Bệnh chàm (Eczema) là gì? Nguyên nhân, cách trị và ngừa tái phát

Rất nhiều người thắc mắc bệnh chàm là gì mà nhiều người phải ám ảnh vì nó? Không chỉ khiến bề ngoài xuống sắc, triệu chứng bệnh chàm còn gây ngứa ngáy, rất khó chịu. Bởi thế nên nhiều trường hợp mất tự tin, bó hẹp cuộc sống. Làm thế nào để ngừa nguyên nhân, điều trị sớm và tránh tái phát? Chi tiết kiến thức cần biết về bệnh Eczema sẽ được thông tin dưới đây.

Hình ảnh chàm da
Hình ảnh chàm da

Bệnh chàm là bệnh gì?

Bệnh chàm da có tên khoa học là Eczema, chỉ tình trạng viêm da cấp hoặc mãn tính. Trong đó đặc trưng của nó là những biểu hiện như da mẩn đỏ và ngứa kèm theo mụn li ti. Là bệnh ngoài da nhưng chàm hay tái phát nhiều lần và ảnh hưởng sâu đến lớp biểu bì dưới da.

Người ta hay bị chàm ở nhiều vị trí nhưng điển hình nhất là cánh tay, trên mặt hay vùng cổ. Bệnh làm bề mặt da trở nên sần sùi, không ưa nhìn và dễ gây phản cảm. Đó là lý do nhiều người bị tự ti, không hòa đồng sau khi phát hiện vết chàm.

Đáng chú ý, đây lại là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó nhiều hơn cả là những trường hợp:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Trẻ em hiếu động hoặc ít vệ sinh chân tay.
  • Chị em nội trợ.
  • Công nhân làm việc nhiều với hóa chất độc hại.
  • Người có cơ địa dễ bị kích ứng bởi các yếu tố ngoại sinh.
  • Người bị ảnh hưởng bởi gen di truyền từ thế hệ trước…

Mặc dù không gây nguy hiểm nhiều cho sức khỏe nhưng bệnh nhân cần sớm được điều trị. Đồng thời loại bỏ các tác nhân gây bệnh để phòng ngừa tái phát từ sớm. Nếu không xử lý triệt để từ đầu, bệnh phát triển nặng sẽ rất khó điều trị. Người bệnh có nhiều khả năng phải chung sống cùng Eczema.

Phân loại bệnh chàm da

Chàm da nói chính xác hơn là tên gọi chung của một nhóm bệnh có đặc điểm nhận biết và nguyên nhân hình thành khá tương tự nhau. Căn cứ vào hình dáng vết chàm cùng với màu sắc và những yếu tố tác động, người ta chia như sau:

  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng là một thể bệnh chàm khá phổ biến. Cùng với hen suyễn và sốt hoa cỏ, đây là những bệnh có tính nguy hiểm, gọi là Hay fever.
  • Chàm tiếp xúc: Bệnh này hình thành do nhiễm hóa chất độc hại. Nó được chia nhỏ theo 3 dạng nữa là: Chàm tiếp xúc dị ứng (có phải ứng kích ứng với tác nhân gây bệnh), chàm tiếp xúc ánh sáng (do ánh sáng mặt trời làm bùng phát) và chàm kích ứng (do nhiễm chất kích ứng da không được phép sử dụng).
  • Chàm tổ đỉa: Thường gặp nhiều ở phụ nữ, vị trí chủ yếu là phần kẽ các ngón tay, chân. Bệnh do chị em tiếp xúc nhiều với nước tẩy, dầu rửa bát… mà thành.
  • Chàm thể địa: Hay chính là viêm da cơ địa, hình thành do chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền trong gen. Thể bệnh này rất khó kiểm soát và hay tái phát.
  • Chàm đồng tiền: Đặc trưng của thể bệnh này là vùng biểu hiện trên da có hình tròn như đồng tiền. Mặc dù dễ tái phát nhưng chàm đồng tiền có thể kiểm soát được nếu biết cách chăm sóc.
  • Chàm da dầu: Thể bệnh này cũng có tên gọi khác là viêm da tiết bã da dầu. Về cơ bản nó khá lành tính và không lây sang người khác. Tuy nhiên bệnh có tính di truyền cao nên trong một gia đình thường có nhiều hơn 1 người bị.
  • Chàm sữa: Sở dĩ gọi là chàm sữa vì nó thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Trong đó, vấn đề vệ sinh cá nhân cho trẻ có liên quan mật thiết tới bệnh.
Thể chàm đồng tiền
Thể chàm đồng tiền

Ngoài ra, có thể bạn còn được nghe nói đến nhiều thể chàm khác nữa. Đó là do cách phân loại khác nhau dựa trên những cơ sở riêng biệt.

Nguyên nhân bị chàm

Chàm da có nhiều yếu tố chung tạo thành. Trong đó, với mỗi thể bệnh lại đặc trưng bởi nguyên nhân chính khác nhau. Dưới đây là những tác động cơ bản gây ra bệnh chàm:

Nguyên nhân chung

Các nghiên cứu từ chuyên gia cho biết có đến hơn 2000 yếu tố gây ra bệnh chàm. Nhưng có thể xếp chung vào các vấn đề cơ bản như sau:

  • Di truyền: Mầm bệnh chàm tồn tại và di truyền vào gen. Vì vậy, người mẹ rất dễ truyền bệnh cho con cái họ sinh ra. Trong đó nhiều người có biểu hiện từ lúc sơ sinh, cũng không ít trường hợp đến khi dậy thì hoặc trưởng thành hẳn mới phát hiện ra.
  • Yếu tố dị nguyên: Việc thường xuyên làm những công việc phải tiếp xúc với hóa chất hoặc sử dụng thuốc tây, mỹ phẩm độc hại… sẽ khiến cơ thể bị tác động xấu. Nếu hệ miễn tốt thì có thể chỉ gây dị ứng bình thường, nhưng nếu sức đề kháng kém hoặc cơ địa nhạy cảm thì các biểu hiện của chàm sẽ xuất hiện.
  • Nhiễm vi sinh: Người có cơ địa nhạy cảm lại gặp thời tiết nóng ẩm hoặc quá lạnh thì bề mặt da hay sần sùi lên. Từ vị trí đó, vi sinh vật dễ trú ngụ, sinh sản và xâm lấn vào trong da, gây nên bệnh.
  • Thể trạng kém: Hệ miễn dịch giống như lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố bên ngoài. Khi nó yếu đi thì sức cản bị giới hạn, vi khuẩn cùng các tác nhân khác xâm nhập nhanh hơn và gây ra nhiều bệnh, trong đó có chàm da.
  • Mắc bệnh mãn tính: Những người bị hen phế quản hoặc viêm thận, bệnh xơ gan… dễ dẫn đến biến chứng chàm da. Đối với trường hợp này, việc chữa khỏi bệnh lý nền quyết định phần lớn khả năng khỏi Eczema.

Nguyên nhân từng thể bệnh

Nếu xét theo thể bệnh thì mỗi dạng chàm da xuất hiện do một vài nhóm yếu tố đặc trưng quy định. Cụ thể như sau:

Mỗi thể của bệnh chàm đặc trưng bởi những nguyên nhân khác nhau
Mỗi thể của bệnh chàm đặc trưng bởi những nguyên nhân khác nhau
  • Viêm da dị ứng: Xảy ra do cơ thể không đủ khả năng chống lại chất kích ứng ngoài môi trường. Hoặc cũng có khả năng là do gen di truyền quy định.
  • Chàm tiếp xúc: Do thường xuyên dùng và bị nhiễm chất độc hại từ nước rửa bát, sữa tắm, mỹ phẩm hay nhiều sản phẩm khác được sản xuất công nghiệp. Hoặc chịu tác động của ánh mặt trời, những hóa chất không dùng ngoài da.
  • Chàm tổ đỉa, chàm đồng tiền: Nguyên nhân gây chàm tổ đỉa cũng giống với viêm da dị ứng, chủ yếu do nhiễm độc tố hóa học.
  • Chàm thể địa: Đây là thể bệnh chịu tác động của gen, đồng thời phát sinh khi chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh.
  • Chàm da đầu: Do rối loạn trong tuyến bã nhờn làm nấm mén xuất hiện. Tác nhân sâu xa có thể do di truyền hoặc sử dụng dầu gội chứa chất kích ứng.
  • Chàm sữa: Do đứa trẻ chứa sẵn một phần gen di truyền có bệnh, đồng thời khi sinh ra sức đề kháng lại yếu.

Nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta còn phải nhắc đến rất nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến bệnh này. Tuy nhiên, tìm hiểu về lý do bị chàm không phải tất cả vấn đề cần quan tâm. Bạn còn phải nhận thấy dấu hiệu của bệnh chàm từ sớm để biết khi nào cần chữa.

Dấu hiệu bệnh chàm

Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, chàm da ở mỗi thể lại biểu hiện khác biệt. Tuy nhiên, nếu xét chung lại, có thể kể đến:

  • Biểu hiện da tấy đỏ: Đây là triệu chứng dễ gặp nhất khi bị bệnh chàm. Trên bề mặt da lúc đầu sẽ có những mảng hồng đỏ khác với vùng khác. Nó khá giống với dấu hiệu dị ứng thức ăn nên nhiều người không phân biệt được.
  • Xuất hiện mụn nước: Triệu chứng chàm này hình thành sau một thời gian da tấy đỏ. Mụn nước ban đầu khá thưa, nhưng càng về sau càng dày và đùn lớp lên. Kích thước của chúng li ti nhưng chứa dịch ở trong. Nếu bị gãi thì sẽ vỡ làm chảy nước trong suốt ra. Vài ngày tiếp theo thì khô lại, tạo mảng màu hơi nâu vàng.
  • Da khô nẻ, bong tróc: Khi lớp màng nâu khô cứng, bề mặt da trở nên cứng và nứt nẻ, rồi bong tróc. Sau đó để lộ da non bóng, yếu ớt.
  • Hằn cổ trâu: Vùng da bóng non ngày càng dày lên và biến sắc, lặp lại chu trình bệnh từ giai đoạn tấy đỏ. Sau nhiều lần tái phát thì màu sắc da đậm lên giống như vết hằn ở cổ trâu. Nếu bạn càng gãi nhiều thì các vùng da xung quanh càng dễ bị lây nhiễm.

Đó là những biểu hiện bệnh chàm nói chung. Nhưng để phân biệt từng thể bệnh, bạn cần biết các triệu chứng riêng của mỗi dạng như sau:

Chàm sữa ở trẻ nhỏ
Chàm sữa ở trẻ nhỏ
  • Viêm da dị ứng: Dễ phát ban ở tay, chân và vùng cổ với dấu hiệu ngứa nổi mẩn đỏ và có mụn nước chứa dịch ở trong.
  • Chàm tiếp xúc: Bên cạnh cảm giác ngứa, có mụn nước trong suốt li ti, người bệnh còn luôn cảm thấy như bị châm chích trên da.
  • Chàm tổ đỉa: Thường xuất hiện ở các kẽ ngón và gây lở loét kèm theo cảm giác ngứa, ẩm ướt.
  • Chàm thể địa: Phần da bệnh đổi màu sẫm và khô nứt nẻ rõ ràng theo mảng lớn. Thể bệnh này lây lan rất nhanh nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
  • Chàm đồng tiền: Phần da bệnh được phân biệt rõ với nơi khác bằng hình tròn khác màu. Kèm theo đó là biểu hiện bong, trầy da khi gãi ngứa, các giai đoạn bệnh quay lại nhanh.
  • Chàm da đầu: Xuất hiện trên vùng đầu khiến bạn bị ngứa, tróc vảy thường xuyên giống như gàu. Lớp da ngay dưới chân tóc có sự đổi màu rõ rệt.
  • Chàm sữa: Trẻ quấy khóc, biếng ăn và sụt cân do bị ngứa ngáy khó chịu. Quan sát trên da thấy những vùng đổi màu, vị trí có thể là bất kỳ đâu.

Bệnh Eczema có lây không? Mức độ nguy hiểm

Trước các biểu hiện của bệnh, rất nhiều người cho rằng cần tránh xa những ai bị chàm để khỏi bị lây. Thực chất bạn không cần làm như vậy, bởi lẽ bệnh này không lây nhiễm trực tiếp từ da người này sang người khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bệnh chàm có thể di truyền trong huyết thống. Và bạn không thể chủ quan vì trên chính cơ thể người bệnh thì chàm lây lan từ vùng da này sang chỗ khác khá dễ dàng.

Nếu biết cách chăm sóc và điều trị, hạn chế bội nhiễm và sự tấn công của vi khuẩn, bệnh có thể kiểm soát được. Nhưng nếu không thực hiện, Eczema phát triển mạnh sẽ khó mà điều trị dứt điểm.

Tính chất nguy hiểm

Bệnh chàm có nguy hiểm không là điều vẫn còn nhiều người chưa rõ. Hầu hết các thể bệnh này không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Những biểu hiện của bệnh chàm chi phối làm bệnh nhân luôn khó chịu vì ngứa ngáy. Họ phản xạ tự nhiên bằng việc gãi ngứa và do đó vô tình làm da bị tổn thương, nhiễm khuẩn. Từ đó có hiện tượng sưng tấy, biến thể thành bệnh da liễu khác.

  • Về lâu dài, ngoại hình trở nên khó coi, bệnh nhân bị tự ti, ít giao tiếp.
  • Một số trường hợp do phản ứng gãi liên tục mà bị nhiễm khuẩn, dẫn đến sốt miên man, buồn nôn…
  • Có những trường hợp không chỉ chảy dịch sau khi mụn bị vỡ mà còn hình thành mủ. Đó là dấu hiệu chứng tỏ vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển mạnh, hệ miễn dịch kém đi. Cuối cùng, họ có khả năng gặp phải các rủi ro như suy hô hấp hoặc khó thở.
  • Đồng thời, vòng tuần hoàn của bệnh và sự lây lan, tái phát sẽ để lại sẹo trên da. Phần da bệnh ngày càng rộng và tồi tệ hơn.
  • Đặc biệt, bệnh chàm mạn tính sẽ đi vào máu, tạo thành các kiểu tái phát chính: Xuất hiện do uống bia rượu hay ăn hải sản, hoặc tự phát ra cánh tay và lặn đi sau đó. Những trường hợp này rất khó chữa khỏi và dễ di truyền sang con.

Cách chẩn đoán bệnh chàm

Chàm da có nhiều thể bệnh và dễ nhầm lẫn với biểu hiện của vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, muốn chữa trị đúng cách, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác. Đồng thời loại trừ các khả năng có liên quan. Dựa trên những biểu hiện lâm sàng và một số khảo sát, xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận cuối cùng.

Cần quan sát kỹ các biểu hiện và phân tích tế bào da bệnh để xác định nguyên nhân
Cần quan sát kỹ các biểu hiện và phân tích tế bào da bệnh để xác định nguyên nhân

Cụ thể các bước chẩn đoán bệnh chàm thế nào? Bác sĩ sẽ tìm hiểu những biểu hiện trên da và tiểu sử bệnh án của gia đình. Sau đó người bệnh sẽ phối hợp với chuyên viên y tế làm xét nghiệm máu để xác định xem bệnh đã ăn sâu vào trong chưa. Đồng thời lấy tế bào ở vùng da bệnh để phân tích, làm rõ nguyên nhân, cấp độ chàm hiện tại.
Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ cùng bệnh nhân lên phác đồ điều trị và xử lý tình trạng sớm nhất.

Xem thêm: Chàm hóa là gì, chữa viêm da chàm hóa như thế nào hiệu quả?

Cách chữa bệnh chàm

Bệnh chàm da có thể kiểm soát được bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Mặc dù khó điều trị khỏi hẳn nhưng dân gian, Đông và Tây y đều có nhiều biện pháp khắc phục.

Dân gian chữa bệnh chàm

Là nhóm bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và có nhiều yếu tố gây bệnh khó tránh, dân gian đã tìm nhiều cách trị bệnh chàm tại nhà để giảm hệ quả. Đó là những mẹo hay đơn giản, thường an toàn với cả người lớn và trẻ nhỏ. Hơn nữa nguyên liệu dễ tìm và ít tốn kém, có thể sử dụng ngay và giảm triệu chứng tốt.

Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng đây chỉ là mẹo hỗ trợ kiểm soát bệnh chứ không chữa khỏi hết. Sau khi thực hiện, thành quả đạt được là da bớt khô, ngứa, bong tróc, chảy dịch… Do đó, cần kết hợp thêm các phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả, giảm tái phát bệnh.

Cách dùng củ nghệ tươi trị bệnh chàm tại nhà

Trong nghệ vàng và cả nghệ đen đều chứa hàm lượng cao Curcumin. Chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm oxy hóa. Nhờ đó, khi thẩm thấu vào cơ thể có khả năng giảm mẩn đỏ và ngứa cùng các triệu chứng khác.

Cách thực hiện:

  • Dân gian chữa chàm thường dùng củ nghệ vàng còn tươi đem rửa sạch, gọt vỏ.
  • Sau đó đem giã nát và chắt phần nước cốt ra.
  • Vệ sinh vùng da bị chàm rồi nhúng bông sát khuẩn lên để làm sạch hẳn.
  • Kế tiếp, lấy miếng bông khác thấm nước cốt nghệ vào và thoa đều lên bề mặt vùng da bệnh.
  • Mỗi ngày thực hiện như vậy khoảng 3 lần và kiên trì nhiều ngày cho đến khi thấy sự thay đổi rõ rệt.
Củ nghệ chữa bệnh chàm
Củ nghệ chữa bệnh chàm

Chữa bằng củ khoai tây

Tác dụng chính của khoai tây đối với bệnh chàm là cấp ẩm cho da, giảm khô nứt, bong tróc. Đồng thời chiết ra những thành phần đem lại khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa khuẩn hại xâm lấn, sinh trưởng và lây lan.

Cách thực hiện:

  • Chọn khoai tây lòng vàng tươi lột phần vỏ rồi rửa sạch.
  • Mang củ này đi hấp chín rồi dằm nhuyễn bằng thìa.
  • Vệ sinh bề mặt da bị chàm và sát khuẩn với bông và dung dịch y tế.
  • Sau khi da khô lại thì đắp trực tiếp bột khoai tây đã dằm nhuyễn lên vùng da bệnh.
  • Dùng gạc y tế quấn phía ngoài để cố định chúng lại.
  • Để như vậy 30 phút rồi tháo gạc ra và đi rửa lại bề mặt da với nước ấm.
  • Tiến hành đắp khoai tây như vậy 2 lần mỗi ngày đến khi bệnh tiến triển tốt hơn hẳn.

Chữa bằng chuối xanh

Bên cạnh khoai tây và nghệ thì nhiều nơi còn quen dùng chuối để trị chàm. Cả phần thịt và vỏ quả này đều chứa những dưỡng chất như tantin, polyphenol, carotenoid giúp ngừa oxy hóa, sát khuẩn và kháng viêm ngay sau khi thẩm thấu vào da. Ngoài ra, việc sử dụng chuối trị chàm còn đem lại hiệu quả tăng cường đề kháng và làm lành tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 1, 2 quả chuối tiêu còn xanh hẳn đem rửa sạch, ngâm muối loãng.
  • Vớt ra để ráo nước thì thái lát vừa rồi đắp trực tiếp lên phần da bị bệnh chàm.
  • Cố định lại bằng gạc y tế và để nhiều giờ, tốt nhất là đắp qua đêm.
  • Kiên trì thực hiện nhiều ngày liên tục đến khi thấy rõ những biến đổi tích cực của bệnh.

Với các cách chữa ngâm rửa hay đắp trực tiếp ngoài da, người bệnh cần nhớ phải vệ sinh kỹ và nhẹ nhàng quanh phần da trước khi dùng mẹo. Điều này nhằm ngừa nhiễm khuẩn và bội nhiễm. Bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn nhẹ nếu cảm thấy cần thiết.

Chữa bằng Đông y

Cách điều trị bệnh chàm trong Đông y khá lành tính và an toàn. So với mẹo dân gian lại được đánh giá cao hơn về tính hiệu quả. Nếu khám và dùng đúng thuốc trong thời gian dài thì các thành phần dược tính sẽ thải độc, thanh lọc cơ thể và loại trừ những tác nhân gây bệnh từ sâu bên trong.

Giải pháp của Đông y
Giải pháp của Đông y

Bài thuốc số 1

  • Sử dụng hoàng bá cùng mã diệc danh thử niêm, khổ sâm, đinh phụ.
  • Kết hợp với thương truật, mã đề, bạch tiễn tì và phục linh cùng bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các vị đi rửa rồi để ráo, thả vào ấm.
  • Thêm 500ml nước lọc vào rồi đun trên lửa nhỏ để được hỗn hợp cô đặc khoảng 200ml.

Cách dùng:

  • Chắt ra uống nóng sau các bữa ăn sáng trưa và tối để đạt hiệu quả cao.
  • Những lần uống sau chỉ cần đun nóng lại.

Bài thuốc số 2

  • Sử dụng hoa kim ngân cùng với ké đầu ngựa và cây diếp dại.
  • Kết hợp thêm cỏ mần trầu, bạch tô và củ kim cang, trôm lay.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả đi rửa sạch rồi để ráo nước và thả vào ấm cùng 2 lít nước.
  • Đậy nắp lại, sắc nhỏ lửa để nước cạn đi một nửa.

Cách dùng: Chia phần nước thu được làm 3 dùng trong ngày, mỗi bữa ăn xong sau 30 phút thì hâm nóng thuốc lại và uống.

Bài thuốc số 3

  • Sử dụng đến bạch tiễn bì cùng hoàng bá mỗi vị 12g cùng lượng tương ứng hoàng cầm và bạch phục linh.
  • Thêm sinh địa, hoạt thạch mỗi vị 20g và lượng tương ứng kim ngân hoa.
  • Kết hợp cùng 16g đạm trúc bạch vào thang thuốc này.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị theo liều lượng đã kê rồi cho vào ấm.
  • Thêm 1.6 lít nước lọc vào rồi bắc lên bếp, đun nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 400ml.

Cách dùng:

  • Sau cách bữa cơm chính của ngày 30 phút thì hâm nóng lại để uống.
  • Dùng hết số thuốc này trong ngày và tiếp tục sắc uống như vậy nhiều ngày sau.

Dùng thuốc thảo dược trị bệnh chàm cần kiên trì thực hiện lâu dài. Mặc dù có thể không hoàn toàn chữa trị tận gốc nhưng thuốc này có thể ngăn ngừa tối đa khả năng tái phát bệnh.

Chữa bằng Tây y

Thuốc Tây điều trị bệnh chàm cũng chỉ đem lại tác dụng nhất thời, không điều trị tận gốc các trường hợp nặng. Tuy nhiên do tác dụng nhanh chóng và không khó sử dụng nên nhiều người chọn cách chữa này cho tiện lợi.

Thuốc Tây chữa bệnh chàm

Có cả thuốc bôi, uống và tiêm để chữa bệnh eczema, trong đó các thuốc bôi còn chứa thành phần cấp ẩm.
Mặc dù có tính hiệu quả nhanh nhưng các bác sĩ khuyên bạn không nên lạm dụng chúng vì nó có thể gây phản ứng phụ, lờn thuốc.

Một số thuốc Tây trị Eczema thường hay được khuyên dùng là:

Thuốc bôi

  • Hồ nước: Loại này được dùng với người mới bị khởi phát bệnh, chưa tái phát hay bội nhiễm.
  • Dung dịch: Nếu bệnh đã bắt đầu chuyển nặng, các mụn nước lên nhiều và vỡ, tạo nên cụm da sần và dày thì sử dụng loại này.
  • Thuốc mỡ: Loại này dùng cho giai đoạn chàm mãn tính. Nó đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị là chủ yếu.
Bôi kem dùng ngoài da
Bôi kem dùng ngoài da

Thuốc uống

  • Thuốc chống ngứa: Đa phần là các loại siro như Théralèn, Phenergan. Khi uống vào người bệnh sẽ giảm được cảm giác ngứa và ít phản ứng gãi hơn. Nhờ đó bề mặt da nhanh se khô lại và lành lặn, ít bong tróc.
  • Thuốc chống bội nhiễm: Gồm một số loại kháng sinh như là Amoxicilin, Erythromycin, Tetracyclin hay là một số dược phẩm có tác dụng kháng lại histamine. Khi uống vào sẽ đem lại hiệu quả giảm ngứa, mụn và sưng. Loại này được kê dùng trong khoảng 7 – 10 ngày, không nên sử dụng quá lâu.
  • Thuốc uống chứa Corticoid: Loại này có tác dụng chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch, gồm các thuốc như Fluocinolone, Prednisone, Prednisolone,…
  • Viên uống bổ sung: Bên cạnh các thuốc trị bệnh kể trên, bệnh nhân còn được yêu cầu cung cấp thêm vitamin C, E và Omega 3 từ thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng.

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là quang học là giải pháp được đánh giá khá cao về hiệu quả điều trị, ngay cả với người bệnh nặng. Bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với một lượng nhỏ tia cực tím, bệnh eczema sẽ được điều trị gần như triệt để.

Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, với cách chữa bệnh eczema này, bạn cần điều trị trong 2 – 3 tháng. Mỗi tháng thực hiện chỉ 2 – 3 lần và mỗi lần chỉ cần chiếu tia cực tím vài phút.

Mặc dù là biện pháp sử dụng công nghệ cao và rất hiệu quả nhưng trị liệu ánh sáng cũng tiềm ẩn rủi ro khá nguy hiểm là gây ung thư da. Vì vậy, nó chỉ được áp dụng cho những người bệnh mãn tính, không thể trị khỏi bằng thuốc thông thường.

Bị bệnh chàm ăn gì? Kiêng gì?

Điều trị bệnh chàm là quan trọng nhưng việc xây dựng chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, để ngăn ngừa lây lan, tái phát và hỗ trợ quá trình chữa trị, bạn nên xây dựng chế độ ăn khoa học.

Bệnh chàm nên ăn gì?

Để nâng cao hiệu quả điều trị Eczema, bạn nên chú ý bổ sung:

  • Chất xơ và vitamin: Có nhiều trong rau xanh, các loại quả như táo nho, quýt và cả đu đủ. Những dưỡng chất này giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và đẩy nhanh tiến trình phục hồi da.
  • Omega 3: Có trong dầu cá và một số dầu thực vật như chế phẩm của hạt lanh, anh thảo… Chúng đem lại hiệu quả chống viêm và kháng khuẩn nên tốt cho người bị chàm da.
  • Chất chống oxy hóa: Bệnh nhân chàm da nên cung cấp nhiều chất chống oxy hóa từ các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài ra, một loại thịt được khuyến nghị sử dụng cho đối tượng này là thịt lợn nạc. Chúng sẽ góp phần bù lại những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà ít gây hại.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ

Nguyên nhân bệnh chàm có thể được loại bỏ một phần nếu bạn biết cách tránh một số loại thức ăn như sau:

  • Hải sản: Chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng nhưng hải sản lại thúc đẩy sự giải phóng histamin. Thêm vào đó, nếu người bị chàm da nạp chúng vào cơ thể, phần da bị thương dễ chuyển sang nhiễm trùng, mưng mủ. Những trường hợp rủi ro nặng, bệnh nhân chàm ăn hải sản còn bị khó thở, suy hô hấp.
  • Thịt bò và thịt gà: Đây cũng là 2 loại thịt chứa nhiều protein lại có thể kết hợp gây phóng thích histamin. Cho nên nếu người bệnh chàm sử dụng rất dễ bị kích ứng viêm ngứa. Vùng da bệnh càng mẩn đỏ, sưng tấy và tổn thương nhiều hơn.
  • Đồ hộp, đồ đóng sẵn: Đó là loại đồ ăn có một phần chất bảo quản và phụ gia. Khi dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ tích tụ lại và dần dần gây dị ứng.
  • Chất kích thích: Những thức uống có cồn, ga hay chất kích thích đều không tốt cho người bệnh chàm. Bởi các thành phần trong chúng cũng giống như hải sản, sẽ giải phóng ra histamin, khiến bệnh nặng lên.

Phòng ngừa bệnh chàm

Chàm da ở chân, tay hay bất cứ chỗ nào cũng không thực sự nguy hiểm nhưng những phiền toái của chúng gây nên rất khó chịu. Chính vì vậy, cùng với việc xây dựng chế độ ăn, đừng quên điều chỉnh sinh hoạt như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch, có thể dùng dung dịch sát khuẩn hoặc các thảo dược có tính kháng khuẩn tự nhiên như chè xanh, lá trầu để tắm.
  • Giữ gìn không gian sống luôn sạch bằng cách lau dọn nhà của, giường, chăn, chiếu thường xuyên để loại bỏ tác nhân gây kích ứng.
  • Giặt quần áo thật sạch xà phòng, sau đó cần rửa sạch tay. Việc rửa bát, vệ sinh vật dụng cũng vậy. Nếu có điều kiện, nên sử dụng máy móc hỗ trợ để hạn chế tiếp xúc với hóa chất.
  • Giữ ẩm cho da vào buổi tối và ban ngày bằng các loại dưỡng ẩm tự nhiên hoặc sản phẩm an toàn. Bạn cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm trong gia đình nếu không có dược liệu sạch, lành tính.
  • Nếu buộc phải tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có chứa chất gây hại cho da thì nên dùng dụng cụ bảo hộ. Chẳng hạn như găng tay, ủng, các vật dụng khác.
  • Tránh dùng sữa tắm, xà phòng, mỹ phẩm có chứa nhiều chất tẩy mạnh. Không lạm dụng các thuốc Tây chứa chất gây hại cho da.
  • Sống lành mạnh và ăn, nghỉ hợp lý để tăng cao sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch.

Bệnh chàm (Eczema) và những thông tin chi tiết về nó đã được tổng hợp trên đây. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức giúp bạn phòng, điều trị, bảo vệ da khỏe mạnh.

Tin hay:

Bệnh chàm có lây không? Cách điều trị là gì?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (9 bình chọn)

Mẹo trị nám sau sinh được bào chế đơn giản, có thể thực hiện tại nhà
Bị chàm sữa hành hạ suốt mấy năm, mẹ bỉm sữa Trịnh Tâm đã tìm ra bí quyết để thoát khỏi tình trạng này an toàn, không ảnh hưởng chất lượng sữa cho con bú.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *