Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao? Cần cải thiện như thế nào?
Nội dung
Bà bầu mất ngủ là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở những tháng đầu và cuối của thai kỳ. Mất ngủ khi mang bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe của con. Người mẹ khi thiếu ngủ, mất ngủ trầm trọng sẽ gây ra cáu gắt, stress, mệt mỏi. Đứa trẻ khi ra đời cũng có thể bị ảnh hưởng, ít tươi cười và có xu hướng khó tính hơn nhiều trẻ khác.
Tìm hiểu về hiện tượng mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ khi mang thai là rối loạn giấc ngủ trong chu kì thai. Thông thường, mẹ bầu mất ngủ sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Rất khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc loay hoay mãi không ngủ được
- Gặp khó khăn khi duy trì giấc ngủ
- Thường thức giấc nhiều lần trong đêm, ngủ không sâu giấc, sáng dậy vẫn mệt mỏi
- Thức dậy quá sớm mà không thể ngủ lại được
- Hiện tượng mất ngủ, khó ngủ khi mang thai có thể gặp suốt 9 tháng. Tuy nhiên thường diễn ra nhiều nhất ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ.
Lý giải nguyên nhân bà bầu mất ngủ
Theo bác sĩ sản khoa Trịnh Văn Tâm, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không ngủ được khi mang thai, mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ, bầu 6 tháng mất ngủ, bầu 8 tháng mất ngủ hoặc khó ngủ mất ngủ suốt 9 tháng là do sự phát triển của thai nhi. Trong đó thường triệu chứng mất ngủ nặng nhất là vào 3 tháng cuối. Sự phát triển của thai nhi sẽ kéo theo nhiều biểu hiện dẫn đến mất ngủ, chủ yếu là:
- Không ngủ được khi mang thai do cảm thấy khó thở
Khi mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố làm cho hơi thở chậm và sâu hơn bình thường. Khi con càng lớn, cân nặng càng tăng thì cũng phần dạ con lại càng chiếm nhiều diện tích, tạo áp lực lớn kên cơ hoành khiến mẹ bầu mất ngủ.
- Không ngủ được khi mang thai do đi tiểu đêm nhiều lần
Dạ con lớn lên nhanh chóng chèn ép lên vùng bàng quang. Lúc này mẹ sẽ thấy vô cùng khó chịu, liên tục muốn đi tiểu kể cả ban ngày và ban đêm. Lúc này giấc ngủ của mẹ sẽ bị đánh thức. Nhiều mẹ không thể ngủ lại được nữa.
- Không ngủ được do đau nhức lưng và chân
Lưng và chân là nơi chịu toàn bộ trọng lực của thai nhi, nước ối và sự gia tăng trao đổi máu của người mẹ. Có tới 75% mẹ bầu cảm thấy khó chịu, khó ngủ vì điều này. Ngoài ra, hiện tượng thiếu canxi với biểu hiện chuột rút chân vào ban đêm cũng khiến mẹ tỉnh giấc.
- Không ngủ được do mẹ bầu gặp vấn đề về tiêu hóa
Khi mang thai, mẹ thường cảm giác thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Nguyên nhân là thai nhi lớn hơn làm dạ dày bị chèn ép. Việc ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng cũng có thể gây ra hội chứng đầy hơi, chướng bụng. Điều này gián tiếp gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ khi mang bầu ở rất nhiều bà mẹ.
- Không ngủ được do ốm nghén nặng
Ốm nghén không chỉ là những cơn buồn nôn, chóng mặt, chán ăn mà còn làm cho mẹ bầu bị mất ngủ. Những cơn ốm nghén lúc nửa đêm dễ khiến mẹ bị khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Nhất Nam Định Tâm Khang – Giúp kéo dài giấc ngủ lên 8 tiếng mỗi đêm
Hầu hết phụ nữ sau sinh là những trường hợp dễ gặp phải tình trạng mất ngủ, nhất là mất ngủ trong thời gian thai kỳ. Đây là một trong những hiện tượng phổ biến thường xuyên xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được giải pháp điều trị an toàn cho cả mẹ và bé. Lựa chọn các bài thuốc Đông y với những thành phần thảo dược tự nhiên sẽ giúp cho nhiều bà bầu chấm dứt được tình trạng mất ngủ và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Xem thêm:
Bài thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang của Nhất Nam Y Viện được nghiên cứu và phục dựng từ Thái Y Viện triều Nguyễn là sự lựa chọn hoàn hảo cho phụ nữ bị mất ngủ trong thời gian thai kỳ. Bài thuốc đã được phục dựng thành công bởi chính đội ngũ chuyên gia của Nhất Nam Y Viện kết hợp cùng Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc.
Bộ sản phẩm Nhất Nam Định Tâm Khang bao gồm 4 bài thuốc chữa mất ngủ theo từng thể bệnh khác nhau, phù hợp với cơ địa của mẹ bầu. Cụ thể:
- Nhất Nam Định Tâm Hoàn: Bài thuốc chính chữa mất ngủ cho mọi thể bệnh.
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết (trường hợp mất ngủ thể khí huyết hư): Thuốc phù hợp cho người bị mất ngủ, mệt mỏi, tim đập hồi trống ngực, hoa mắt, chóng mặt, ….
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận (trường hợp mất ngủ thể tâm thận âm hư): Phù hợp cho người bệnh bị mất ngủ kèm với triệu chứng huyết áp thấp, huyết áp cao, tiền mãn kinh, đái tháo đường,…
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Can (trường hợp mất ngủ thể can khí uất kết): Dùng cho người bệnh bị mất ngủ có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, ù tai, tiểu vàng, tính tình căng thẳng hay cáu gắt,…
THÔNG TIN ĐẶT MUA BÀI THUỐC TẠI ĐÂY
Nhất Nam Định Tâm Khang được các chuyên gia sử dụng hơn 30 nguồn dược liệu tự nhiên. Trải qua nhiều lần gia giảm đã đem đến hiệu quả vượt trội khi sử dụng. Một số loại dược liệu chính có trong bài thuốc được kể đến như Hoàng kỳ, Thiên Môn, Long Nhãn, Bá tử nhân, Đẳng sâm, Lạc tiên,…. Việc kết hợp các dược liệu này với nhau giúp điều trị sâu căn nguyên gây bệnh mất ngủ cho người bệnh.
Nguồn dược liệu sử dụng trong bài thuốc đều đảm bảo 100% dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP – WHO hoàn toàn không có chất bảo quản và tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Trong quá trình sử dụng bài thuốc, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh có đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ bầu trước khi sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ:
- Cần tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, uống đúng giờ và đúng liều lượng.
- Phụ nữ sau sinh 6 tháng mới được sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ
- Trong quá trình sử dụng thuốc cần đảm bảo chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi thật điều độ.
Tuy nhiên, Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc đã được giới chuyên gia kiểm định chặt chẽ và hàng ngàn người bệnh đã có những phản hồi tích cực sau quá trình sử dụng bài thuốc cũng như hiệu quả mà thuốc mang lại.
VIDEO CỦA MẸ BỈM SỮA TÌM LẠI GIẤC NGỦ NHỜ NHẤT NAM ĐỊNH TÂM KHANG
Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về đơn vị cũng như bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang có thể liên hệ theo thông tin:
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh – Hotline: 02862791102
Hoặc nhận tư vấn online tại:
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Facebook: Nhất Nam Y Viện
- Email: lienhe@nhatnamyvien.com
Mẹ bầu bị mất ngủ có ảnh hưởng gì không?
Mất ngủ khi mang bầu không ảnh hưởng nguy cấp đến sức khỏe hay tính mạng của cả mẹ và bé. Tuy nhiên hầu hết trường hợp khó ngủ, mất ngủ đều kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của mẹ và con.
- Đối với mẹ mất ngủ, khó ngủ khi mang thai
Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mất sức trong suốt thai kì. Với những mẹ bị ngay vào giai đoạn đầu tiên, khi cơ thể phải đang phải tập làm quen với sự xuất hiện của bào thai, ốm nghén liên tục thì sức khỏe gần như suy kiệt. Lúc này rất cần sự giúp đỡ và chăm sóc từ người bố cũng như những người thân khác trong gia đình.
- Đối với thai nhi
Liệu mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi? Thực tế, có nhiều mẹ bầu mất ngủ, thậm chí ốm nghén trầm trọng, không thể ăn được gì trong suốt 9 tháng 10 ngày nhưng con vẫn đủ kg, phát triển tốt. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học, các chuyên gia nuôi dạy trẻ thì việc mẹ mệt mỏi, không thể vui vẻ trong suốt quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Con thường có xu hướng khó tính hơn, cau có hơn, hay quấy khóc hơn so với những đứa trẻ khác. Nguyên nhân bởi con bị ảnh hưởng bởi sự mệt mỏi khó chịu mà mẹ phải chịu đựng trong suốt cả thai kỳ.
Cá biệt, một số trẻ có mẹ bị mất ngủ trong thai kì gặp phải một số vấn đề sau:
- Con có nguy cơ thiếu máu cao
Việc ngủ muộn, khó ngủ hay không ngủ được không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn làm chậm quá trình tự tạo máu tự nhiên của con khi còn là bào thai. Theo nghiên cứu của các bác sĩ Anh Quốc, 23h – 3h sáng là quãng thời gian thuận lợi để tạo máu trong cơ thể của thai nhi. Nếu lúc này mẹ không ngủ được sẽ cản trở quá trình tạo máu. Vì thế con có nguy cơ thiếu máu khi sinh ra nếu mẹ bị mất ngủ thường xuyên.
- Con có nguy cơ chậm phát triển
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển ở trẻ nhũ nhi, trong đó mẹ không ngủ được, khó ngủ khi mang thai cũng là một yếu tố. Khi không ngủ được, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Con sinh ra có thể nhẹ cân, sức khỏe yếu, chậm phát triển hơn so với nhiều trẻ khác.
- Con có thể sẽ hay quấy khóc hơn
Như đã nói ở trên, không ngủ được khi mang thai sẽ làm đảo lộn nhịp sinh hoạt của mẹ, cũng là tạo nên một nhịp sinh học cho con. Vì thế khi ra đời con thường bị lẫn lộn giữa ngày và đêm, thường hay quấy khóc và tức giận do chưa thể quen được với môi trường và nhịp sinh hoạt bên ngoài.
Mẹ bầu không ngủ được phải làm sao? Bà bầu không ngủ được nên ăn gì?
Để giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối bởi nếu uống nhiều sẽ khiến mẹ đi tiểu đêm, phải thức giấc và khó ngủ.
- Uống nhiều nước vào ban ngày để cơ thể được thanh lọc và thư giãn hơn, kích thích ngủ tốt hơn
- Nên ngủ ở tư thế nghiêng về bên trái, dùng thêm gối ở giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng. Đây là tư thế giúp mẹ bầu dễ thở mà không ảnh hưởng lên thai nhi.
- Nếu phải thức dậy vào giữa đêm, bạn nên bật đèn dịu nhẹ để dễ dàng trở lại vào giấc ngủ
- Thiết lập một lịch sinh hoạt khoa học, trong đó thời gian ngủ mỗi tối là như nhau, không thay đổi. Não bộ sẽ nhận được tín hiệu và có lịch trình ngủ cho bạn.
- Không ăn quá no hoặc ăn các thực phẩm khó tiêu trước khi ngủ
- Không sử dụng các chất kích thích như cafe, bia rượu bởi các chất này dễ gây ra tình trạng mất ngủ
- Ăn nhiều các thực phẩm chứa vitamin B như rau xanh, các loại hạt, thịt sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
- Tập các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu…. Đây đều là các phương pháp giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn
- Ngâm chân với nước ấm, muối và gừng trước khi ngủ sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu, dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc hơn
Bên cạnh đó, bà bầu không ngủ được có thể ăn thêm các thực phẩm như
- Ăn nhiều các thực phẩm chứa vitamin B như rau xanh, các loại hạt, thịt sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
- Yến mạch: yến mạch có khả năng an thần, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và hệ thần kinh, giúp bà bầu dễ ngủ hơn.
- Bổ sung canxi thông qua các viên uống vitamin, các thực phẩm như sữa, trứng…
- Các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, hạt mắc ca, hạt óc chó rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời giúp đẩy lùi chứng mất ngủ ở mẹ bầu
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bà bầu bị mất ngủ
- Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai hay không?
Thực chất thì mất ngủ chỉ là một chứng bệnh thường gặp khi mang thai. Nhiều người không mang thai vẫn có thể mất ngủ, đặc biệt ở người trung niên, cao tuổi, người phải làm việc dưới áp lực cao.
- Bà bầu ngủ bao nhiêu là đủ?
Khi mang thai, mẹ nên ngủ 8 tiếng mỗi đêm và tối thiểu 30 phút vào buổi trưa. Ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ tăng nguy cơ phải sinh mổ hoặc làm cơn chuyển dạ kéo dài.
- Bà bầu mất ngủ có thể sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp ngủ tốt hơn không?
Việc sử dụng các sản phẩm giúp mẹ bầu ngủ tốt cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Khó ngủ, mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối có phải là sắp chuyển dạ?
Mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối là một trong những dấu hiệu của việc sắp sinh, song không thể kết luận là có chuyển dạ hay không nếu chỉ dựa trên dấu hiệu này.
Có thể nói rằng bà bầu mất ngủ là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ đang mang thai. Mặc dù đây là dấu hiệu phổ biến song lại gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Đầu tiên là mẹ rất mệt mỏi, sau đó là ảnh hưởng đến thai nhi. Có trường hợp do mất ngủ thường xuyên, lại thiếu sự quan tâm từ gia đình dẫn đến hiện tượng trầm cảm khi mang thai. Vì thế hơn ai hết, mẹ bầu rất cần sự yêu thương và chăm sóc từ những người thân. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu hơn về chứng mất ngủ khi mang thai cũng như sự vất vả của người mẹ khi mang thai, từ đó có cách chăm sóc phù hợp cho các mẹ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!