Bệnh viêm amidan là gì? Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm amidan là chứng bệnh thường gặp của đường hô hấp. Bệnh cũng có khả năng tái phát nhiều lần và dễ có biến chứng nếu không được chữa trị đúng cách. Người bệnh hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng, phù hợp hơn.

Bệnh viêm amidan
Bệnh viêm amidan

Viêm amidan là gì? Có lây không? Phân loại bệnh

Tonsillitis là tên tiếng anh của chứng viêm amidan. Amidan được ví là bức tường ngăn cách các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp. Amidan nằm ở phần phía sau của cổ họng, thuộc vị trí giao giữa đường ăn và đường thở. 

Amidan mặc dù là một cơ quan nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Amidan cũng sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể. Khi amidan bị các virus vi khuẩn tấn công ồ ạt làm chức năng hoạt động của amidan bị suy giảm. Amidan yếu dần và hình thành trạng thái viêm sưng amidan.

Chứng amidan có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là những người trẻ tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, hoặc người có sức khỏe kém.

Mặc dù người bệnh có thể bị viêm amidan do các virus vi khuẩn xấu tấn công. Nhưng bệnh viêm amidan không phải là chứng bệnh có khả năng lây nhiễm. Vì vậy các bạn không cần lo lắng khi tiếp xúc với người bị bệnh amidan.

Hiện nay, tỉ lệ người mắc chứng viêm amidan ngày càng tăng nhanh. Trên toàn cầu, các bệnh về hô hấp tăng hơn 70%, trong đó bệnh viêm amidan chiếm hơn 30%. Bệnh amidan gây nhiều ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt và sức khỏe của các bệnh nhân. Bệnh đang được y học phân chia thành 2 dạng gồm: Viêm amidan mãn tính và amidan cấp tính.

Bệnh viêm amidan không lây nhiễm
Bệnh viêm amidan không lây nhiễm

Amidan viêm cấp tính

Amidan bị viêm cấp tính là giai đoạn đầu tiên của bệnh nhân. Thông thường, ở giai đoạn này người bệnh chủ yếu bị sưng viêm hoặc amidan xung huyết, xuất hiện mủ. Các virus và vi khuẩn gây bệnh tấn công amidan, làm amidan bị tổn thương. 

Ở trạng thái cấp tính, nếu bệnh nhân bị viêm amidan do virus, bệnh sẽ nhẹ hơn so với bệnh nhân bị viêm amidan do vi khuẩn. Các triệu chứng của viêm amidan thể cấp tính chỉ kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Có khá ít trường hợp người bệnh bị hơn 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, amidan sẽ chuyển sang giai đoạn viêm mãn tính.

Viêm amidan thể mãn tính

Chứng viêm amidan mãn tính xảy ra khi bệnh kéo dài, tái phát liên tục nhiều lần trong một năm và không được chữa trị dứt điểm. Người bệnh bị viêm amidan thể mãn tính sẽ có nhiều triệu chứng đau nhức khó chịu hơn.

Các cơn đau xuất hiện nhiều và có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Amidan viêm mãn tính thường biểu hiện qua 3 loại viêm như sau:

  • Viêm amidan thể quá phát: Là chứng amidan bị sưng viêm to, amidan đỏ tấy và có khả năng làm người bệnh bị ngưng thở. 
  • Viêm amidan dạng hốc mủ: Trong amidan của bệnh nhân có các ổ mủ màu đục với mùi rất khó chịu. Người bệnh cũng có các triệu chứng sưng đau tương tự các chứng viêm amidan khác.
  • Viêm amidan thể xơ teo: Amidan bị tổn thương dẫn tới xơ hóa, amidan bị giảm kích thước và xuất hiện mủ trắng.

Viêm amidan có nguy hiểm không?

Đối với người mắc chứng viêm nhiễm amidan ở mức độ nhẹ, người bệnh chăm sóc tốt và sử dụng thuốc điều trị sẽ không có nguy hiểm. Ngược lại, bệnh nhân chậm trễ trong quá trình chữa trị, chủ quan lơ là, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng. Cụ thể như:

  • Áp xe amidan: Đây là một dạng biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải. Người bệnh khi bị áp xe cơ thể rất mệt mỏi, có thể sốt cao và bị tổn thương các thành động mạch dẫn tới nhiễm khuẩn huyết. Áp xe càng kéo dài người bệnh càng bị tổn thương nặng hơn.
  • Viêm cầu thận: Ở biến chứng này, người bệnh thường bị đau bụng, buồn nôn, sốt, tiểu ít. Viêm cầu thận có thể kéo theo chứng suy thận và suy tim rất nguy hại cho sức khỏe.
Người bệnh có thể mắc phải các biến chứng về thận, tim
Người bệnh có thể mắc phải các biến chứng về thận, tim
  • Sốt thấp khớp: Với những người bị viêm amidan mãn tính nhưng không chữa trị sớm, chứng sốt thấp khớp rất dễ xảy ra. Người bệnh biểu hiện bằng hiện tượng sốt cao, khớp bị nóng, tim đập mạnh và da xanh sao. 
  • Viêm tai giữa: Khi amidan bị tổn thương nặng nề, các vi khuẩn không được diệt trừ lâu ngày sẽ lây lan gây bệnh ở nhiều cơ quan khác. Cụ thể là tai hoặc cũng có thể là phế quản, thanh quản. Người bệnh bị viêm tai giữa sẽ có cảm giác đau nhức trong tai, có thể nổi hạch và đi kèm sốt.
  • Bên cạnh các biến chứng trên, một số bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các biến chứng khác gồm: Ngưng thở khi ngủ, viêm mô tế bào amidan, bệnh màng tim, nhiễm khuẩn huyết.

Nguyên nhân viêm amidan thường gặp

Viêm amidan có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng ta có thể dựa vào những nguyên nhân này để có những cách phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe thật phù hợp.

  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, virus: Trong số các nguyên nhân gây bệnh viêm amidan, có đến 70% do các vi khuẩn và virus tấn công. Nhóm vi khuẩn phổ biến có thể kể đến gồm: Tụ cầu, vi khuẩn cầu thận, virus Parainfluenza, cầu tan huyết A, chủng yếm khí,…
  • Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường: Khi khí hậu chuyển biến thất thường, người bệnh có sức khỏe kém không kịp thích ứng sẽ dễ nhiễm viêm amidan.
  • Môi trường sống thiếu trong lành: Yếu tố môi trường sống tác động rất nhiều đến hệ hô hấp. Người bệnh thường tiếp xúc với khói bụi, bầu không khí bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ viêm amidan và các bệnh hô hấp khác.
  • Bệnh nhân đang mắc một số bệnh hô hấp: Ở một số trường hợp, người bệnh từng bị hoặc đang bị các chứng bệnh sởi, ho gà sẽ bị mắc thêm chứng viêm amidan.
  • Vệ sinh răng miệng chưa sạch: Khi chúng ta không vệ sinh răng miệng cẩn thận, các vi khuẩn bám trụ trong miệng và vòm họng dễ dàng phát triển. Những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng sinh sôi và gây viêm nhiễm amidan và cả thành họng.
  • Người bệnh sử dụng thực phẩm sai cách: Có rất nhiều thực phẩm có hại đối với amidan. Những đồ ăn lạnh, hay các chất kích thích là yếu tố dễ gây tổn thương amidan.

Triệu chứng của viêm amidan điển hình

Người bệnh sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm amidan sẽ có tác dụng lớn trong việc điều trị dứt điểm bệnh. Các bạn cần chú ý quan sát các biểu hiện của cơ thể dưới đây để kịp thời chữa trị.

  • Người bệnh bị đau họng, họng khó nuốt và rát do amidan bị sưng viêm làm cản trở quá trình ăn uống.
  • Phần amidan bị sưng to, phù nề. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, amidan sưng làm bé bị khó thở và khi ngủ hay thở khò khè.
  • Người mắc viêm amidan đồng thời có biểu hiện ho có đờm hoặc là ho khan. Đây là triệu chứng điển hình khi bệnh đã chuyển sang giai trạng thái viêm amidan có hốc mủ.
Các dấu hiệu amidan bị viêm nhiễm
Các dấu hiệu amidan bị viêm nhiễm
  • Bệnh nhân đôi lúc sẽ có cảm giác ớn lạnh, cơ thể phát sốt với các cơn sốt cao từ 39 độ, toàn thân đau nhức mệt mỏi và không muốn ăn. Khoang miệng của bạn cũng sẽ tiết nhiều dịch hơn, miệng bị đắng khi nuốt nước bọt.
  • Do amidan bị sưng, viêm nhiễm nên giọng nói của người bệnh cũng bị thay đổi, giọng khàn hơn, trầm hơn và thi thoảng người bệnh rất khó để giao tiếp.
  • Ở người bệnh bị viêm amidan thể hốc mủ, hơi thở bệnh nhân có mùi hôi khá khó chịu. Mùi hôi chỉ giảm khi sau khi đánh răng và không hết hoàn toàn nếu viêm amidan không được chữa trị.

Phương pháp chẩn đoán amidan bị viêm

Ngay khi phát hiện cơ thể có một số dấu hiệu của viêm amidan, các bạn cần lập tức đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị. Dựa vào mô tả các triệu chứng của người bệnh, các bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra nhỏ để có kết quả chính xác nhất. 

Các cách chẩn đoán bệnh viêm amidan:

  • Bác sĩ thực hiện kiểm tra tai mũi họng, kiểm tra phần dưới cằm, quan sát một số biểu hiện ở vùng họng, khoang tai.
  • Người bệnh có thể lấy dịch ở cổ họng để kiểm tra sự tồn tại của các virus hoặc vi khuẩn. Cách thức này giúp bệnh nhân kiểm tra bản thân có bị nhiễm vi khuẩn nguy hại hay không.
  • Xét nghiệm tế bào máu cũng là phương pháp để chẩn đoán bệnh rất chính xác. Các thông số trong máu sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận về nguyên nhân người bệnh bị viêm amidan. 

Việc chẩn đoán giúp các bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị bệnh một cách phù hợp, giúp bệnh nhân đạt hiệu quả cao khi đẩy lùi viêm amidan.

Cách điều trị bệnh viêm amidan an toàn

Để cải thiện các triệu chứng viêm amidan cũng như ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh cần sáng suốt trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Có rất nhiều cách để chữa chứng viêm nhiễm amidan.

Bệnh nhân có thể chữa trị bằng: Thuốc Tây y, thuốc dân gian hoặc thuốc Đông y. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm khác nhau, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Cách điều trị viêm amidan trong Tây y

Tây y là phương pháp chữa bệnh rất phổ biến.Với Tây y, người bệnh có thể lựa chọn dùng thuốc đặc trị hoặc phẫu thuật.

Thuốc điều trị

Nguyên tắc điều trị trong Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh để kháng virus, vi khuẩn gây bệnh. Dựa vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc phù hợp. 

Cách chữa amidan trong Tây y
Cách chữa amidan trong Tây y

Một số loại thuốc có trong đơn thuốc của người bệnh gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Hỗ trợ giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn và hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức cho bệnh nhân: Penicillin, Amoxicillin, Azithromycin, Fluoroquinolones,…
  • Thuốc giảm đau: Trong các đơn thuốc của người bệnh không thể thiếu thuốc giảm đau. Nhóm thuốc này giúp bệnh nhân hạ sốt và giảm sưng đau. Loại thuốc thường được dùng là: Aspirin, Paracetamol,..
  • Thuốc giảm ho và sung huyết: Để làm giảm các triệu chứng ho, bệnh nhân cần sử dụng một số thuốc đặc trị gồm: Codein, Toplexil, Bromhexin, Dextromethorphan,….
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số loại thuốc xịt, viêm ngậm và nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Những loại thuốc này giúp người bệnh loại bỏ các vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Khi sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần chú ý không tự ý kê đơn chữa trị tại nhà. Người bệnh muốn sử dụng các loại thuốc trên cần đến bệnh viện để thăm khám và kê đơn. Việc tự ý sử dụng thuốc hoặc làm dụng thuốc sẽ gây nhiều ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người bệnh.

Thuốc Tây y mang đến hiệu quả điều trị nhanh chóng cho người bệnh. Nhưng một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng như: Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, vàng da, nổi mề đay,…

Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ các thành phần của thuốc. Nếu trong quá trình sử dụng, bệnh nhân gặp các triệu chứng bất ổn, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý.

Phẫu thuật cắt amidan

Trong trường hợp bệnh nhân đã sử dụng nhiều đơn thuốc nhưng không làm viêm amidan thuyên giảm. Bệnh nhân ngày càng có những chuyển biến nặng và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, các bạn có thể thực hiện phẫu thuật.

Cụ thể, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện ca mổ loại bỏ amidan trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị viêm amidan nặng gây khó khăn khi thở và trong lúc ăn uống, bệnh nhân có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ.
  • Amidan của người bệnh chuyển sang trạng thái áp xe với nhiều bệnh lý kéo theo, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
  • Người bệnh tái phát viêm nhiều lần trong một năm, bệnh kéo dài và mức độ ngày càng nặng.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm tổng quát. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ sớm để ngăn chặn bệnh tình chuyển biến xấu.

Điều trị bệnh viêm amidan theo hướng Đông y

Bên cạnh Tây y, các bài thuốc của Đông y cũng được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Vì các nguyên liệu thuốc được sử dụng đều là thảo dược tự nhiên, bệnh nhân sẽ không cần lo lắng xảy ra tác dụng phụ. Thuốc đảm bảo an toàn, lành tính và đem đến hiệu quả điều trị khá tốt.

Nguyên tắc chữa trị của Đông y là đi sâu vào các cơ quan tạng phủ của người bệnh. Điều trị triệt để, tận gốc và ngăn ngừa viêm amidan tái phát. Người bệnh đồng thời có thể tăng cường sức khỏe, lưu thông máu, ăn uống ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn.

Các bài thuốc được sử dụng thông dụng hiện nay:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu thuốc: Huyền minh phấn, cam thảo, ngân hoa, hoàng liên, liên kiều, mộc thông, hoàng cầm, bồ công anh, đại hoàng.

Cách sắc thuốc:

  • Người bệnh đem các vị thuốc sắc chung 1,2 – 1,5 lít nước cho đến khi thuốc chuyển màu đậm. Nước thuốc cạn còn ¼ lượng nước ban đầu, người bệnh chắt ra để uống.
  • Phần thuốc bạn chia nhỏ thành 3 – 4 bữa để uống mỗi ngày. Thuốc nên uống khi còn ấm sẽ tốt hơn. Các bữa thuốc sau bạn có thể hâm nóng lại.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu thuốc: Sơn từ cô, đan bì, huyền sâm, mạch đông, sơn thù du, thạch hộ, địa cốt bì, tri mẫu, trạch tả, ngưu tất, thục địa.

Cách sắc thuốc:

  • Chúng ta sử dụng 800 – 1000ml nước sắc thuốc với lửa nhỏ. Phần thuốc thu về khoảng 250ml.
  • Bạn chia thuốc uống đều 3 bữa sáng, trưa và tối, mỗi ngày tương đương một thang thuốc. Sau một thời gian sử dụng, các triệu chứng viêm amidan sẽ được cải thiện khá nhiều.
Những bài thuốc được sử dụng trong Đông y
Những bài thuốc được sử dụng trong Đông y

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu thuốc: Thổ phục linh, ngưu bàng tử, bạc hà, tri mẫu, nhân sâm, xạ can, cam thảo, quất hồng bì.

Cách sắc thuốc:

  • Bạn sắc các vị thuốc đã chuẩn bị với 1000ml nước. Thuốc khi cạn còn khoảng 1 bát con, người bệnh dừng sắc và chắt ra để sử dụng.
  • Người bệnh nên duy trì uống thuốc từ 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả trị bệnh như mong muốn.

Hiện nay có rất nhiều trung tâm khám chữa bệnh Đông y, vì vậy bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn nơi chữa bệnh uy tín, an toàn. Các đơn thuốc này cần có thời gian để ngấm sâu vào tạng phủ và phát huy tác dụng. Người bệnh cần kiên trì sử dụng, không ngắt quãng hoặc bỏ bữa trong quá trình uống thuốc. 

Dân gian chữa viêm amidan bằng cách gì?

Cho đến nay, các phương pháp chữa bệnh trong dân gian vẫn được biết đến rộng rãi và nhiều bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú  ý, mẹo chữa trong dân gian chỉ thích hợp với bệnh nhân viêm amidan nhẹ. Những bệnh nhân mới khởi phát, chưa có các biểu hiện biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh có thể kết hợp mẹo dân gian với các phương thuốc trong Đông y hoặc Tây y để hỗ trợ điều trị. Nhưng trước đó bạn phải tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ.

Một số bài thuốc quen thuộc trong dân gian như sau:

  • Lá diếp cá: Chúng ta sử dụng lá diếp cá tươi, sau khi rửa sạch và ngâm nước muối, bạn xay nhuyễn và nấu sôi cùng nước vo gạo. Đun sôi đến khi lá chín nhừ, các bạn tắt bếp và chắt phần nước để uống trong ngày. Cách làm này giúp làm giảm cơn đau và amidan cũng bớt sưng tấy.
  • Trà gừng: Người bệnh thái gừng ra các lát mỏng, đập dập và pha với nước nóng như pha trà. Sau khoảng 10 phút, các bạn thêm 1 – 2 thìa mật ong và sử dụng như bình thường. Trà gừng mật ong sẽ làm dịu họng, giảm đau và tiêu viêm khá hiệu quả.
Dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên để trị bệnh
Dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên để trị bệnh
  • Lá hẹ: Đây cũng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến để điều trị viêm amidan trong dân gian. Các bạn dùng một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch và thái khúc. Lá hẹ trộn thêm 2 thìa mật ong và đem hấp cách thủy 15 phút. Sau đó, bạn chắt phần nước để uống hàng ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm đáng kể.

Ngoài các nguyên liệu trên, còn rất nhiều công thức mà bệnh nhân có thể sử dụng thông qua: Chanh, quất, tỏi, lá trầu, trám chua, rau thài lài, lá tía tô, lá dâu, bạc hà,… Tùy nhu cầu cũng như cơ địa mỗi người, chúng ta lựa chọn các công thức điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả.

Người có dấu hiệu viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh cũng tác động tới quá trình điều trị không ít. Bệnh nhân khi bị viêm amidan cần chú ý sử dụng thực phẩm phù hợp để bệnh nhanh được cải thiện.

Các thực phẩm người bệnh viêm amidan nên bổ sung:

  • Nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch: Bao gồm các thực  phẩm chứa nhiều vitamin C, khoáng chất magie, photpho, các vitamin A, B, D từ rau củ, cam, quýt, bưởi  và các loại ngũ cốc, sữa và chế phẩm của sữa…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Kẽm giúp bệnh nhân ức chế các vi khuẩn gây viêm, giảm đau nhức và kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm: Thịt bò, rong biển, hàu, trứng, cua,… 
  • Các thực phẩm có công dụng kháng viêm: Người bệnh có thể sử dụng các kháng sinh tự nhiên có trong thực phẩm để chống viêm và kháng khuẩn như: Gừng, nghệ, đinh hương, củ cải, súp lơ xanh, bơ, cà chua,…
Chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm
Chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm

Các thực phẩm người bị viêm nhiễm amidan cần hạn chế:

  • Đồ ăn khô cứng: Các món ăn cứng, khô hoặc các loại đồ nướng, đồ sấy khi đi qua thành họng làm amidan bị tổn thương và sưng đau hơn. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm chảy máu bề mặt niêm mạc, viêm nhiễm nặng thêm.
  • Đồ ăn dầu mỡ, cay nóng: Những món ăn có tính cay, nhiều dầu mỡ làm kích thích vùng niêm mạc họng, amidan theo đó sưng to hơn và đau rát hơn. Người bệnh thậm chí bị mất nước và đờm ứ đọng không thể thoát ra khỏi cổ họng.
  • Các thức uống có cồn, chất kích thích và thuốc lá: Những đồ uống như rượu bia, hay cafe đều là những chất người bệnh cần tránh nạp vào cơ thể. Bia rượu hay thuốc lá, cà phê làm người bệnh ho nhiều, tăng thân nhiệt, khàn tiếng. Bệnh viêm amidan có xu hướng tiến triển nặng hơn.

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Do amidan rất dễ bị viêm và tái phát nhiều lần, vì vậy chúng ta cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng viêm amidan sau:

  • Hàng ngày, chúng ta vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn kết hợp nước muối súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và loại bỏ các cặn thức ăn thừa trong khoang họng.
  • Khi ra ngoài, các bạn cần đeo khẩu trang để ngăn ngừa bụi bẩn ô nhiễm. Nếu phải làm việc trong môi trường khói bụi, mọi người cần sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ.
  • Các bạn chú ý luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng họng. Những ngày thời tiết giao mùa là thời điểm người có sức đề kháng yếu rất dễ nhiễm bệnh.
  • Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng ta cần tích cực tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. 
  • Môi trường sống cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt với những người có cơ địa mẫn cảm. Đây là cách ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn virus sinh sôi phát triển và tấn công cơ thể. 

Bệnh viêm amidan biểu hiện thế nào, các phương pháp điều trị và phòng ngừa ra sao đều đã được chúng tôi chia sẻ. Người bệnh có những kiến thức chi tiết về bệnh sẽ dễ dàng phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả hơn. Khi phát hiện các biểu hiện của viêm amidan, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị dứt điểm.

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (9 bình chọn)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *