Chàm sữa ở trẻ: Những thông tin cha mẹ cần biết

Chàm sữa ở trẻ nhỏ là một bệnh lý da liễu cơ địa thường gặp. Trẻ khi mắc phải bệnh lý này thường có triệu chứng ngứa, đỏ và khô rát ở da. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể gây ra bệnh chàm thể tạng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là loại bệnh thuộc thể bệnh chàm Eczema. Bệnh lý này khởi phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, bệnh xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng nên thuộc nhóm bệnh rối loạn miễn dịch.

Chàm sữa thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi. Các nghiên cứu cho biết, có đến 20% tỷ lệ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này. Các triệu chứng thường thuyên giảm và biến mất khi trẻ được 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần và phát triển đến khi trưởng thành ở một số trẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Chàm sữa là loại bệnh thuộc thể bệnh chàm Eczema khởi phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chàm sữa là loại bệnh thuộc thể bệnh chàm Eczema khởi phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân bị chàm sữa

Giống như các bệnh da liễu thuộc thể tự miễn khác, hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh lý này có mối quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền và môi trường sống của trẻ.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ như sau:

  • Trẻ có cơ địa bị dị ứng: Trẻ có cơ địa bị dị ứng với các dị nguyên như thực phẩm, khói bụi, lông động vật, quần áo, xà phòng tắm… có nguy cơ bị chàm cao hơn các trẻ khác.
  • Khi trẻ sống trong môi trường hanh khô, thời tiết lạnh… sẽ có khả năng bùng phát chàm cao hơn.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc trong gia đình có người bị dị ứng, chàm, hen suyễn… cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Dấu hiệu chàm sữa

Việc phát hiện sớm chàm ở chân tay hay các khu vực khác trên cơ thể trẻ nhỏ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ kéo dài và tái phát bệnh nhiều lần ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý nếu trẻ gặp phải một trong các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Trẻ có dấu hiệu đỏ và sưng trên da.
  • Có biểu hiện ngứa, khô da. Vùng da bị chàm có thể dày hơn vùng da khác.
  • Vùng da quanh miệng, mắt và tai của bé có sự thay đổi, có thể bị sẫm màu hơn.
  • Trẻ bị nổi mụn nước trên da và chảy dịch tiết màu vàng.
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc và khó chịu.

Hầu hết các triệu chứng bệnh thường xuất hiện tại các vị trí như khuỷu tay, khuỷu chân, một số bé bị chàm sữa ở mặt. Nếu không phát hiện sớm, các triệu chứng có thể lan rộng khắp cơ thể.

Ở giai đoạn bệnh nhẹ, trẻ có thể có triệu chứng ngứa tương đối nhẹ. Khi bệnh khởi phát ở giai đoạn nặng hơn các triệu chứng ngứa sẽ tăng dữ dội hơn gây ra các tổn thương da rất nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da ở trẻ.

Khi bị chàm, trẻ có dấu hiệu đỏ và sưng, khô da rất khó chịu
Khi bị chàm, trẻ có dấu hiệu đỏ và sưng, khô da rất khó chịu

Cách điều trị

Hiện nay, chưa có biện pháp có thể điều trị triệt để tình trạng chàm sữa. Hầu hết các trường hợp bệnh có thể thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng, giảm khó chịu cho trẻ và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, cha mẹ cần có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

Việc sử dụng thuốc cho trẻ rất hạn chế do cơ thể trẻ nhạy cảm, sử dụng thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.

Cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị chàm sữa cho bé như sau:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé: Cấp ẩm da giúp phòng ngừa chàm và các bệnh lý về da rất tốt. Các loại kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ cho trẻ có thể giúp làm mềm da, giảm khô da và đẩy lùi triệu chứng ngứa. Các loại kem dưỡng ẩm tốt cho bé có thể sử dụng là: Kem Atopalm, Dexeryl hoặc Ceradan.
  • Tắm nước ấm cho trẻ đúng cách: Để kiểm soát triệu chứng bệnh và giảm ngứa cho trẻ, cha mẹ có thể tắm nước ấm cho trẻ mỗi ngày từ 5 đến 10 phút. Chú ý khi tắm cho bé không nên chà xát da quá nhiều gây tổn thương da.
  • Để giảm nguy cơ trầy xước và viêm nhiễm da, cha mẹ cần hạn chế để trẻ gãi ngứa bằng cách cắt móng tay cho trẻ hoặc sử dụng thêm bao tay.
  • Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, không cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây dị ứng.
  • Luôn giữ cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát bằng cách mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi và thoải mái, giữ gìn vệ sinh cơ thể bé hàng ngày.

THAM KHẢO:

Nếu việc áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả tích cực, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đặc trị cho trẻ để kiểm soát tình trạng bệnh như sau:

  • Sử dụng thuốc kháng Histamin phòng ngừa dị ứng ở trẻ.
  • Sử dụng thuốc Corticosteroid tại chỗ cho trẻ.
  • Dùng thuốc thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ.
  • Trong trường hợp trẻ bị chàm đi kèm tình trạng nhiễm trùng da, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng virus cho trẻ.
Cha mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên cho trẻ để phòng ngừa khô da
Cha mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên cho trẻ để phòng ngừa khô da

Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, việc chăm sóc trẻ có vai trò quyết định để phòng ngừa các bệnh lý da liễu trong đó có chàm sữa. Vì thế, để phòng ngừa bệnh ở trẻ, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ: Nên cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Nếu trẻ có cơ địa dị ứng, mẹ cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng và các thực phẩm này cũng không nên sử dụng khi trẻ ăn dặm.
  • Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách tắm hàng ngày. Nên tắm bằng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ, có tính dịu nhẹ.
  • Cha mẹ cần chú ý giữ gìn môi trường sống xung quanh trẻ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Luôn giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng thích hợp cho trẻ.

Bệnh chàm sữa là bệnh lý da liễu không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính thẩm mỹ của trẻ sau này. Vì thế, cha mẹ cần hết sức thận trọng và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để điều trị cho con một cách nhanh chóng nhất.

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *