Tổng quan về bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Viêm khớp là bệnh lý không còn xa lạ – Một bệnh lý liên quan tới xương khớp không ít bệnh nhân mắc phải hiện nay. Viêm đau tại khớp gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Bệnh cũng có nguy cơ gây ra các biến chứng liên quan và người bệnh không thể xem nhẹ. Để điều trị bệnh thật hiệu quả, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin về bệnh dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh viêm khớp
Tìm hiểu về bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp là gì? Các dạng viêm khớp

Theo định nghĩa từ y học, bệnh viêm khớp chính là tình trạng rối loạn ở các khớp xương bao gồm cấu trúc và cả chức năng hoạt động. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau trên cơ thể như khớp tay, khớp chân, khớp vai, khớp gối,…

Cho đến nay, bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở đối tượng người trẻ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng nhiều. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng đau nhức kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chúng ta. 

Theo nghiên cứu, thống kê từ các chuyên gia, hiện nay đang có khoảng 100 loại bệnh viêm đau khớp khác nhau. Có những bệnh lý viêm đau khớp thể thông thường, nhưng cũng có những bệnh do liên quan tới các cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Theo đó, những dạng viêm đau khớp thường gặp nhất ở bệnh nhân gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp: Là tình trạng viêm khớp xảy ra do rối loạn tự miễn. Hệ miễn dịch của chúng ta tự tấn công vào các cơ mô chính trong cơ thể, đặc biệt là vùng khớp. Hiện tượng này gây ra chứng sưng khớp, đau cứng khớp và khớp bị nhức đỏ. 
  • Viêm khớp háng: Bệnh xảy ra khi các khớp ở háng bị tổn thương, xuất hiện viêm nhiễm có thể ở một bên hoặc ở cả hai bên. Khớp háng bị viêm gây ra các cơn đau nhức từ vị trí viêm và kéo tràn xuống phần chân, đùi, hông và cả vùng thắt lưng. 
Các dạng viêm thường gặp
Các dạng viêm thường gặp
  • Viêm nhiễm khớp gối: Bệnh lý xảy ra khi các sụn ở khớp gối bị bào mòn dần. Hai đầu xương cọ sát vào nhau gây ra các cơn tê nhức, đau buốt lan khắp đầu gối của người bệnh. 
  • Viêm khớp vùng chậu: Đây là tình trạng xảy ra ở giữa vùng xương chậu và xương cột sống. Ở thể khớp viêm này, bệnh nhân có thể bị viêm ở nhiều khớp hoặc chỉ bị viêm ở 1 khớp.
  • Viêm khớp cổ tay: Khi cổ tay của chúng ta bị tổn thương, các mô sụn giữa các khớp sẽ bị bào mòn. Lâu ngày đầu xương xảy ra cọ sát và người bệnh khó tránh khỏi đau nhức.
  • Viêm ở khớp vai: Cụ thể là biểu hiện các phần mềm xung quanh vai bao gồm cơ, dây chằng, gân,… bị tổn thương. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều cản trở lớn trong các hoạt động vận động của người bệnh.

Nguyên nhân bị viêm khớp

Người bệnh khi phát hiện sớm các nguyên nhân làm tổn thương xương khớp sẽ dễ dàng đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Đồng thời, từ các nguyên nhân này, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh ngay từ đầu để đảm bảo sức khỏe.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, bệnh viêm khớp có rất nhiều thể, mỗi dạng bệnh sẽ có những nguyên nhân phát tác khác nhau. Hiện tại, y học đang phân chia nguyên nhân bệnh thành nhóm nguyên nhân tại khớp và nhóm nguyên nhân khác.

Nguyên nhân gây bệnh tại khớp: Bao gồm các tình trạng khớp bị thoái hóa, viêm sụn, sụn khớp bị bào mòn, các chấn thương và tình trạng nhiễm khuẩn gây ra viêm đau khớp.

Nguyên nhân khác: Là tổng hợp những yếu tố gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Lượng axit uric trong cơ thể bị tăng cao gây ra bệnh lý gout, hệ thống miễn dịch đồng thời bị rối loạn gây tổn thương ở các khớp. 

Ngoài ra, các nguyên nhân thường gặp ở người bệnh bị viêm đau khớp phải kể đến là:

  • Yếu tố tuổi tác: Khi chúng ta càng lớn tuổi, cơ thể càng lão hóa với nhiều cơ quan suy giảm hoạt động chức năng. Cũng do đó, hệ thống xương khớp lão hóa nhanh và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, đặc biệt là chứng viêm và thoái hóa xương khớp.
  • Giới tính: Theo các thống kê ghi nhận được, nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn so với nữ giới, do sự khác biệt của yếu tố nội tiết tố estrogen.
  • Thừa cân, béo phì: Có thể bạn không biết, những người thừa cân, béo phì, cân nặng vượt quá mức cho phép dễ mắc các bệnh lý về xương khớp hơn. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo áp lực lên xương khớp. Đặc biệt là cột sống lưng và khớp gối. Ngoài ra, những mô mỡ tích tụ nhiều protein cũng tác động tới khớp gây viêm.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương: Ở một số bệnh nhân, sau khi xảy ra các chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc những tổn thương đã từ lâu. Những tổn thương này có thể làm hỏng mô sụn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tại các khớp.
Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp
  • Đặc thù công việc: Một yếu tố nữa gây ra bệnh tổn thương khớp người bệnh cần biết là yếu tố nghề nghiệp. Những người thường phải đi lại liên tục, đi lại nhiều và chịu nhiều áp lực chèn lên khớp gối. Các áp lực này sẽ gây ra hiện tượng khớp bị tổn thương và hình thành viêm.
  • Yếu tố di truyền: Thực tế là trong cùng 1 gia đình, nếu cha mẹ, ông bà mắc các bệnh về khớp. Khả năng cao những thế hệ sau có thể bị mắc bệnh với tỷ lệ cao hơn so với những người thường, tỷ lệ chênh lệch lên tới 5 lần.
  • Người bệnh bị dị tật bẩm sinh: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai gặp phải một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Tình trạng này có thể khiến trẻ nhỏ khi sinh ra gặp phải các dị dạng ở khớp, sụn khớp bị dị tật làm tăng khả năng mắc bệnh về viêm đau khớp.
  • Tự miễn dịch rối loạn: Nguyên nhân gây viêm khớp sau cùng người bệnh cần chú ý là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công ngược lại trong cơ thể. Hậu quả của phản ứng này là gây tác động xấu tới Synovium. Synovium có tác dụng tạo ra các chất lỏng bên trong khớp để bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp phát triển.

Biểu hiện của bệnh viêm khớp

Người bệnh khi có khớp bị viêm, tổn thương sẽ có những biểu hiện như thế nào? Bởi khớp có nhiều loại viêm và cũng có thể xảy ra viêm ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vì vậy, các biểu hiện của bệnh cũng sẽ có sự khác biệt nhỏ. 

Dưới đây là các biểu hiện của viêm khớp thường gặp nhất, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu sau:

  • Khớp đau nhức: Khi khớp bị viêm, bệnh nhân sẽ thường thấy các cơn đau khớp rất dữ dội. Thậm chí khớp có thể phát ra tiếng lạo xạo khi bạn cử động. Nguyên nhân của hiện tượng này do các dịch bôi trơn trong khớp bị khô, sụn khớp đồng thời bị bào mòn. Đầu xương chạm vào nhau làm xuất hiện các cơn đau.
  • Khớp bị cứng: Cứng khớp là hiện tượng phổ biến ở các bệnh nhân tổn thương về khớp.  Các hệ thống cơ bị xơ dính, dây chằng và dịch khớp đều rối loạn. Người bệnh từ đó khó cử động linh hoạt khớp, đặc biệt vào mỗi buổi sáng khi người bệnh mới thức dậy.
Người bệnh có biểu hiện như thế nào?
Người bệnh có biểu hiện như thế nào?
  • Sưng tấy khớp: Hiện tượng khớp bị viêm hoặc mô xung quanh khớp viêm đều làm khớp của người bệnh có dấu hiệu đỏ. Khớp sưng tấy và ửng nóng, chỉ cần chạm nhẹ vào vị trí khớp sẽ cảm nhận cơn đau rất rõ.
  • Suy yếu cơ: Cơ ngày càng yếu là dấu hiệu của bệnh viêm khớp khá điển hình. Người bệnh ngoài cảm giác đau đớn còn thấy thường bị mệt mỏi. Bệnh nhân ngại vận động vì đau nhức. Cơ quanh khớp yếu dần và theo thời gian có thể bị tê liệt, bị teo cơ gây mất khả năng vận động. 
  • Vận động bị hạn chế: Đây là triệu chứng không thể tránh khỏi ở bệnh nhân bị tổn thương khớp. Khi các khớp bị phá vỡ sự liên kết tự nhiên, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, cúi, xoay người… Đây đều là các động tác cần tới sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương. 

Ngay khi phát hiện các biểu hiện của bệnh lý này, bệnh nhân cần sớm tới bệnh viện, hoặc cơ sở ý tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân cần chú ý, khi gặp các triệu chứng sau, bạn cần lập tức đi kiểm tra tình trạng xương khớp.

  • Các khớp xương của người bệnh bị đau nhức khó chịu, dù bệnh nhân không đi lại và vận động khớp.
  • Ngay tại các vị trí khớp, bệnh nhân thấy có hiện tượng khớp ngày càng sưng đỏ, khớp cứng và đau nhức dữ dội.

Bệnh viêm khớp có nguy hiểm không?

Khi tìm hiểu về bệnh viêm khớp, không ít người đưa ra thắc mắc, liệu bệnh có nguy hiểm gì cho sức khỏe người bệnh hay không. Tuy viêm nhức khớp không phải bệnh lý có thể gây ra nguy hại cho tính mạng bệnh nhân. Nhưng căn bệnh này có thể làm người bệnh chịu cản tàn phế vĩnh viễn. 

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh không được điều trị kịp thời là:

Dính khớp, biến dạng khớp: Đây là một dạng biến chứng ở người bệnh đã chuyển sang giai đoạn toàn phát. Các khớp háng, khớp gối, khớp ngón chân, tay bị tổn thương ở mức độ khó hồi phục. Khớp dễ bị sưng, phù nề làm người bệnh khó duỗi hoặc gập khớp.

Bệnh cũng có thể làm xuất hiện tình trạng tràn dịch ở ổ khớp, khớp bị dính ở tư thế nửa duỗi nửa co. Người bệnh có thể bị tàn phế hết đời hoặc mất khả năng hoạt động tạm thời.

Teo cơ: Biến chứng này trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng đi lại của người bệnh. Bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển, thậm chí khả năng đứng vững trong thời gian dài cũng rất khó. 

Tăng nguy cơ tàn phế: Y học đưa ra nhận định, những người bị bệnh viêm khớp nếu không chữa trị, chỉ sau khoảng 10 năm sẽ xảy ra teo cơ. Người bệnh mất khả năng lao động, khớp bị biến dạng và trở thành tàn phế.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy, những người bị mắc bệnh viêm xương khớp có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn so với người bình thường. Biến chứng về bệnh tim mạch thường gặp nhất là bệnh tắc nghẽn tim và xơ vữa động mạch.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đau khớp

Bệnh nhân khi có những biểu hiện bất thường của khớp cần sớm đến các cơ sở điều trị chuyên khoa. Thông qua các phương pháp chẩn đoán, chúng ta sẽ biết chính xác tình trạng của khớp.

Cách chẩn đoán bệnh như sau:

  • Trước tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện lấy chất lỏng xung quanh khớp của bệnh nhân để làm xét nghiệm. Cách làm này giúp xác định bạn thuộc loại viêm khớp nào để có thể đưa ra cách khắc phục thích hợp.
  • Người bệnh sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm máu và kiểm tra các loại kháng thể là ANA và RF.
  • Phương pháp chụp cộng hưởng MRI, chụp CT và X-quang giúp quan sát rõ ràng tình trạng của sụn và xương bên trong. Từ đó bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân gây ra viêm khớp ở người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán

Cách điều trị viêm khớp an toàn, hiệu quả nhanh chóng

Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm xương khớp, kiểm soát hiệu quả tình trạng tổn thương tại khớp xương. Trong đó, Tây y, Đông y và dân gian đều có những bài thuốc điều trị hiệu quả cho người bệnh sử dụng.

Tây y chữa chứng tổn thương khớp

Tây y là cách điều trị phổ biến nhất với vô số các phương thuốc điều trị tại chỗ giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng. Thuốc Tây y tuy mang đến hiệu quả nhanh nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi bệnh nhân sử dụng lâu dài. 

Người bệnh bị tổn thương khớp có thể uống các loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Đây là nhóm thuốc hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh để làm giảm cơn đau. Một số loại thuốc bệnh nhân có thể dùng là: Thuốc Acetaminophen, Hydrocodone, tuy nhiên, loại thuốc này chỉ giảm đau, không có khả năng kháng viêm.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc không chứa Steroid giúp bệnh nhân vừa giảm đau, vừa kháng viêm. Thông qua những thuốc phổ biến sau: Salicylates, Ibuprofen. Người bệnh cần chú ý, khi sử dụng Salicylates sai cách có thể gây ra tình trạng loãng máu. Vậy nên bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch kết hợp với giảm viêm như: Cortisone, Prednisone hoặc một số kem bôi có chứa thành phần là tinh dầu bạc hà để giảm đau.
Cách điều trị bệnh trong Tây y
Cách điều trị bệnh trong Tây y

Người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc cần hết sức chú ý, sử dụng thuốc theo đúng liều lượng. Bệnh nhân không lạm dụng thuốc hoặc tự thay đổi đơn thuốc. Việc sử dụng thuốc tùy ý có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, làm ảnh hưởng lớn tới chức năng của gan, thận, tá tràng,…

Phẫu thuật: Với bệnh nhân đã sử dụng nhiều liệu trình thuốc điều trị. Nhưng bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt, các khớp xương ngày càng đau nhức, bệnh nhân sẽ thực hiện phẫu thuật. Các kỹ thuật phẫu thuật thay thế khớp, tạo hình xương, làm cứng khớp sẽ được sử dụng để giúp bệnh nhân phục hồi.

Cải thiện bệnh viêm khớp bằng Đông y

Đông y có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh viêm xương khớp hay nhiều bệnh lý về xương khớp khác. Các vị thuốc được sử dụng hoàn toàn từ thảo dược quý, vị thuốc đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân sử dụng thuốc lâu dài không xảy ra tác dụng phụ, ngược lại, người bệnh còn được tăng cường sức khỏe. 

Thuốc Đông y phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân, tuy nhiên vì sử dụng thảo dược tự nhiên nên sẽ cần thêm thời gian để phát huy tối đa hiệu quả.

Những bài thuốc thường được sử dụng bao gồm:

Bài thuốc số 1: Bao gồm các vị thuốc xuyên khung, phòng phong, cam thảo, nhân sâm, sinh địa, quế chi, phục linh, xích thược.

Cách sử dụng:

  • Người bệnh đem thuốc sắc cùng 1000 – 1200ml nước. Thuốc sắc cho đến khi sôi cạn còn ⅓
  • Người bệnh chắt thuốc ra và chia thành các bữa nhỏ để uống hết trong ngày. Bệnh nhân nên hâm nóng thuốc khi uống để các dược tính ngấm vào cơ thể tốt nhất.

Bài thuốc số 2: Sử dụng các dược liệu đương quy, đại táo, phòng phong, trần bì, hoàng kỳ, quế chi.

Cách sử dụng:

  • Bệnh nhân chuẩn bị các vị thuốc sắc bằng ấm hoặc nồi. Lượng nước để sắc thuốc khoảng 800 – 1000ml nước. 
  • Thuốc khi đã sắc chuyển màu đậm, cạn còn khoảng 300 – 400ml, bạn ngừng sắc và lấy nước thuốc để sử dụng.
  • Hàng ngày bệnh nhân uống thuốc đều đặn vào các buổi sáng, chiều, tối. Thuốc duy trì liên tục sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau hiệu quả.
Các bài thuốc điều trị trong Đông y
Các bài thuốc điều trị trong Đông y

Bài thuốc số 3: Được tổng hợp từ các dược liệu như khương hoạt, đương quy, hoàng cầm, cẩm túc căn, độc diệp thảo, bạch truật.

Cách sử dụng:

  • Các vị thuốc trên người bệnh tán thành dạng bột mịn.
  • Mỗi ngày, bệnh nhân sử dụng khoảng 40g bột thuốc để sắc nước uống
  • Thuốc duy trì cho đến khi hết liệu trình sẽ giúp bệnh được thuyên giảm rõ rệt.

Một số mẹo chữa bệnh trong dân gian

Ngoài thuốc Đông y và Tây y, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh viêm khớp tại nhà nhờ nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, các mẹo chữa này chỉ thích hợp với bệnh nhân bị viêm đau khớp ở thể nhẹ. Người bệnh khi bị tổn thương khớp nặng cần sử dụng các đơn thuốc mạnh hơn để điều trị bệnh hiệu quả.

Nha đam: Được ghi nhận là cách hỗ trợ chữa trị viêm đau khớp hiệu quả, kinh phí thấp và đảm bảo an toàn. Người bệnh sử dụng nha đam giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm cơn đau tương đối tốt.

Cách sử dụng:

  • Chúng ta lựa chọn lá nha đam tươi, rửa sạch và loại bỏ hết phần vỏ.
  • Bạn dùng ruột nha đam mang đi xay nhuyễn, sau đó chắt lấy phần nước cốt.
  • Người bệnh trực tiếp bôi nước nha đam lên vị trí khớp đang bị tổn thương. Sau khoảng 20 phút bôi nha đam, bạn rửa sạch lại da với nước ấm.

Gừng tươi: Vừa là gia vị tuyệt vời cho các món ăn, vừa là vị thuốc tại gia của mọi nhà, gừng có công hiệu tốt trong việc giảm đau nhức, kháng viêm và kháng khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng gừng để làm giảm sưng đau khớp ngay tại nhà.

Cách sử dụng:

  • Người bệnh cạo sạch vỏ gừng, rửa sạch và đem xay hoặc giã nát. Sau đó bọc lại gừng bằng một khăn vải sạch.
  • Bạn nấu một nồi nước sôi, sau đó thả bọc gừng vào trong nồi, giữ nhiệt vừa phải để nước luôn nóng. Sau đó, bạn lấy tiếp một chiếc khăn sạch để thấm nước gừng nóng và đắp trực tiếp lên khớp xương. 
  • Khi khăn hết nóng, chúng ta nhúng lại vào nước gừng và đắp thêm lần thứ hai.
Người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa tại nhà
Người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa tại nhà

Lá ngải cứu: Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất có công dụng kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ người bệnh giảm đau cũng như tiêu viêm. Lá ngải cứu được vận dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp hiện nay.

Cách sử dụng:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 50g lá ngải cứu đã loại bỏ lá sâu hỏng, rửa sạch lá và ngâm với nước muối.
  • Hàng ngày, bệnh nhân sắc lá ngải với 500ml nước để lấy nước uống như nước lọc. Mỗi ngày người bệnh uống thuốc 3 lần sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh một cách rõ rệt.

Khi sử dụng các mẹo chữa từ dân gian, người bệnh cần chú ý không kết hợp cùng lúc nhiều bài thuốc. Nếu sau một thời gian mẹo chữa không đem lại hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị khác. Bệnh nhân không được chủ quan tự điều trị bệnh tại nhà khi không rõ tình trạng thực tế của bệnh.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngoài việc tìm hiểu các biện pháp điều trị bệnh lý viêm khớp, chúng ta cần chú ý thêm về các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe thật tốt. Dưới đây là các phương pháp chăm sóc bạn đọc nên tham khảo:

  • Các bạn nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với sức lực của cơ thể để xương khớp luôn được linh hoạt. Tránh tập luyện cường độ cao có thể làm tổn thương đến khớp gối.
  • Trong chế độ ăn uống, mỗi người cần lựa chọn thực phẩm một cách khoa học. Tránh thường xuyên sử dụng các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay các chất kích thích. Chúng ta cần tích cực bổ sung các loại rau củ quả, đồ ăn có lợi cho xương khớp.
  • Các bạn hãy tránh khuân vác nặng liên tục, hạn chế ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu. Nếu làm việc văn phòng, các bạn có thể đứng dậy đi lại vận động giúp thư giãn gân cốt.
  • Việc kiểm soát cân nặng là yếu tố cần thiết giúp chúng ta phòng ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả. 
  • Ngoài ra, các bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ ngăn ngừa rất nhiều biến chứng xảy ra gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng những thông tin trên đây đều hữu ích với bệnh nhân. Người bệnh bị viêm khớp cần sáng suốt trong việc lựa chọn biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe để đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Nếu có bất cứ biểu hiện xấu nào, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ phụ trách điều trị để kịp thời có phương án xử lý thích hợp.

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (8 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *