Bệnh viêm phế quản là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm phế quản là chứng bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác liên quan tới đường hô hấp. Khi bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới khá nhiều biến chứng nguy trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Để có thể điều trị hiệu quả cũng như phòng ngừa bệnh đúng cách, mời các bạn theo dõi các thông tin dưới đây.

Tổng quan về viêm phế quản
Tổng quan về viêm phế quản

Viêm phế quản là gì? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Chứng viêm phế quản tiếng Anh gọi là Bronchitis. Bệnh là trạng thái viêm nhiễm ở phần niêm mạc bao xung quanh phế quản. Đường thở nối khí quản và phổi cùng ống phế quản bị tổn thương. Tình trạng tổn thương viêm nhiễm này làm phế quản khó lưu thông luồng không khí và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

Chứng bệnh về hô hấp này có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Trong đó, tỉ lệ mắc viêm phế quản cao nhất thường ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già hoặc người đang bị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp.

  • Trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản

Vì trẻ sơ sinh đang ở thời điểm hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Việc điều trị cho trẻ đang ở độ tuổi này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ có nguy cơ nhiễm viêm phế quản cao khi bị cảm sốt, cảm lạnh hay sốt virus hoặc các bé tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh về phế quản.

Khi bị tổn thương phế quản, trẻ thường sốt nhẹ và ho có đờm trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Bệnh có khả năng diễn biến xấu và gây ra nhiều nguy hiểm. Phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng của bé và đưa bé đến các bệnh viện để điều trị bệnh kịp thời.

Các đối tượng dễ mắc bệnh
Các đối tượng dễ mắc bệnh
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Bệnh viêm phế quản cũng xảy ra khá nhiều ở trẻ nhỏ trong lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi. Các biểu hiện bệnh lúc này cũng rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn do các bé đã có thể phản ứng lại các triệu chứng khó chịu. Tuy vậy, ở đối tượng này, bệnh viêm phế quản phát triển nhanh chóng và có thể dẫn tới các biến chứng như hen suyễn hoặc biến chứng tại phổi.

  • Viêm phế quản ở người trưởng thành

Ở nhóm độ tuổi trưởng thành, những người cao tuổi, người đang mang thai, người sau ốm dậy hoặc người có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh hơn. Hệ miễn dịch và đề kháng của chúng ta càng kém, càng làm tăng nguy cơ làm tổn thương phế quản. Ngoài ra những người chịu nhiều yếu tố tác động từ môi trường xung quanh cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những người còn lại.

Phân loại bệnh viêm phế quản

Bệnh được phân loại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, y học chủ yếu xếp các nhóm bệnh theo mức độ và theo dạng bệnh lý cụ thể.

Phân loại theo mức độ bệnh

  • Mức độ cấp tính: Đây là mức viêm phế quản nhẹ, người bệnh mới khởi phát. Các triệu chứng của viêm phế quản ở giai đoạn này cũng chưa có nhiều biểu hiện rõ rệt. Bệnh có thể kéo dài khoảng 10 ngày cho đến 2 – 3 tuần và sẽ khỏi sau đó.
  • Mức độ mãn tính: Khi bệnh viêm phế quản nặng hơn, các triệu chứng cũng kéo dài và khó chịu hơn nhiều. Người bệnh có thể bị viêm phế quản kéo dài đến vài tháng và bệnh tái phát nhiều lần trong một năm. Bệnh có khả năng xuất hiện thêm nhiều biến chứng ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của chúng ta.
Phân loại bệnh phế quản
Phân loại bệnh phế quản

Phân loại theo thể bệnh

  • Thể bệnh dị ứng: Đây là trạng thái người bệnh gặp phải các dị nguyên gây ra hiện tượng dị ứng, từ đó xuất hiện viêm phế quản. 
  • Thể co thắt: Cơ hoành trong thành phế quản của bệnh nhân gặp các cơn co thắt bất ngờ, người bệnh bị khó thở ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Niêm mạc trong phế quản người bệnh sưng lớn và phần dịch cũng tiết nhiều thêm. 
  • Thể phế quản hen: Cụ thể người bệnh vừa bị viêm nhiễm tại vùng phế quản vừa xuất hiện các triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn. Bệnh nhân có nhiều biểu hiện phức tạp và cảm thấy rất khó thở. Tình trạng này xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
  • Thể bội nhiễm: Là tình trạng bệnh nhân bị các virus, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Diễn biến của bệnh cũng khá phức tạp và người bệnh cần thận trọng trong việc chữa trị. 
  • Thể viêm tiểu phế quản: Tiểu phế quản của bạn bị virus xâm nhập gây viêm nhiễm, xuất hiện tình trạng sưng viêm và dịch nhầy cũng tích tụ nhiều hơn. Người bệnh do đó bị khó thở và thường hay bị khò khè.
  • Thể viêm phế quản phổi: Từ phế quản nối đến phổi bằng các ống dẫn khí. Khi các ống này bị viêm mủ, vi khuẩn sẽ theo đó tràn vào phổi để phát triển và gây bệnh. Người bệnh có thể bị sốt cao, ho có đờm và thường xuyên có cảm giác buồn nôn,…

Bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Có lây không?

Vấn đề lây nhiễm và mức độ nguy hiểm là chủ đề được rất nhiều người quan tâm.

Trước hết, với thắc mắc bệnh có khả năng lây nhiễm không, các y bác sĩ cho biết, bệnh hoàn toàn “có thể lây truyền từ người này qua người khác”. Vì viêm phế quản là chứng bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn virus tấn công. Những người có sức đề kháng yếu càng có nguy cơ bị lây nhiễm cao.  

Bệnh nhân có thể lây nhiễm chứng viêm phế quản sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp như cùng ăn uống, nói chuyện. Hoặc bệnh truyền sang người khác qua việc tiếp xúc sử dụng chung một số vật dụng cá nhân. 

Vậy bệnh có mức độ nguy hiểm thế nào?

Cũng như nhiều chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. Khi người bệnh bị viêm phế quản ở giai đoạn cấp tính sẽ không có gì nguy hiểm. Nhưng trong trường hợp bệnh không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh tiến triển nặng và khó kiểm soát hơn. Các triệu chứng ngày càng phức tạp, bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng rất nguy hiểm như sau:

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Hen suyễn: Khi viêm phế quản không được chữa trị tận gốc, người bệnh rất dễ dàng mắc thêm chứng hen suyễn. Khi chứng viêm phế quản đi kèm hen, việc điều trị khỏi hoàn toàn gần như là không thể. 

Người bệnh sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào thuốc điều trị và phải luôn ở những nơi thoáng đãng. Vì chứng hen suyễn có khả năng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân và cho đến nay chưa có thuốc để điều trị bệnh tận gốc.

Biến chứng viêm phổi: Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất do viêm phế quản gây ra. Các triệu chứng viêm phế quản sẽ dễ dàng lây lan đến phổi và gây ra các tổn thương nặng nề. 

Người bệnh có thể bị suy hô hấp hoặc áp xe phổi. Các triệu chứng này đều có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của bệnh nhân. Quá trình điều trị bệnh cũng từ đó gặp thêm rất nhiều khó khăn.

Biến chứng tràn dịch màng phổi: Tràn dịch phổi là tình trạng khó tránh khỏi khi bệnh nhân ngày càng bị viêm phế quản nặng. Tần suất phát tác bệnh dày đặc có thể gây ra tràn dịch màng phổi. Vi khuẩn virus gây bệnh theo đó trực tiếp vào phổi làm cản trở các ống khí. Người bệnh có thể bị tử vong nếu không kịp thời cấp cứu chữa trị. 

Nguyên nhân viêm phế quản

Để có thể phòng ngừa cũng như điều trị bệnh đạt kết quả tốt, người bệnh cần biết rõ bản thân đang gặp phải những nguyên nhân gây viêm phế quản nào. Theo số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, chứng viêm phế quản có đến khoảng 80% do các loại virus vi khuẩn tấn công.

Hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm là nguyên do cho các virus đi vào cơ thể và phát tán bệnh. Trong đó, virus phổ biến nhất là virus RSV, virus cúm, virus sởi, Rhinovirus và Adenovirus,…

Ngoài ra, bệnh nhân có thể mắc bệnh do các yếu tố khách quan tác động từ môi trường sống xung quanh cũng như sự chủ quan trong lối sống của chính bản thân. Những yếu tố đó gồm:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: Bệnh viêm phế quản cũng chịu rất nhiều tác động từ thời tiết. Thông thường, bệnh dễ phát tác vào thời điểm mùa đông hoặc mùa hè. Nhiệt độ, không khí thay đổi bất ngờ gây ra những phản ứng kích thích tại niêm mạc của hệ hô hấp. Người bệnh từ đó dễ mắc viêm phế quản hay các bệnh lý hô hấp liên quan.
  • Ô nhiễm môi trường: Những người thường làm việc trong môi trường ô nhiễm. Hoặc người tiếp xúc liên tục với khói bụi hóa chất có nguy cơ tổn thương phế quản cao. Không khí ô nhiễm làm phế quản liên tục tiết nhiều đờm, vi khuẩn nhờ đó có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển. 
Người bệnh mắc viêm phế quản do đâu
Người bệnh mắc viêm phế quản do đâu
  • Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh là những đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém. Cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các virus và vi khuẩn nhưng không có khả năng chống đỡ. Vì vậy, phế quản và nhiều cơ quan hô hấp khác cũng dễ gặp phải các tổn thương.
  • Hút thuốc lá: Phế quản và phổi của người thường hay hút thuốc lá rất dễ bị tổn thương do các chất độc hại có trong khói thuốc. Đặc biệt là Nicotin – Một chất có khả năng là viêm nhiễm niêm mạc của đường hô hấp và gây ra chứng bệnh ung thư phổi.
  • Bệnh lý về dạ dày: Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày, ợ chua hay ợ hơi không chỉ làm bạn tăng nguy cơ mắc viêm họng. Chứng viêm phế quản cũng có khả năng khởi phát do các bệnh lý này bởi vùng niêm mạc người bệnh bị kích thích thường xuyên dẫn tới các tổn thương.  

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, bệnh viêm phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu của viêm phế quản để kịp thời có các phương án chữa trị phù hợp. 

Một số biểu hiện dễ nhận biết ở người bệnh gồm:

  • Sốt cao: Khi cơ thể bị các virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động và phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt virus. Vì vậy, khi phế quản viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ gặp các cơn sốt từ mức độ nhẹ tới nặng. Sốt có thể kéo dài 3 – 4 ngày khi người bệnh bị viêm phế quản cấp tính.
  • Khó thở, tức ngực: Phế quản tổn thương dẫn tới các ống khí trong cơ thể bị thu hẹp. Do đó, bệnh nhân cảm thấy khó thở hơn, thở khò khè và thường xuyên bị tức ngực. Đặc biệt ở bệnh nhân viêm phế quản dạng hen sẽ có dấu hiệu thở rít, bệnh lâu ngày sẽ chuyển sang hen suyễn.
Những triệu chứng bệnh thường gặp
Những triệu chứng bệnh thường gặp
  • Ho có đờm, ho khan: Không chỉ bị sốt, khó thở hay tức ngực, người bệnh còn có thêm các biểu hiện ho. Phế quản bị co bóp liên tục làm các dịch nhầy tăng tiết, người bệnh xuất hiện ho, đặc biệt là các cơn ho vào buổi đêm.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu: Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân luôn cảm thấy toàn thân không có sức lực vì ho và sốt kéo dài. Cơ thể mệt, uể oải, thiếu sức sống và luôn có cảm giác chán ăn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi các triệu chứng viêm phế quản của bạn kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Chẩn đoán là cách giúp chúng ta có liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Các phương pháp chẩn đoán viêm phế quản như sau:

  • Các bác sĩ sử dụng ống nghe để kiểm tra âm thanh từ hơi thở của các bệnh nhân. Từ đó xác định thêm các âm thanh bất thường của phổi để chẩn đoán tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.
  • Chụp X-quang: Đây là cách thức để xác định tình trạng viêm của bạn có lây lan tới phổi hay không. Đồng thời các bác sĩ cũng có thể phát hiện những biến chứng khác mà bệnh nhân có thể mắc phải.
  • Đo phế dung: Phương pháp này sẽ kiểm tra tốc độ phổi đẩy không khí ra bên ngoài và lượng không khí còn lại bên trong. Người bệnh qua đó cũng có thể biết được bản thân có mắc chứng hen suyễn hay không.
  • Xét nghiệm đờm: Bác sĩ lấy dịch đờm của bệnh nhân để tiến hành xét nghiệm kiểm tra các vi khuẩn, virus. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh thật chính xác.

Hướng điều trị bệnh an toàn, hiệu quả

Sau khi được chẩn đoán bệnh, chúng ta cần sớm lựa chọn cách chữa trị viêm phế quản phù hợp để bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Bệnh nhân có thể tìm đến các bài thuốc chữa trị phế quản từ Đông y, dân gian hoặc các loại thuốc tân dược. 

Chữa chứng viêm phế quản bằng thuốc Đông y

Cách điều trị của Đông y được đánh giá đảm bảo an toàn, lành tính và mang đến hiệu quả điều trị khá tốt. Các bài thuốc Đông y vừa điều trị bệnh, vừa tăng cường bồi bổ khí huyết, cải thiện chức năng các tạng phủ và tăng cường sức khỏe. 

Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc chữa tổn thương phế quản dưới đây:

Bài thuốc 1

Vị thuốc gồm có: Tiền hồ, chỉ xác, sinh khương, cam thảo, hạnh nhân, cát cánh, tô diệp, trần bì.

Cách sử dụng: 

  • Bạn mang các nguyên liệu này sắc với 1000ml nước. Phần thuốc thu về bằng ⅓ lượng nước sắc ban đầu.
  • Người bệnh chia thuốc làm 3 bữa nhỏ và sử dụng đều đặn mỗi ngày. Thuốc nên uống khi còn ấm sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2

Vị thuốc gồm có: Bán hạ, ngũ vị tử, quế chi, can thượng, tế tân, cam thảo và ma hoàng.

Cách sử dụng:

  • Các vị thuốc trên chúng ta sử dụng ấm hoặc nồi sắc thuốc cùng 800 – 1000ml nước.
  • Bạn sắc cho đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát con.
  • Phần thuốc chúng ta chia 3 bữa và uống hết trong ngày, thuốc để sang ngày hôm sau sẽ làm giảm các dược tính. 
Bài thuốc chữa viêm phế quản trong Đông y
Bài thuốc chữa viêm phế quản trong Đông y

Bài thuốc 3

Vị thuốc gồm có: Tang diệp, bạc hà, cúc hoa, ngưu bàng tử, cam thảo,  hạnh nhân, lộ căn.

Cách sử dụng: 

  • Người bệnh sắc thuốc với 1,2 lít nước cho đến khi thuộc cạn còn khoảng 300ml.
  • Phần thuốc người bệnh uống đều mỗi ngày, chia thành các bữa nhỏ để sử dụng. Sau một thời gian sử dụng, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm khá nhiều.

Phương pháp điều trị bằng Tây y

Tây y là hướng điều trị được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi thuốc Tây mang đến hiệu quả điều trị khá nhanh. Nhưng bệnh nhân cũng cần biết rằng, thuốc Tây y có thể mang đến các tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài.

Có khá nhiều nhóm thuốc Tây được sử dụng trong các phác đồ điều trị của bệnh nhân. Nhóm thuốc đó gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Cefaclor, Erythromycin, Penicillin, Clarithromycin, Ciprofloxacin,…Tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
  • Nhóm thuốc giảm ho: Rhumenol, Atussin, Codepect, Neo Codion, Codein,… Phù hợp với các bệnh nhân có triệu chứng ho thắt, ho khó thở.
  • Nhóm thuốc long đờm: Natri benzoat, Acetylcystein, Terpin hydrat,… Giúp bệnh nhân giảm khó thở và tức ngực do đờm tắc nghẽn ở họng.
  • Thuốc chống viêm: Ngoài ra, bệnh nhân khi gặp các triệu chứng bệnh kéo dài thuốc thể sử dụng thuốc chống viêm và Steroid Glucocorticoid giúp ngăn ngừa viêm mãn tính.
Phương pháp điều trị trong Tây y
Phương pháp điều trị trong Tây y

Những loại thuốc trên đều cần có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ trước khi người bệnh sử dụng. Bệnh nhân tự ý mua thuốc điều trị tại nhà hoặc thêm các loại thuốc khác có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần hết sức chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.

Dân gian chữa bệnh viêm phế quản

Nếu bệnh nhân mới mắc chứng viêm phế quản, các triệu chứng bệnh ở mức nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa từ dân gian để chữa trị ngay tại nhà. Các mẹo chữa này cũng khá lành tính với các nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên.

Bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo chữa như sau:

Lá diếp cá: 

  • Bạn dùng 1 nắm lá diếp cá đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 15 phút.
  • Lá rửa xong chúng ta mang đi giã nát hoặc xay nhuyễn và chắt lấy phần nước cốt.
  • Người bệnh hòa thêm 1 thìa mật ong nước nước cốt và uống đều đặn 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lá trầu không:

  • Người bệnh dùng lá trầu không đã rửa sạch và xay nhuyễn.
  • Sau đó, bạn thêm một chút nước lọc vào hỗn hợp, khuấy đều và lọc lấy phần nước cốt. Người bệnh uống nước lá trầu cùng 1 – 2 thìa mật ong vào 2 buổi sáng và tối mỗi ngày.
  • Nước ép lá trầu nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
Cách chữa bệnh từ dân gian
Cách chữa bệnh từ dân gian

Gừng tươi:

  • Chúng ta chuẩn bị khoảng 0,5kg gừng tươi, gọt vỏ và rửa sạch. Bạn thái gừng thành miếng mỏng và xay nhuyễn để chắt phần nước cốt.
  • Nước cốt gừng các bạn hòa cùng 150 – 200ml mật ong và cô đặc trên bếp lửa nhỏ.
  • Hỗn hợp thu được các bạn lấy ra mỗi ngày một lượng vừa phải để pha với nước ấm và uống. Phần còn dư chúng ta bảo quản trong hũ thủy tinh để sử dụng các lần tiếp theo.

Người có biểu hiện viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần quan tâm thêm đến chế độ dinh dưỡng bạn sử dụng hàng ngày.

Thực phẩm có lợi cho người viêm phế quản:

  • Các loại rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin rất có lợi cho người bị viêm phế quản. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các nhóm rau: Bông cải xanh, bí, rau diếp, bắp cải, măng tây, đậu xanh,…
  • Thực phẩm dồi dào protein: Protein có khả năng cải thiện sức khỏe cho người bệnh và tăng cường ngăn chặn các tác nhân có khả năng gây bệnh. Bệnh nhân bị viêm phế quản nên sử dụng các thực phẩm sau để cơ thể nhanh phục hồi: Thịt bò, thịt gà, trứng, hạnh nhân, sữa chua,…
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, sử dụng các loại ngũ cốc và nhiều loại hạt có lượng chất chống oxy hóa cao. Đây đều là các thực phẩm hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân nhanh có chuyển biến tích cực.
Người bệnh cần chú ý khi lựa chọn sử dụng thực phẩm
Người bệnh cần chú ý khi lựa chọn sử dụng thực phẩm

Thực phẩm có hại cho bệnh nhân:

  • Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Đồ ăn sử dụng mỡ động vật đặc biệt làm dạ dày bệnh nhân tăng tiết dịch, các chất dinh dưỡng khác khó chuyển hóa. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm phế quản nên hạn chế tối đa sử dụng các món ăn này.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều muối: Một số món ăn cay hay các món ngâm muối là đồ ăn khoái khẩu của không ít người. Nhưng những thực phẩm này làm tăng kích ứng học và các cơn ho. Bệnh nhân sử dụng thường xuyên sẽ làm bệnh phế quản ngày một nặng thêm.
  • Thuốc lá và chất kích thích: Người bệnh cũng cần chú ý không hút thuốc hay sử dụng các chất có cồn như bia, rượu. Các chất này làm gián đoạn quá trình làm sạch đường thở, người bệnh có nguy cơ bị viêm loét phế quản và rối loạn nhịp thở. 

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Viêm phế quản là chứng bệnh có khả năng lây lan cao, nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần chủ động trong vấn đề phòng ngừa bệnh. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp ngăn ngừa bệnh dưới đây:

  • Chúng ta có thể cải thiện sức khỏe bằng các bài tập thể dục, thể thao hàng ngày. 
  • Mọi người không sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân, đặc biệt với người đang mắc bệnh về hô hấp. Tai mũi họng cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày bằng sản phẩm vệ sinh phù hợp.
  • Bạn hãy hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại để phế quản không bị tổn thương.
  • Khi thời tiết chuyển mùa, chúng ta cần chú ý giữ ấm cho cơ thể. Việc sinh hoạt ngủ nghỉ cũng cần được sắp xếp hợp lý, khoa học.
  • Hãy dừng hút thuốc lá nếu bạn muốn đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Khói thuốc lá gây ra vô số các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp.

Bệnh viêm phế quản khi không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng khác thường, bạn hãy sớm đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời. 

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (8 bình chọn)

Điều trị viêm họng amidan, chữa viêm họng, viêm amidan mạn tính thực tế không hề đơn giản. Rất nhiều trường hợp đã tốn kém không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc mà bệnh vẫn không khỏi, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giúp bệnh nhân “thoát khỏi” tình cảnh này, ngay trong bài viết này, cố vấn y khoa VTV2 sẽ tư vấn cách chữa bệnh tận gốc, không lo bệnh tái phát.

Bình luận (2)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *