Nguyên nhân gây mất ngủ, tác hại và phương pháp điều trị

Giấc ngủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, lấy lại sức sống sau một ngày dài hoạt động, làm việc và học tập. Mất ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe, khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, lâu dần có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim, tiểu đường….

Mất ngủ là gì? 

Mất ngủ, khó ngủ hay thiếu ngủ là một dạng rối loạn của giấc ngủ. Lúc này người bệnh muốn ngủ nhưng không ngủ được, hoặc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Khi tỉnh dậy, cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. 

Mất ngủ có nhiều đặc trưng và dấu hiệu, trong đó tập trung chính ở 3 thể chính: 

  •  Người bệnh khó ngủ, gặp vấn đề khi vào giấc. Trường hợp này người bệnh thường nằm rất lâu nhưng không ngủ được. Thay vì chỉ cần nhắm mắt khoảng 10-15 phút là có thể đi vào giấc ngủ, người bệnh lại phải trằn trọc đến tận 1-2h sáng hoặc muộn hơn. Mặc dù vậy, giấc ngủ này vẫn không sâu và rất dễ bị thức giấc. Theo các bác sĩ, trường hợp bị khó ngủ như thế này thường gặp ở người trẻ tuổi. 
  •  Người bệnh mất ngủ vào giữa giấc. Thông thường họ hơi khó ngủ một chút nhưng không đến mức “trằn trọc mãi mới ngủ được”. Tuy nhiên, giấc ngủ của họ rất ngắn, đến khoảng 2-3h sáng là thức giấc, không thể ngủ được. Phải cố gắng lắm thì 1-2 tiếng sau người bệnh mới có thể vào giấc ngủ trở lại được. Trường hợp này hay gặp ở người trung niên. 
  •  Người bệnh mất ngủ cuối giấc. Đây là dấu hiệu bệnh điển hình ở người già. Việc vào giấc ngủ đối với họ không thực sự khó nhưng giấc ngủ lại kém chất lượng. Nhiều bệnh nhân chia sẻ, cứ ngủ được một lúc, đến khoảng 1, 2 giờ sáng là không tài nào ngủ được nữa.
  •  Người bệnh mất ngủ hoàn toàn, nghĩa là không hề ngủ được trong suốt 24 giờ. Số lượng người mắc chứng khó ngủ hoàn toàn là rất thấp. Nếu mất ngủ 2 ngày liên tục trở lên sẽ gây ra mệt mỏi, đau đầu, suy giảm trí nhớ và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. 
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của không ít người
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của không ít người

Nguyên nhân gây mất ngủ? 

Khó ngủ, mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân khách quan từ môi trường ngủ, nguyên nhân chủ quan từ tâm sinh lý và sức khỏe. 

Các nguyên nhân khách quan gây ra mất ngủ bao gồm: 

  • Do nhiệt độ ngủ không phù hợp như quá nóng, quá lạnh 
  • Do tiếng động ồn ào liên tụ
  • Do nơi ngủ có quá nhiều ánh sáng 
  • Do sử dụng các chất gây hưng phấn như trà, cafe,…
  • Do áp lực từ cuộc sống như căng thẳng trong công việc và học tập

Các nguyên nhân từ phía chủ quan gây ra mất ngủ:

  • Người bị chứng mất ngủ mắc các bệnh lý như: viêm phế quản, dạ dày, bệnh tinh mạch, bệnh tiểu đường, các bệnh cơ – xương – khớp….
  • Người bị các bệnh về tâm lý gây ra mất ngủ như: bệnh trầm cảm, tâm thần phân biệt, stress, ….
  • Người bị nghiện các chất kích thích như rượu bia, thuốc phiện….cũng gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ

Những ai dễ bị mất ngủ? 

Mất ngủ không phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền. Tuy nhiên nữ giới bị mất ngủ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân bởi sự thay đổi hormone trong các giai đoạn phát triển tâm sinh lý gây ra.

Phụ nữ là bị mất ngủ nhiều hơn nam giới
Phụ nữ là bị mất ngủ nhiều hơn nam giới

Bên cạnh đó, mất ngủ cũng thường gặp ở người tuổi cao, gặp từ những người từ 50 tuổi trở lên. Những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng, stress cũng dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ thường xuyên. 

Tác hại của mất ngủ

Chỉ cần mất ngủ một đêm, bạn đã thấy cơ thể dường như không còn sức sống, công việc không thể tập trung, người lờ đờ không có năng lượng. Mất ngủ mãn tính là triệu chứng mất ngủ trầm trọng, lâu ngày còn có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: 

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh teo não

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Hoa Kỳ, mất ngủ kéo dài sẽ gây ra tình trạng teo não. Nghiên cứu đã chỉ ră rằng, có tới 25/100 người sẽ phải đối mặt với bệnh lý teo não cực kì nguy hiểm này. 

  • Tăng nguy cơ đột quỵ

Đừng nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, huyết áp cao hay mang trong mình bệnh lý tim mạch. Đột quỵ còn xảy ra ở những người trẻ tuổi bị khó ngủ thường xuyên. Với những đối tượng này, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 9 lần so với những người bình thường. 

  • Da sạm nám, khô, già nua nhanh chóng 

Khi bị thiếu ngủ, mất ngủ từ 2 ngày trở lên, làn da sẽ trở nên xấu xí, già nua, kém mịn màng. Nguyên nhân bởi lúc này cơ thể tăng tiết hormone cortisol, làm cho các sợi collagen và elastin bị đứt gãy. Từ đó gây ra hiện tượng da sạm nám, già nua nhanh chóng. 

  • Tăng nguy cơ béo phì

Nhiều người cho rằng khó ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể gầy gò, ốm yếu. Điều này chưa chính xác. Mất ngủ thường xuyên, lâu ngày sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các loại hormone gây cảm giác thèm ăn. Vì vậy, rất nhiều người bệnh cũng thường mắc chứng béo phì. 

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch 

Mất ngủ, khó ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng. Lúc này, cơ thể phải làm việc với công suất lớn hơn gấp nhiều lần, tạo nên áp lực cho tim, dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Trằn trọc khó ngủ thường xuyên vì thế khiến người bệnh có nguy cơ tử vong do tim và các bệnh lý tim mạch lên gấp đôi so với những người khác. 

Mất ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch
Mất ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Việc thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể phải chịu áp lực, mệt mỏi. Các tế bào ung thư vì vậy có cơ hội phát triển. Nghiên cứu mới đây của các bác sĩ Hoàng Gia Anh cho biết, 95% bệnh nhân mắc ung thư vú gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xuyên trước khi phát hiện bệnh. 

Tin liên quan: Mất ngủ đêm, những hậu quả khôn lường cho sức khỏe bạn có biết?

Làm sao để trị mất ngủ hiệu quả

Việc điều trị các trường hợp mất ngủ do nguyên nhân khách quan đơn giản hơn rất nhiều so với do nguyên nhân chủ quan. Tuy vậy, dù là mắc chứng khó ngủ ở thể nào, do nguyên nhân gì thì người bệnh cũng phải lưu ý những vấn đề sau: 

  • Tạo không gian ngủ tốt nhất: Không gian ngủ chính là môi trường ngủ. Môi trường ngủ cần đảm bảo sạch sẽ, tối, yên lặng và mát mẻ. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại trên giường trước khi ngủ.
  • Không sử dụng các thực phẩm có chất kích thích gây rối loạn giấc như như: trà, cafe, nước tăng lực trước khi ngủ. Những đồ uống này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ của bạn. 
  • Không ăn quá no trước khi ngủ. Việc ăn quá no hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu sẽ khiến bạn cảm giác khó chịu, gây khó khăn cho quá trình đi vào giấc ngủ. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi ngủ. Các hoạt động  như tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, tắm nước ấm,…sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn.
  • Sử dụng một số loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị mất ngủ khó ngủ như: tâm sen, hoa cúc la mã, tinh dầu oải hương….
  • Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc này cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng. Nên nhớ rằng các loại thuốc ngủ làm việc theo nguyên tắc gây ức chế lên hệ thần kinh trung ương, không giải quyết được căn nguyên gây bệnh mà chỉ loại bỏ được triệu chứng. Dùng lâu dài có thể gây ra các biến chứng liên quan đến dạ dày, gan, thận. Dừng sử dụng thuốc còn khiến người bệnh khó ngủ nặng hơn.
  • Cần kiên trì khi sử dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ

Xem thêm: [TOP 8+] Món ăn trị mất ngủ cho người già cực hiệu quả – Cập nhật 2021

Như đã nói ở trên, các loại thuốc an thần có khả năng gây buồn ngủ ngay nhưng chỉ có tác dụng trước mắt, về lâu dài gây nên hệ lụy cho sức khỏe. Việc trị liệu mất ngủ tốt hơn hết là bạn nên sử dụng các bài thuốc thảo mộc, Đông y. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian.VÌ vậy rất cần sự kiên trì từ người bệnh. “Giục tốc bất đạt” – Ông bà ta đã có câu đó. Điều trị chứng khó ngủ có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều niềm tin của người bệnh cũng như sự kiên trì trong điều trị. 

  • Luôn giữ tinh thần lạc quan

Thực tế, để nói người bệnh luôn phải giữ tinh thần lạc quan vui vẻ là việc rất khó. Bởi lẽ mất ngủ thường xuyên đã khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Mặc dù vậy bạn vẫn cần có tư duy tích cực thì mới chiến thắng được chứng khó ngủ. Tinh thần lạc quan, thoải mái và tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc điều trị. 

Con người dành ⅓ quãng đời để ngủ. Giấc ngủ vì thế vô cùng quan trọng, tác động đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của mỗi người. Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về chứng mất ngủ lâu năm cũng như các giải pháp chữa trị bệnh này. Chúc bạn có giấc ngủ ngon, khỏe mạnh và cơ thể đầy sức sống. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *