Mụn ẩn ở má: Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Trong tất cả các loại mụn, có lẽ mụn ẩn ở má là loại thường gặp nhất gây nhiều khó chịu. Khác với các loại mụn viên, mụn ẩn trên má không gây đau, sưng hay ngứa ngáy. Tuy nhiên, chúng lại khiến da trở nên sần sùi, gây mất thẩm mỹ và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra loại mụn này và cách điều trị dứt điểm, tận gốc.

Mụn ẩn ở má là gì? Dấu hiệu

Mụn ẩn ở má là một dạng mụn không viêm, nằm dưới bề mặt da. Chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc phát triển thành từng cụm ở hai bên má.

Khi nhìn bằng mắt thường, ta sẽ khó phát hiện loại mụn này. Tuy nhiên, nếu bạn thử soi da dưới ánh sáng sẽ thấy bề mặt da trở nên sần. Đó chính là mụn ẩn, chúng khiến da mất đi độ mịn màng, trơn láng. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện loại mụn này bằng các đầu ngón tay. Khi chạm vào má, bạn sẽ cảm thấy các nốt mụn cộm, khô ráp và sần sùi.

Mụn ẩn ở má là một dạng mụn không viêm, khiến da trở nên sần sùi
Mụn ẩn ở má là một dạng mụn không viêm, khiến da trở nên sần sùi

Bạn có thể nhận biết mụn ẩn trên má qua các dấu hiệu sau:

  • Mụn không viêm, không có nhân và nằm sâu dưới da trong các nang lông. Do đó, chúng thường khó loại bỏ hơn so với các mụn thông thường.
  • Vùng má trở nên sần sùi nhưng không bị sưng tấy.
  • Mụn thường có màu giống màu da. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp xuất hiện mụn ẩn đỏ.
  • Mụn mọc thành từng cụm và có xu hướng lan rộng ra các vùng da xung quanh.
  • Chúng khó nhận biết bằng mắt thường nhưng khi trang điểm lại lộ rõ.

Ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu này, bạn cần can thiệp các phương pháp trị mụn sớm. Điều này sẽ ngăn ngừa nguy cơ mụn ẩn 2 bên má phát triển thành mụn viêm, khó chữa trị.

Nguyên nhân bị mụn ẩn 2 bên má

Nguyên nhân chủ yếu gây mọc mụn ẩn ở má do sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn trong các nang lông. Loại bỏ được nguyên nhân này sẽ ngăn ngừa mụn ẩn hình thành.

Dưới đây là một số yếu tố góp phần giúp vi khuẩn tích tụ trên da gây nổi mụn ẩn má.

Do vệ sinh da không đúng cách

Thói quen vệ sinh da mặt không sạch sẽ hoặc không thường xuyên sẽ khiến mụn ẩn ở má xuất hiện. Bởi lúc này, các tế bào chết, bụi bẩn đã tích tụ lại quá nhiều trong các nang lông. Dẫn tới các nang lông bị bít tắc gây ra mụn ẩn hai má.

Ngoài ra, mụn ẩn còn hình thành từ việc chà xát da quá mạnh khi rửa mặt. Chúng sẽ bào mòn dần lớp màng bảo vệ da khiến da dễ tổn thương, nhạy cảm. Từ đó dễ nổi mụn hơn so với thông thường.

Dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng sẽ làm cho da bị tổn thương nhanh chóng. Bởi chúng sẽ phá hủy đi cấu trúc da, làm mất đi lớp bảo vệ. Nhờ vậy, các vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công lên mặt gây ra mụn ẩn.

Mỹ phẩm kém chất lượng sẽ gây kích ứng da khiến mụn ẩn má mọc ồ ạt
Mỹ phẩm kém chất lượng sẽ gây kích ứng da khiến mụn ẩn má mọc ồ ạt

Bên cạnh đó, việc dùng mỹ phẩm chất lượng kém còn khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Lượng dầu thừa sẽ tiết ra nhiều hơn làm tắc lỗ chân lông khiến mụn hình thành.

Mọc mụn ẩn trên má do rối loạn nội tiết

Bạn sẽ có khả năng mọc mụn ẩn 2 bên má nếu bị rối loạn nội tiết tố. Chúng sẽ kích thích tuyến bã nhờn sản sinh nhiều dầu làm tắc nghẽn các nang lông. Dẫn tới mụn ẩn hình thành và phát triển thành các loại mụn viêm. Mụn ẩn má do rối loạn nội tiết thường thấy ở những phụ nữ đang mang thai. Hoặc các chị em trong giai đoạn hành kinh, tuổi dậy thì…

Chế độ ăn uống không khoa học

Dung nạp nhiều các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản… sẽ làm giảm chức năng gan. Từ đó cản trở quá trình đào thải độc tố của cơ thể gây nên mụn ẩn. Ngoài ra, nguy cơ xuất hiện mụn ẩn ở má cũng tăng cao do thói quen uống nhiều rượu bia. Hoặc sử dụng các chất kích thích, cà phê, nước ngọt…

Chức năng gan suy giảm

Gan đóng vai trò đào thải độc tố, cung cấp các dưỡng chất và thanh lọc cơ thể. Khi gan gặp vấn đề, lượng độc tố sẽ tích tụ lại ngày một nhiều. Chúng khiến da bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng khả năng phát sinh các loại mụn. Không chỉ mụn ẩn mà còn cả mụn đầu đen, mụn bọc, mụn nang…

Bị mụn ẩn ở má do da dầu

Những người có làn da dầu thường dễ bị mụn ẩn trên má hơn bình thường. Bởi lượng dầu nhiều kết hợp bụi bẩn, tế bào chết sẽ dễ làm bít tắc lỗ chân lông. Theo thời gian, mụn ẩn sẽ hình thành tại các lỗ chân lông này.

Thêm vào đó, da dầu còn là da nhạy cảm. Chúng rất dễ bị kích ứng, mọc mụn nếu không được chăm sóc đúng cách.

Có nên nặn mụn ẩn mọc ở má hay không?

Khi bị mụn ẩn, chúng ta thường có xu hướng hay sờ hoặc dùng tay nặn hết mụn đi. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến da bị tổn thương. Thậm chí, nếu rửa tay không sạch trước khi nặn mụn có thể giúp vi khuẩn tấn công vào da gây viêm nhiễm thêm. Đồng thời lây lan mụn ẩn nhanh chóng sang các vùng da khác.

Do đó, bạn không nên tự ý dùng tay nặn mụn ẩn ở má. Cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc spa uy tín để tiến hàng lấy mụn. Điều này sẽ hạn chế tối đa tổn thương cho da, tránh để mụn ẩn tái phát. Ngoài ra, khi điều trị xong, bạn cũng nên chăm sóc da cẩn thận giúp da hồi phục nhanh hơn.

Cách trị mụn ẩn ở má tận gốc không nên bỏ qua

Hiện này có nhiều phương pháp giúp điều trị mụn ẩn ở má triệt để. Tùy theo cơ địa và diện tích mụn trên má mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.

Bạn có thể áp dụng các cách trị mụn ẩn 2 bên má an toàn, hiệu quả sau.

Trị mụn ẩn 2 bên má bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y là phương pháp đầu tiên mà nhiều người lựa chọn để trị mụn ẩn ở má. Bởi phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng giúp các nốt mụn xẹp đi trông thấy. Đồng thời cũng thuận tiện trong việc sử dụng nên được nhiều người tin dùng.

Một số loại thuốc Tây y trị mụn ẩn trên má phổ biến bao gồm:

  • Thuốc bôi có thành phần Sulfur: Nhóm thuốc này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, làm khô nhân mụn. Chúng còn giúp loại bỏ các tế bào chết làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, nhóm thuốc trên giúp điều trị mụn ẩn trên má rất hiệu quả.
Thối bôi có thành phần Sulfur sẽ loại bỏ các tế bào chết ngăn ngừa mụn hiệu quả
Thối bôi có thành phần Sulfur sẽ loại bỏ các tế bào chết ngăn ngừa mụn hiệu quả
  • Thuốc bôi có thành phần Axit Salicylic (BHA): Thành phần này thúc đẩy nhân mụn ẩn trồi lên bề mặt da nhanh chóng. Từ đó giúp bạn loại bỏ chúng dễ dàng hơn, trả lại độ mịn màng cho da.
  • Thuốc bôi thuộc nhóm Retinoids: Chúng làm giảm lượng bã nhờn dư thừa trên da, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời đào thảo các tế bào chết, tái tạo da hiệu quả. Ngoài ra, Retinoids chống sưng, kháng viêm hiệu quả, hạn chế mụn ẩn tiến triển nặng hơn.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Người bị mụn ẩn 2 bên má có thể sử dụng thuốc thuộc nhóm Cyclin hoặc nhóm Lincosamid. Hai nhóm thuốc này có công dụng đặc trị mụn ẩn dạng nặng, lan rộng. Chúng thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng lâu dài từ 3-6 tháng.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc trị mụn ẩn ở má, bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc hoặc dùng sai liều lượng bởi chúng sẽ làm cho tình trạng mụn nặng thêm.

Các bài thuốc Đông y chữa mụn ẩn

Thay vì thuốc Tây, nhiều người đã áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa mụn ẩn bên má. Các thành phần chính trong thuốc Đông y được điều chế từ những thảo dược quý. Do đó, chúng vừa an toàn, lành tính với da lại không gây ra các tác dụng phụ.

Bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc Đông y chữa mụn ẩn phổ biến sau.

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu: Đông quỳ tử, phục linh, đông qua tử, bá tử nhân
  • Cách thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn, bỏ vào lọ thủy tinh để quản bảo. Khi dùng, hòa tan 3g bột với nước ấm rồi uống. Sử dụng đều đặn 3 lần/ngày sẽ thấy mụn ẩn dần biến mất.
  • Công dụng: Điều trị triệt để mụn ẩn, đồng thời giúp lợi tiểu, khí thịnh, nhuận trường.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị: 30g các vị thạch cao, thục địa, sinh địa, 10g các thảo dược đương quy, bạch thược. 10g các nguyên liệu cúc hoa, đào nhân, hoàng cầm, tang diệp, hồng hoa, 6g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc thành thuốc trị mụn. Mỗi ngày sử dụng thuốc từ 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
  • Công dụng: Giúp điều hòa, lưu thông khí huyết, cải thiện các nốt mụn ẩn, tàn nhang.

Bài thuốc số 3:

  • Chuẩn bị: 12g các loại nhân trần, bồ công anh, xà thiệt thảo. Kết hợp 10g các thảo dược phục linh, đương quy, bạch truật. 8g các vị sơn tra, tô ngạch, hoàng cầm, đan bì, 6g chi tử.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các thành phần trên bỏ vào nồi sắc thành thuốc rồi sử dụng. Uống đều đặn thường xuyên sẽ thấy làn da cải thiện đáng kể.
  • Công dụng: Kích thích nhân mụn trồi lên bề mặt da, cải thiện các vết thâm sẹo sau mụn.

Áp dụng các mẹo dân gian trị mụn ẩn bên má

Những người mới bị mụn ẩn ở má có thể dùng các mẹo dân gian trị bệnh. Mẹo dân gian không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn an toàn, dễ thực hiện.

Một số mẹo dân gian giúp mụn ẩn má biến mất nhanh chóng bao gồm.

Dùng rau diếp cá trị mụn ẩn ở má

Diếp cá có khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn, sát trùng tốt. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp ngăn ngừa mụn ẩn phát triển, lây lan rộng.

Rau diếp cá ngăn ngừa mụn ẩn phát triển, lây lan trên mặt
Rau diếp cá ngăn ngừa mụn ẩn phát triển, lây lan trên mặt

Chuẩn bị: 300g rau diếp cá, 200ml nước lọc, 1 thìa đường.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá, để ráo nước, rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Chắt lấy nước bỏ bã, cho thêm đường vào khuấy đều rồi sử dụng.

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng bã diếp cá làm mặt nạ trị mụn. Mỗi tuần, đắp mặt nạ này khoảng 2-3 lần trong 20 phút sẽ đạt hiệu quả như ý.

Chữa mụn bằng bột cám gạo

Bột cám gạo chứa thành phần axit phytic dồi dào có công dụng tẩy da chết hiệu quả. Nhờ vậy, chúng có thể ngăn ngừa sự hình thành của mụn ẩn má. Hơn thế, nguyên liệu này còn giúp cải thiện các vết thâm, làm đều màu da, giúp da trắng hồng tự nhiên.

Chuẩn bị: 2 thìa bột cám gạo tinh, 2 thìa sữa chua không đường.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều các nguyên liệu trên theo tỉ lệ 2:2 để thành một hỗn hợp sánh mịn.
  • Vệ sinh vùng má bị mụn sạch sẽ, sau đó thoa hỗn hợp này lên mặt.
  • Giữ bột cám gạo và sữa chua trên da khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Mỗi tuần áp dụng 2-3 lần cho đến khi mụn ẩn biến mất hoàn toàn.

Trị mụn ẩn trên má bằng mật ong

Mật ong rất giàu vitamin E và các khoáng chất giúp giữ ẩm cho da. Không chỉ vậy, chúng còn kích thích hồi phục da nhanh chóng sau mụn. Ngoài ra, mật ong còn chống viêm và chống oxy rất hữu hiệu. Do đó, đây là thành phần trị mụn ẩn ở má không nên bỏ qua.

Chuẩn bị: Một lượng mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Rửa mặt sạch sẽ rồi thoa một lớp mật ong vừa đủ lên vùng má bị mụn.
  • Để mặt nạ mật ong trên má trong vòng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
  • Áp dụng cách này 2-3 lần/tuần sẽ thấy mụn ẩn giảm đi nhanh chóng.

Một số biện pháp phòng ngừa mụn ẩn ở má

Để phòng ngừa mụn ẩn ở má, bạn nên chăm sóc da cẩn thận và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những biện pháp cụ thể mà bạn nên áp dụng theo:

  • Vệ sinh da mặt 2 lần/ngày: Làm vậy sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ dưới da. Nhờ vậy, hạn chế được nguy cơ mụn ẩn mọc ở má. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên sử dụng loại kem rửa mặt có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính. Bên cạnh đó, không nên rửa mặt quá nhiều lần sẽ bào mòn lớp bảo vệ da.
Dùng sữa rửa mặt mỗi ngày sẽ loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây mụn trên da
Dùng sữa rửa mặt mỗi ngày sẽ loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây mụn trên da
  • Sử dụng mỹ phẩm chất lượng: Để đảm bảo an toàn cho da, bạn nên lựa chọn mỹ phẩm có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Các mỹ phẩm kém chất lượng dễ gây kích ứng da làm nổi mụn ẩn nhanh chóng.
  • Hạn chế trang điểm đậm: Trang điểm đậm thường xuyên sẽ làm các lỗ chân lông dần bị bít tắc. Điều này giúp cho vi khuẩn gây mụn ẩn dễ dàng phát triển và hoành hành. Do đó, bạn chỉ nên trang điểm khi cần thiết và lưu ý tẩy trang mặt sạch sẽ để tránh vi khuẩn tích tụ trên da.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại rau củ quả, trái cây và uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Việc này sẽ giúp làn da luôn có đầy đủ độ ẩm, căng mịn, trắng hồng tự nhiên. Bạn cũng nên hạn chế ăn các đồ cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh… Bởi chúng sẽ khiến tình trạng mụn ẩn má nghiêm trọng hơn, thậm chí bị viêm nhiễm.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya để làn da có thời gian phục phục. Nếu mệt mỏi, căng thẳng kéo dài sẽ làm mụn ẩn 2 bên má phát tác.
  • Che chắn da kỹ càng khi ra ngoài: Bạn nên che chắn, bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài đường. Bởi điều này sẽ hạn chế các vi khuẩn tấn công lên da khiến mụn ẩn hình thành. Ngoài ra, chúng còn ngăn ngừa các vùng da sau mụn không bị thâm sạm.

Mụn ẩn có nên đi khám không? Khám ở đâu tốt?

Điểm khác biệt của mụn ẩn là không hiện rõ trên da, người bệnh thường sẽ không biết được trên mặt mình hiện có những nốt mụn nào. Chỉ khi sử dụng máy soi công nghệ cao mới phát hiện được các vùng da bị mụn. Các chuyên gia da liễu đưa ra khuyến cáo nên tìm đến những phương án điều trị loại mụn này một cách triệt để nếu không về sau sẽ rất khó để chữa khỏi. Để biết được nguyên nhân gây mụn và định hướng điều trị rõ ràng nhất, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh da liễu:

  • Bác sĩ Trần Lan Anh (PGS – TS): BS chuyên khoa tại bệnh viện da liễu Trung Ương và bệnh viện da liễu Hà Nội. Người bệnh liên hệ khám theo số điện thoại: 0913048066 hoặc đến phòng khám tư nhân tại Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, HN.
  • Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh: BS là trưởng khoa D3 của bệnh viện Da liễu Trung ương. Người bệnh liên hệ khám yêu cầu cuối tuần theo số 0913012341 hoặc đến phòng khám tại Phương Mai, Quận Đống Đa, HN.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Lai (TS): Hiện tại là bác sĩ chính tại khoa Da liễu, Bệnh viện Hữu Nghị. Liên hệ cho bác sĩ theo số 0915380091 hoặc đến phòng khám tại Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, HN.
  • Bác sĩ Đỗ Thanh Hà (Th.S): Hiện là giám đốc chuyên môn tại TT Da liễu Đông y Việt Nam. Người bệnh có thể liên hệ khám theo số điện thoại (024)62605666 hoặc đến trung tâm tại Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN.
  • BSCK II Trần Thị Hoài Thương: Bác sĩ hiện đang giữ chức vụ trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Bệnh nhân khu vực miền nam có thể liên hệ với bác sĩ theo địa chỉ Ngô Thời Nhiệm, P 7, Q 3, TP.HCM hoặc SĐT 0916994337.
  • BSCK I Vũ Lê Chí Phước: Nguyên là bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Thông tin liên hệ của bác sĩ theo số 0988433939 hoặc địa chỉ phòng khám Nguyễn Tiểu La, P 8, Q10, Tp Hồ Chí Minh.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được thế nào là mụn ẩn ở má, nguyên nhân, cũng như cách điều trị hiệu quả. Nhờ vậy, bạn đọc có thể phát hiện sớm được loại mụn này và chữa trị dứt điểm. Từ đó ngăn ngừa mụn ẩn má tái phát và giữ làn da luôn khỏe mạnh, mịn màng.

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *