành tính cách hướng nội, ngại giao tiếp.
  • Thủng màng nhĩ: Khi chứng viêm tai giữa ngày càng chuyển biến nặng. Người bệnh không áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm vi khuẩn lây lan tới màng nhĩ. Những vi khuẩn này phát triển và làm hỏng cấu trúc của màng nhĩ, gây ra các lỗ thủng nghiêm trọng.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
  • Người bệnh bị giảm thính lực: Đây là biến chứng phổ biến nhất ở các bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa. Khi mới phát bệnh, người bệnh sẽ có các phản ứng tương đối chậm với âm thanh ở xung quanh. Về lâu dài, thính lực của người bệnh có thể mất vĩnh viễn nếu không được chữa trị.
  • Nhiễm trùng truyền nhiễm: Biến chứng tiếp theo mà người bệnh cần đặc biệt quan tâm là tình trạng viêm nhiễm. Viêm có thể lây lan từ vùng tai giữa sang vùng xương chũm và có khả năng đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
  • Áp xe não và viêm màng não: Có thể bạn chưa biết, viêm tai giữa còn có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não. Mặc dù tỉ lệ xảy ra biến chứng tại não không cao nhưng người bệnh không thể chủ quan. Chúng ta cần sớm có các biện pháp để chữa bệnh ngay khi có dấu hiệu khởi phát.

Viêm tai giữa nguyên nhân do đâu?

Như chúng tôi đã đề cặp ở trên, bệnh viêm tai giữa chủ yếu khởi phát do sự xâm nhập và tấn công từ các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta cần biết rõ. 

Dưới đây là những yếu tố dẫn tới bệnh viêm tai giữa:

  • Các loại virus, vi khuẩn: Hiện nay có rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp và tai, mũi của bệnh nhân. Có thể kể đến một số loại vi khuẩn, virus như: Phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae,… Những vi khuẩn này sau khi gây bệnh ở họng, phế quản, mũi sẽ di chuyển tấn công tới khoang tai giữa.
  • Ống Eustachian chưa hoàn thiện: Ở trẻ sơ sinh, ống Eustachian chưa hoàn thiện sẽ là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập gây tổn thương.
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Khi thời tiết chuyển từ khô sang ẩm ướt, khí hậu chuyển mùa cũng là lúc các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Cơ thể chúng ta chưa kịp thích ứng sẽ dễ dàng bị mắc bệnh về tai và nhiều bệnh lý hô hấp khác.
Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến
  • Người bệnh gặp các chấn thương: Ở một số bệnh nhân từng gặp phải các chấn thương liên quan tới màng nhĩ, tai sẽ có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao. Đặc biệt những bệnh nhân từng bị mủ tai hoặc thủng màng nhĩ cần hết sức chú ý.
  • Môi trường ô nhiễm nặng: Khi các bạn sống hoặc làm việc trong môi nhiều có chất lượng không khí kém, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại phát tán nhiều. Chúng ta sẽ có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn những người sống ở môi trường trong lành, ít ô nhiễm. 
  • Bên cạnh đó, những người thường có lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích làm hại cơ thể cũng có khả năng mắc bệnh.

Viêm tai giữa biểu hiện cần cảnh giác

Các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa sẽ có sự khác biệt giữa các đối tượng mắc bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như độ tuổi của người bệnh mà chứng viêm tai giữa bộc phát các triệu chứng khác nhau.

Các bạn có thể tham khảo một số triệu chứng điển hình của bệnh dưới đây:

Viêm tai giữa dấu hiệu ở trẻ nhỏ

  • Trẻ bị viêm tai giữa sẽ sốt cao trên 38 độ. Trẻ thường quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ. Với trẻ chưa biết kêu đau sẽ hay chạm tay lên tai. Nếu trẻ đã biết nói, bé sẽ kêu tai bị ngứa và đau.
  • Trẻ thường bị phát tác cơn đau vào buổi đêm, giấc ngủ của bé chập chờn, không thể ngủ sâu.
  • Khi bị viêm tai, các bé sẽ khó ăn uống, cân nặng bị giảm và tính cách khó chịu hơn, dễ cáu gắt hơn.
  • Khi có các âm thanh, bé sẽ phản ứng khá chậm, bé không nghe rõ mọi người xung quanh đang nói gì. 
  • Ngoài ra, phụ huynh có thể phát hiện bệnh thông qua triệu chứng tai của trẻ bị chảy dịch ra ngoài và tai sưng đỏ. Ở một số trường hợp, trẻ nhỏ còn bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới phân lỏng hoặc chậm tiêu.
Các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa
Các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Các triệu chứng bệnh ở người lớn cũng tương tự như trẻ nhỏ. Ngoài ra, người bệnh có thêm một số dấu hiệu sau:

  • Người bệnh cảm thấy bị ù tai, nặng tai, các cơn đau nhức và ngứa từ trong tai gây ra cảm giác vô cùng khó chịu.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác muốn nôn và nôn.
  • Ở giai đoạn bệnh chuyển biến nặng, bệnh nhân còn có hiện tượng nổi hạch và tai sưng đỏ khá nặng.
  • Đồng thời, những người bị viêm tai giữa sẽ thấy cơ thể luôn mệt mỏi, ốm yếu tinh thần uể oải và ăn uống không ngon miệng.

Những triệu chứng mà chúng tôi liệt kê trên có thể xảy ra chỉ ở 1 bên tai hoặc cả 2 bên tai của bệnh nhân. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện và có xu hướng thuyên giảm nhẹ sau 2 – 3 tháng, sau đó các triệu chứng tiếp tục tái phát.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi các bạn phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, chúng ta cần sớm đến bệnh viện để chẩn đoán và chữa trị. Chẩn đoán giúp bệnh nhân tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác, từ đó việc điều trị sẽ dễ dàng và chính xác hơn.

Chẩn đoán chính xác bệnh

Đây là phương pháp chẩn đoán kết hợp giữa khám nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng.

Khám nghiệm lâm sàng: Trước tiên, các bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng mà người bệnh đang mắc. Những loại thuốc bạn đang sử dụng hay các bệnh lý liên quan đến hô hấp mà người bệnh đang gặp phải.

Qua trao đổi và quan sát các biểu hiện thông qua mắt thường, chúng ta có thể phân chia bệnh như sau:

  • Viêm tai giữa tính mủ: Mủ trắng chảy ra từ tai có màu trắng, xanh với mùi hôi khá khó chịu. Bệnh nhân giảm thính lực và có các cơn đau âm ỉ lan từ vùng tai tới thái dương.
  • Viêm tai giữa dịch nhầy: Người bệnh có mủ màu vàng ở trong tai, khi dùng tăm bông đưa vào tai sẽ thấm được dịch mủ. Ở trường hợp này, bệnh nhân vẫn có khả năng nghe khá rõ ràng.
  • Mãn tính hồi viêm: Người bệnh có các cơn sốt tương đối cao, sức khỏe bị suy giảm rõ rệt. Các cơn đau trong tai cũng rất nặng và thị lực đồng thời giảm sút. Người bệnh đau cả vùng hốc não và thái dương. Triệu chứng viêm ngày càng nặng hơn.
Y học chẩn đoán bệnh như thế nào
Y học chẩn đoán bệnh như thế nào
  • Lâm sàng: Là phương pháp bác sĩ khám tai kết hợp với chụp CT và một số xét nghiệm nhỏ.
  • Cấy dịch tai: Cách chẩn đoán này giúp chúng ta phát hiện các loại vi khuẩn gây bệnh cho tai. Từ đó lựa chọn các phác đồ điều trị để kháng khuẩn phù hợp.
  • Nội soi tai: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi có đầu gắn camera để đưa vào trong tai bệnh nhân. Qua các hình ảnh phản chiếu trên màn hình, bác sĩ sẽ quan sát dễ dàng tình trạng cụ thể của màng nhĩ, tai giữa và ống tai của bệnh nhân.

Phương pháp chẩn đoán phân biệt

Đây là cách chẩn đoán phân biệt bệnh viêm tai giữa với các bệnh lý khác. Cụ thể như sau:

  • Viêm tai giữa sau lao phổi: Bệnh nhân thực hiện chụp X-quang phổi và thông báo tình trạng tiểu sử bệnh.
  • Viêm tấy hạch: Bệnh nhân vẫn có khả năng nghe âm thanh bình thường, tai không có mủ và kết quả chụp chiếu đều cho kết quả bình thường.
  • Viêm ống ngoài tai: Người bệnh có kết quả chụp CT cho thấy tình trạng bình thường, khi bị kéo vành tai sẽ thấy đau nhức.

Cách chữa trị viêm tai giữa hiệu quả hiện nay

Sau khi người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm tai giữa, chúng ta cần tham khảo liệu trình điều trị tư vấn do các bác sĩ chỉ định. Người bệnh có thể thông qua Tây y, Đông y hoặc các bài thuốc dân gian để cải thiện triệu chứng. 

Chữa chứng viêm tai giữa bằng Tây y

Tây y hiện nay có rất nhiều phương thuốc để điều trị bệnh viêm tai giữa. Thông quá nhiều liệu pháp khác nhau, người bệnh có thể điều trị bệnh khá hiệu quả. Thuốc Tây y phát huy tác dụng nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị nhưng có thể gây ra tác dụng phụ.

Người bệnh liên tục sử dụng tân dược trong thời gian dài có khả năng bị nhờn thuốc và gặp các biến chứng liên quan đến thận, gan.

Phương pháp chữa trị chứng viêm tai giữa trong Tây y
Phương pháp chữa trị chứng viêm tai giữa trong Tây y

Những loại thuốc bệnh nhân được kê đơn gồm:

  • Thuốc nhỏ tai: Thuốc điều chế dạng dung dịch được sử dụng để bệnh nhân vệ sinh tai hàng ngày. Các loại thuốc phổ biến như: Polymyxin, Neomycin, Gentamicin,… Những thuốc này có thể kết hợp thêm Steroid để mang đến công dụng chống sưng viêm, sát khuẩn hiệu quả. 
  • Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm thuốc rất cần thiết cho bệnh nhân để kháng viêm và làm giảm các triệu chứng đau nhức. Người bệnh có thể sử dụng: Cefixim, Aminoglycoside, Non-steroid, Sparfloxacin, Prednisolone,….
  • Thuốc có công dụng giảm đau: Nhóm thuốc này sử dụng cho cả bệnh nhân giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính. Thuốc được sử dụng gồm có: Efferalgan, Paracetamol, Panadol, Dafalgan,…
  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Bệnh nhân sử dụng một số thuốc sau đây để phòng trường hợp bị dị ứng khi sử dụng thuốc: Cetirizine, Fexofenadine, Chlopheniramin,…

Những loại thuốc trên đều là thuốc kê đơn, cần có chỉ định liều lượng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, sử dụng đúng cách sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh hiệu quả. 

Phương pháp phẫu thuật:

Khi bệnh nhân sử dụng các đơn thuốc nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Thuốc không giúp bệnh tình của bạn thuyên giảm, lúc này chúng ta có thể áp dụng cách phẫu thuật như sau:

  • Phẫu thuật phục hồi: Bác sĩ vá màng nhĩ cho bệnh nhân có màng nhĩ bị thủng do biến chứng từ viêm tai giữa.
  • Cắt bỏ Polyp hòm nhĩ: Người bệnh được phẫu thuật nội soi để loại bỏ polyp bị thừa. Khi bệnh nhân bị biến chứng viêm tai giữa nặng sẽ thực hiện phẫu thuật cắt Polyp.

Các phương thuốc chữa trị trong Đông y

Đông y cũng có khá nhiều bài thuốc giúp bệnh nhân chữa trị chứng viêm tai giữa. Thang thuốc sử dụng các vị thảo dược tự nhiên, phát huy dươc tính tốt nhưng không gây tác dụng phụ. 

Thuốc an toàn, lành tính với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Người bệnh có thể thông qua các bài thuốc này để tăng cường cải thiện sức khỏe ngày một ổn định hơn.

Bài thuốc 1

Các vị thuốc gồm: Trạch tả, đương quy, long đởm thảo kim ngân hoa, mộc thông, cam thảo, sa tiền tử.

Cách sử dụng:

  • Các bạn đem các vị thuốc rửa sạch, sắc thuốc cùng 800ml nước. 
  • Sau khoảng 30 phút, chúng ta có thể chắt thuốc ra và uống thuốc nhân lúc còn ấm.

Bài thuốc 2

Các vị thuốc gồm: Xương bồ, trạch tả, mộc thông, sinh địa, đại hoàng, bạc hà, hoàng cầm.

Cách sử dụng: 

  • Chúng ta sử dụng ấm hoặc nồi để sắc thuốc với 1000ml nước. Cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 1 bát con, người bệnh chắt ra để sử dụng.
  • Hàng ngày, bệnh nhân chia thuốc thành 3 bữa để uống đều đặn. Sau một thời gian bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng giảm rõ rệt.
Các bài thuốc phổ biến trong Đông y
Các bài thuốc phổ biến trong Đông y

Bài thuốc 3

Các vị thuốc gồm: Sơn dược, cát cánh, cam thảo, sơn dược, sa nhân, bạch biến đậu, hoàng liên.

Cách sử dụng:

  • Các vị thuốc bạn sắc cùng 1200ml nước. Khi thuốc chuyển màu đậm, phần thuốc còn khoảng 300ml, người bệnh có thể ngừng sắc.
  • Phần thuốc mỗi ngày bạn uống vào các buổi sáng, trưa và tối. Chúng ta uống hết 1 thang thuốc trong ngày, không để thuốc sang ngày hôm sau.

Bài thuốc chữa bệnh từ dân gian

Chữa theo mẹo dân gian cũng là cách thức được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu dễ kiếm để làm thành các bài thuốc điều trị. 

Các cách chữa này sẽ cần nhiều thời gian hơn để phát huy hết công dụng, nhưng đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, bệnh nhân có thể lựa chọn một trong cách cách chữa dưới đây:

Cây diếp cá

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 15g lá diếp cá rửa sạch, ngâm cùng nước muối 20 phút để loại bỏ các vi khuẩn trên lá.
  • Các bạn vớt diếp cá, để ráo nước và xay nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt.
  • Chúng ta nhỏ trực tiếp nước cốt rau diếp vào bên tai bị viêm. Mỗi lần nho 1 – 2 giọt và thực hiện tối thiểu 1 tuần để thấy chứng viêm tai có biến chuyển tốt.

Lá mơ

  • Bạn chuẩn bị 4 – 5 lá mơ, rửa sạch và ngâm nước muối tương tự rau diếp cá.
  • Lá sau khi ngâm xong chúng ta hơ trên bếp lửa nhỏ để làm nóng lá. Bạn vò thật nhỏ lá mơ và nhét vào bên tai viêm. 
  • Để lá mơ qua đêm và đến sáng người bệnh lấy lá khỏi tai. Lá mơ sẽ giúp bạn hút mủ trong tai hiệu quả.
Cách chữa bệnh của dân gian
Cách chữa bệnh của dân gian

Cây sống đời

  • Chúng ta dùng 10g lá sống đời đem rửa sạch, ngâm với nước muối. 
  • Lá ngâm xong bạn mang đi xay nhuyễn và ép lấy phần nước cốt. Người bệnh chấm tăm bông vào nước ép sống đời để thấm vào trong tai. 
  • Mỗi ngày người bệnh có thể áp dụng phương pháp này 2 lần để chứng viêm tai được cải thiện.

Người mắc viêm tai giữa nên kiêng gì và ăn gì?

Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao, người bệnh ngoài lựa chọn đúng phương pháp chữa cần quan tâm thêm chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Người bệnh có thể tham khảo một số thực phẩm sau đây.

Người bị viêm tai giữa dùng thực phẩm gì?

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, D, E, C: Các thực phẩm như cà rốt, gan bò, dầu thực vật, cam, bưởi, cải xoăn, đu đủ,…. Những nhóm vitamin này giúp người bệnh mau lành các vết thương, tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ viêm xương chũm.
  • Các loại cá biển: Cá biển chứa các thành phần khoáng chất và iot khá dồi dào. Người bệnh sử dụng cá biển thường xuyên sẽ giúp tai hồi phục nhanh chóng, chứng viêm nhiễm được cải thiện hiệu quả.
  • Các loại rau xanh: Rau xanh chứa hàm lượng lớn chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu. Người bệnh sử dụng rau xanh sẽ có rất nhiều lợi ích, vừa làm thuyên giảm triệu chứng viêm tai giữa, vừa cải thiện sức khỏe an toàn.
Người bệnh cần chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể
Người bệnh cần chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể

Người bị viêm tai giữa kiêng thực phẩm gì?

  • Nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết: Các loại đồ ăn như bánh mì, đường, kẹo ngọt, chè, khi vào cơ thể sẽ kích thích giải phóng insulin. Lượng đường huyết có thể tăng nhanh và cũng hạ đột ngột, tình trạng này làm người bệnh ù tai và chóng mặt.
  • Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ luôn là các món ăn được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hạn chế sử dụng. Các loại xúc xích rán, viên chiên, khoai chiên hay nhiều đồ ăn nhanh khác có khả năng làm bệnh nhân đau nhức nặng hơn. Thậm chí tai bị viêm nhiễm có thể xuất hiện thêm nhiều biến chứng.
  • Đồ ăn cay nóng và các chất kích thích: Đồ ăn cay khi đi vào cơ thể sẽ làm bệnh nhân có triệu chứng ù tai, thính lực suy giảm và đau nhức mạnh. Ngoài ra, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng đều có ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Vậy nên, chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bản thân và mọi người trong gia đình.

  • Với trẻ nhỏ, phụ huynh cần vệ sinh tai sạch sẽ cho bé hàng ngày. Đặc biệt là sau khi bé tắm gội, bơi lội.
  • Chúng ta hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi ô nhiễm, hạn chế sử dụng các chất kích thích và các loại bia rượu để đảm bảo lối sống lành mạnh.
  • Mỗi người nên chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch giúp chúng ta phòng bệnh tốt hơn.
  • Khi thời tiết giao mùa, bạn cần giữ ấm cho cổ họng, tai và lòng bàn tay, bàn chân. 
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, khoa học sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa và các bệnh lý khác hiệu quả.
  • Ngoài ra, chúng ta nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, hoặc ngay khi có các dấu hiệu của bệnh cần lập tức đi thăm khám. Phát hiện bệnh và chữa trị sớm sẽ giúp cơ thể chúng ta nhanh chóng hồi phục.

Bệnh viêm tai giữa biểu hiện thế nào, cách điều trị ra sao đều đã được chúng tôi đề cập đến trong bài viết này. Từ những thông tin trên, hi vọng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh lý để bảo đảm sức khỏe luôn được ổn định, tránh các biến chứng nguy hại.

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *