Tổng quan về bệnh viêm da tiết bã – Giải pháp điều trị tốt nhất hiện nay
Nội dung
Viêm da tiết bã còn được biết đến với tên gọi bệnh viêm da dầu, là một chứng bệnh bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh gây ra nhiều biểu hiện khó chịu trên da và làm người bệnh mất tự tin trong các giao tiếp xã hội. Người bệnh muốn kiểm soát tốt cần hiểu rõ về bệnh. Dưới đây là các thông tin hữu ích mà bạn đọc không thể bỏ qua.
Bệnh viêm da tiết bã là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm da tiết bã tiếng Anh được gọi là Seborrheic Dermatitis. Bệnh là tình trạng da bị rối loạn, chủ yếu tập trung ở khu vực tiết nhiều dầu như: Phần da mặt, da đầu và da ngực. Người mắc chứng viêm da tiết bã thường bị ngứa ngáy cũng như ửng đỏ vùng da bị viêm. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ cũng như người lớn. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn.
Có một số ít bệnh nhân chỉ bị mắc chứng viêm da dầu duy nhất 1 lần và có thể thuyên giảm khi chưa sử dụng thuốc điều trị. Nhưng phần đông người bệnh khi mắc viêm da tiết bã đều tiến triển sang giai đoạn mãn tính, điều trị dai dẳng trong thời gian dài.
Theo các chuyên gia, viêm da dầu tiết bã là bệnh lý da liễu lành tính. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Viêm da bã nhờn cũng không lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc gần. Nhưng bệnh lại có thể lây lan trên khắp cơ thể người bệnh nếu không chữa trị kịp thời.
Có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn bệnh viêm da tiết bã với một số chứng bệnh về da liễu khác như: Bệnh nấm da, vảy nến hay lupus ban đỏ,… Người bệnh khi liên tục gãi mạnh lên da sẽ làm da dễ có khả năng bị bội nhiễm vi khuẩn, các vết sẹo trên da cũng khó lành hơn.
Vậy do đâu người bệnh bị mắc chứng viêm da dầu, bệnh nhân phát hiện bệnh bằng những biểu hiện như thế nào?
Những nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn
Cho đến nay, y học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới chứng viêm da bã nhờn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể chỉ ra một số yếu tố tác động làm khởi phát chứng viêm da tiết bã như sau:
- Trên da có một lớp màng lipid để ngăn chặn các yếu tố nội sinh, ngoại sinh làm hại da. Da vào mùa đông bị giảm độ ẩm, làm yếu lớp màng lipid sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh bộc phát.
- Chứng viêm da tiết bã có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Các số liệu thống kê cho biết, có một số trường hợp người bệnh bị viêm da dầu do trong gia đình có người cận huyết cũng mắc bệnh.
- Bã nhờn và các dầu thừa trên da là những yếu tố tác động tới sự hoạt động của nấm Malassezia. Vi nấm này phát triển mạnh mẽ trên da và gây ra quá trình bài tiết các chất chuyển hóa. Người bệnh từ đó bị bùng phát chứng viêm da dầu.
- Những người bị mắc bệnh ung thư, HIV, tiểu đường hay người đã từng cấy ghép nội tạng sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn. Đây cũng là nguyên do những bệnh nhân này dễ mắc viêm da tiết dầu. Đặc biệt bệnh nhân HIV da sẽ bị tổn thương khá nặng và tình trạng bệnh cũng kéo dài hơn.
- Có thể bạn chưa biết, người bị bệnh liên quan tới thần kinh như trầm cảm, Parkinson hay chậm phát triển thường có nguy cơ mắc viêm da bã nhờn khá cao.
- Ngoài ra, chứng viêm da dầu còn có thể khởi phát do người bệnh sử dụng một số loại thuốc liên quan tới Corticoid hoặc thuốc kháng sinh.
Các triệu chứng viêm da tiết bã ở người bệnh
Bệnh viêm da dầu khi xuất hiện ở các nhóm đối tượng sẽ có một số biểu hiện khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh, vị trí gây bệnh, người mắc theo đó các các triệu chứng cụ thể. Trong đó, chứng viêm da bã nhờn có sự khác biệt lớn nhất ở trẻ nhỏ và người lớn.
Biểu hiện bệnh viêm da bã nhờn ở trẻ nhỏ:
- Da của trẻ xuất hiện các mảng màu vàng nâu, nâu đen hoặc vàng nhạt, xám trắng. Các mảng vảy bám khá chặt trên da đầu cũng như phần chân tóc của trẻ.
- Bên cạnh đó, trẻ có thể bị viêm da ở phần hai bên má, phần trán hoặc lông mày và mũi.
- Khu vực viêm da dầu tuy không gây cảm giác ngứa nhiều cho trẻ. Nhưng da sẽ có biểu hiện đỏ, sưng viêm và khá nóng rát. Trẻ có thể bị đau nhức nếu bị viêm nhiễm nặng.
Người lớn khi bị viêm da tiết bã sẽ có những biểu hiện:
- Chứng viêm da bã dầu thường xuất hiện ở các vị trí cánh mũi, bên mặt, ngực, cổ hoặc cung lông màu và da đầu. Người bệnh thường có các biểu hiện tái phát liên tục và kéo dài.
- Bề mặt da của chúng ta sẽ có màu đỏ hồng, da có hiện tượng bong tróc, khi chạm vào thấy ẩm và rất nhờn dính.
- Viêm da ở phần lông mày hay chân tóc sẽ xuất hiện nhiều lớp vảy trắng khá giống với gầu.
Chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân thực hiện các chẩn đoán thông qua việc xác định các biểu hiện lâm sàng trên da: Vị trí da bị tổn thương, thời điểm phát bệnh và tình trạng tổn thương,… Các bác sĩ có thể dựa vào việc xét nghiệm cận lâm sàng để tìm kiếm vi nấm Malassezia gây bệnh.
Đồng thời, bệnh nhân có thể thực hiện sinh thiết mô bệnh học để giúp bệnh nhân phân biệt viêm da bã nhờn với các bệnh lý viêm da cơ địa hoặc bệnh vẩy nến.
Phương pháp chữa viêm da bã nhờn
Có rất nhiều cách để người bệnh điều trị chứng viêm da tiết bã nhờn. Trong đó, những phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc uống, kết hợp thuốc bôi và một số liệu pháp chăm sóc da tại nhà.
Bệnh nhân để điều trị chứng viêm da dầu nhờn cần đến các bệnh viện để thăm khám. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị chứng viêm da phù hợp nhất với bệnh nhân. Từ đó người bệnh có thể cải thiện bệnh một cách an toàn, hiệu quả.
Tây y điều trị bệnh viêm da tiết bã
Có thể nói rằng, Tây y là cách chữa trị phổ biến nhất được người bệnh biết đến và sử dụng. Người bệnh sẽ được kê các loại thuốc bôi cũng như thuốc uống để cải thiện triệu chứng. Thuốc có công dụng làm giảm viên cũng như làm da khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, thuốc Tây y mang nhược điểm dễ xảy ra tác dụng phụ. Người bệnh nếu sử dụng thuốc liên tục một thời gian có thể xảy ra các hệ quả không tốt như: Suy gan, suy thận,…
Những loại thuốc bệnh nhân bị viêm da có thể sử dụng:
- Thuốc kháng nấm: Đây là nhóm thuốc quan trọng cần được bệnh nhân sử dụng. Thuốc thường chứa các hoạt chất có công dụng kháng nấm hiệu quả như: Ciclopirox, Ketoconazole, Selenium hay Zinc Pyrithion. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc dạng uống hoặc dạng bôi tùy theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc bong vảy tại chỗ: Tình trạng bong các vảy trắng là biểu hiện rất đặc trưng ở người bệnh. Để làm thuyên giảm triệu chứng này, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc: Urea, Acid lactic, Propylen glycol hay Acid Salicylic. Nếu vùng da tổn thương nằm ở đầu, bệnh nhân sẽ sử dụng dầu gội chứa các thành phần này.
- Thuốc bôi ức chế Calcineurin: Pimecrolimus, Tacrolimus là thuốc bôi ức chế Calcineurin giúp bệnh nhân chống viêm, giảm ngứa. Thuốc không làm giảm đề kháng hay gây ra hiện tượng teo da. Vì vậy, người bệnh bị viêm da ở vùng tai và mặt sẽ ưu tiên sử dụng loại thuốc này.
Nếu bệnh nhân bị tổn thương da nặng, bệnh kéo dài không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉnh định sử dụng liệu pháp điều trị bằng ánh sáng. Đây là phương pháp dùng các tia UVB và UVA để chiếu lên vùng tai bị bệnh. Cách làm này giúp làm giảm hiện tượng bong vảy cũng như thuyên giảm tốt các triệu chứng khác. Nhưng người bệnh cần chú ý, cách điều trị này có thể làm da nhanh lão hóa và có nguy cơ bị ung thư da.
Đông y chữa trị bệnh bằng cách nào?
Theo quan điểm của Đông y, viêm da tiết bã nhờn là bệnh lý viêm da thể mãn tính do cơ thể nhiễm phong nhiệt, phong hàn. Da không được dưỡng sinh dẫn tới mất cân bằng, bã nhờn từ đó tiết nhiều trên diện rộng.
Các bài thuốc Đông y sẽ đi sâu vào gốc rễ gây bệnh, chặn các nguồn cơn gây bệnh và giúp bệnh nhân thuyên giảm từ từ. Bài thuốc là tổng hợp các vị thảo dược rất có lợi cho sức khỏe người bệnh. Thuốc không gây ra các tác dụng phụ, đảm bảo an toàn khi bệnh nhân sử dụng lâu dài.
Bài thuốc số 1
Sử dụng các vị dược liệu: Sài đất, trầu không, khổ sâm, mò trắng. ô liên rô và ích nhĩ tử.
Cách sắc thuốc:
- Người bệnh mang thuốc sắc cùng 1200ml nước cho đến khi thuốc cạn còn ¼.
- Phần thuốc bệnh nhân chia 3 bữa để uống trong ngày. Thuốc uống liên tục cho đến khi hết liệu trình sẽ làm bệnh thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc số 2
Sử dụng các vị dược liệu: Mật ong, tang bạch bì, kim ngân hoa, mật ong, hồng hoa, cùng một số thảo dược khác.
Cách sắc thuốc:
- Các vị thuốc trên bạn cho vào ấm hoặc nồi để sắc cùng 800 – 1000ml nước.
- Thuốc khi đã chuyển màu đậm và sôi cạn còn khoảng 1 bát con, người bệnh tắt bếp và chắt thuốc để uống.
- Bệnh nhân uống thuốc khi còn ấm sẽ giúp thuốc phát huy tối đa công dụng.
Bài thuốc số 3
Sử dụng các vị dược liệu: Ké đầu ngựa, cam thảo đất, sài đất, kinh giới, bồ công anh, hồng hoa, kim ngân hoa.
Cách sắc thuốc:
- Bệnh nhân sắc mỗi ngày 1 thang thuốc với 7 – 8 bát con nước. Phần thuốc thu về khoảng 350ml.
- Người bị viêm da tiết bã uống thuốc vào sau mỗi bữa ăn các buổi sáng, trưa và tối.
Tham khảo mẹo chữa bệnh từ dân gian
Cùng với các bài thuốc chữa viêm da dầu từ Đông y, Tây y, dân gian ta cũng có một số công thức giúp cải thiện bệnh khá hiệu quả. Các công thức này đều tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên giúp kháng viêm và kiềm dầu.
Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị tại nhà như sau:
Nha đam
Gel của nha đam có công dụng dưỡng ẩm cũng như phục hồi tổn thương trên da. Người bệnh có thể sử dụng nha đam để làm giảm bong tróc vảy cũng như làm dịu da. Đặc biệt, nha đam còn chứa các thành phần giúp cải thiện sức đề kháng trên da khá hiệu quả.
Cách sử dụng: Người bệnh dùng lá nha đam đã rửa sạch, gọt bỏ vỏ và lấy phần gel thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm. Chúng ta để gel nha đam trên da khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm. Cách làm này có thể áp dụng đều đặn mỗi ngày để thấy được sự thay đổi của làn da.
Mật ong
Mật ong nổi tiếng là nguồn nguyên liệu chứa dồi dào các chất chống oxy hóa giúp phục hồi tổn thương da. Mật ong tẩy tế bào chết cũng như củng cố vững chắc lớp màng lipid. Bệnh nhân sử dụng mật ong sẽ giúp làn da được dưỡng ẩm dịu nhẹ, sát khuẩn trên da và da có thể dễ dàng tái tạo.
Cách sử dụng: Các bạn rửa sạch da, thấm khô và thoa một lớp mỏng mật ong lên da. Chúng ta rửa sạch tay và massage nhẹ nhàng trên da để mật ong dễ dàng thẩm thấu. Sau khoảng 10 phút, người bệnh rửa lại mặt với nước sạch.
Lá trầu không
Đặc tính của lá trầu không là có tính kháng khuẩn cao, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của dân gian. Trầu không cũng là nguyên liệu được sử dụng để chữa chứng viêm da cơ địa rất phổ biến. Người bệnh có thể tham khảo công thức chữa bệnh từ lá trầu như sau.
Cách sử dụng: Các bạn có thể sử dụng lá trầu để nấu nước xông hoặc tắm hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên dùng lá trầu đã rửa sạch, ngâm nước muối và giã nát cùng một ít muối trắng. Hỗn hợp thu được người bệnh mang đắp trực tiếp lên vùng da đang bị viêm để các vết tổn thương mau lành.
Chúng tôi đã chia sẻ tới người bệnh 3 hướng điều trị bệnh mà bệnh nhân có thể áp dụng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như lời khuyên từ các bác sĩ, các bạn lựa chọn cách điều trị sao cho hiệu quả, thích hợp. Bệnh nhân tuyệt đối không tự chữa bệnh tại nhà khi chưa đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán
Người bị viêm da dầu nên ăn gì, kiêng gì?
Để việc chữa trị bệnh nhanh đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần chú ý trong việc sử dụng các loại thực phẩm hàng ngày. Đồ ăn thức uống cũng tác động rất nhiều tới sức khỏe của da, đặc biệt với người đang mắc chứng viêm da bã nhờn.
Người bệnh nên tăng cường sử dụng những thực phẩm sau:
- Thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa: Những món ăn sử dụng cả xoăn, bông cải xanh, cần tây, rau chân vịt,… đều chứa nhiều vitamin K, A, C, và các khoáng chất. Đây là các thành phần có khả năng diệt gốc tự do và chống oxy hóa mạnh. Đồng thời các thực phẩm này cũng giúp người bệnh ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển.
- Nhóm thực phẩm giàu Omega-3: Gồm có cá hồi, cá ngừ, trứng cá muối, hàu,… Omega-3 có công dụng giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Hỗ trợ tăng cường khả năng tái tạo da và có thể hạn chế những kích ứng trên da.
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: Kiwi, việt quất, anh đào, dâu tây,… giúp các bạn ức chế những tác nhân gây viêm trên da, cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn có công dụng tăng cường khả năng tự bảo vệ của da trước các tác nhân gây viêm.
Thực phẩm có hại cho bệnh nhân viêm da tiết bã:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng: Đồ ăn nhanh, khoai chiên, gà rán, viên xiên nướng,…Đều là các thực phẩm không có lợi cho người bệnh. Những đồ ăn này làm tăng tiết nhờn trên da, mồ hôi tiết nhiều hơn và dễ xuất hiện nhiều mụn nhọt.
- Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá làm gan bị suy giảm chức năng vì phải thải độc tố liên tục. Độc tố tích tụ lâu ngày dưới lớp da làm bã nhờn xuất hiện nhiều hơn, tình trạng chuyển biến nặng hơn.
- Trứng và thịt gà: Khi người bị viêm da tiết bã sử dụng thường xuyên 2 thực phẩm này. Các vết viêm loét trên da sẽ ngày càng lan rộng. Người bệnh khó chữa lành những tổn thương trên da và có thể xuất hiện rất nhiều sẹo lồi.
Chia sẻ cách ngăn ngừa viêm da dầu tiết bã
Các bạn muốn phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã cần thực hiện nghiêm túc những biện pháp sau đây:
- Chúng ta làm sạch da thường xuyên, sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, có thành phần phù hợp với da. Tránh làm kích ứng da khiến da ngày càng yếu.
- Mỗi khi ra đường, các bạn cần sử dụng đầy đủ các đồ che chắn như mũ nón, khẩu trang. Đặc biệt ở những nơi nhiều khói bụi ô nhiễm, da sẽ rất dễ bị tổn thương nếu không được bảo vệ.
- Vào những ngày thời tiết hanh khô, chúng ta cần chú ý luôn giữ độ ẩm cân bằng cho da bằng loại kem dưỡng thích hợp. Việc giữ gìn vệ sinh cho da cũng là yếu tố rất cần thiết. Đặc biệt, các bạn chú ý gội đầu thường xuyên để da đầu luôn được sạch sẽ, khô thoáng.
- Mỗi ngày, chúng ta có thể tắm nắng cho da khoảng 7 – 8 phút trong khoảng 6 – 7h sáng để da tăng sức đề kháng.
- Các bạn cũng cần chú ý luôn ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học. Cơ thể tăng cường sức khỏe, miễn dịch tốt hơn sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật.
Những thông tin quan trọng nhất về bệnh viêm da tiết bã đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mong rằng các bạn qua đây sẽ có cách chăm sóc da thật phù hợp để cải thiện bệnh cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu thấy da có triệu chứng viêm bã nhờn, bạn hãy sớm liên hệ với các bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Theo: Y tế Bắc Kạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!