Mụn mủ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, an toàn
Nội dung
Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vấn đề dễ dàng xảy ra ở đất nước có điều kiện thời tiết nóng ẩm như nước ta. Căn bệnh có nhiều dạng khác nhau. Phụ huynh cần có kiến thức để nhận biết tình trạng và đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.
Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là căn bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu hoặc một số vị trí khác trên cơ thể là tình trạng không hề hiếm gặp. Căn bệnh có thể xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết chuyển sang nắng nóng. Một vài trường hợp là biểu hiện của các bệnh lý liên quan. Trong số đó có thể kể tới:
- Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh: Đây là tình trạng nốt mụn xuất hiện với các bé từ 2 tới 4 tuần sau khi sinh. Mụn chủ yếu xuất hiện ở vùng mũi, trán hoặc 2 bên má. Các nốt mụn có thể tự biến mất sau 1 thời gian và không phải là vấn đề đáng lo ngại.
- Mụn mủ trẻ sơ sinh do nguyên nhân phát ban: Khi nhiệt độ cao, mồ hôi ra nhiều có thể khiến trẻ bị bít tắc lỗ chân lông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ.
- Trẻ bị bệnh viêm da mủ: Đây là tình trạng da của trẻ bị viêm dẫn tới việc xuất hiện mụn mủ trên cơ thể. Bác sĩ chuyên khoa cho biết có 2 loại bệnh viêm da mủ ở trẻ. Trong đó bao gồm viêm da mủ do liên cầu và bệnh viêm da mủ do tụ cầu. Tình trạng và biểu hiện của bệnh cũng có một số đặc điểm khác nhau.
Việc xuất hiện mụn mủ ở đối tượng trẻ nhỏ mới sinh có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ngoài ra cũng có thể chỉ là ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp phụ huynh tìm ra phương án điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng mụn mủ ở trẻ?
Lý do dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở lưng và một vài vị trí khác có thể do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Cụ thể các nguyên nhân như sau:
- Một số kích thích tố đã được truyền thừa từ mẹ sang con thông qua nguồn sữa. Đồng thời các yếu tố này không được chuyển hóa và tích tụ trong cơ thể trẻ. Từ đó gây ra việc xuất hiện mụn mủ ở trẻ sơ sinh.
- Vấn đề vệ sinh không đúng cách, không đảm bảo an toàn dẫn tới việc tích tụ bụi bẩn. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mọc mụn mủ ở đầu, cổ, lưng và nhiều vị trí khác.
- Tình trạng trầy xước ở da khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong gây ra tình trạng nhiễm trùng. Từ đó gây xuất hiện các vết mụn mủ ở trẻ sơ sinh.
- Dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết là nguyên nhân gây ra mụn mủ trắng ở trẻ sơ sinh. Kèm theo đó là hiện tượng da bị kích ứng, ửng đỏ và ngứa.
- Trẻ nhỏ bị mắc các căn bệnh ngoài ra như sởi, ghẻ, viêm da hay vảy nến.
Tóm lại có khá nhiều nguyên nhân khiến xuất hiện mụn mủ ở trẻ nhỏ. Xác định chính xác nguyên nhân giúp phụ huynh lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.
Mụn mủ ở bé sơ sinh có nguy hiểm không?
Căn cứ vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng để đánh giá có nguy hiểm hay không. Nếu như loại mụn thông thường, xuất hiện sau sinh, mụn sữa, mụn kê thì không quá lo lắng. Tình trạng này có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn.
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng, các loại mụn xảy ra do nóng, nhiễm khuẩn sẽ khỏi nhanh hơn. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng không tốt hoặc tình trạng nặng hơn nên tới bệnh viện thăm khám. Trẻ nhỏ có kèm theo các dấu hiệu sau đây nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị:
- Trẻ xuất hiện mụn kèm theo sốt cao từ 39 độ trở lên.
- Trẻ nhỏ bỏ bú, quấy khóc liên tục và thường xuyên.
- Trẻ nổi mụn ở diện rộng và nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
- Cơ thể trẻ mệt mỏi, da không hồng hào đồng thời mụn lan nhanh.
Thực tế nhiều trường hợp do chủ quan, không điều trị kịp thời khiến bệnh biến chứng. Cụ thể trẻ có thể bị nhiễm trùng máu, áp xe phổi hoặc viêm màng não hết sức nguy hiểm. Chính vì thế việc theo dõi sát sao khi xuất hiện mụn mủ ở trẻ sơ sinh là hết sức cần thiết.
Cách trị mụn mủ ở trẻ sơ sinh
Điều trị mụn mủ ở trẻ sơ sinh cần căn cứ vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất là thuốc Tây và dùng thảo dược tự nhiên.
Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc trị mụn mủ cho trẻ sơ sinh được nhiều người quan tâm. Thuốc Tây thường cho hiệu quả nhanh, chỉ định với trường hợp xuất hiện mụn mủ do viêm da.
Bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc bôi và thuốc uống như sau:
- Dung dịch million hoặc thuốc màu: Sử dụng nhằm khử trùng vết thương, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.
- Thuốc chống viêm: Sử dụng nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Các loại thuốc phổ biến nhất bao gồm Milian, Eosine, Fucidin và Bactroban,…
- Sữa tắm chuyên dụng có độ pH chuẩn: Sử dụng để tắm và vệ sinh toàn thân nhằm đảm bảo vệ sinh và tránh tình trạng lây lan.
- Vitamin: Bổ sung nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
Chữa bệnh mụn mủ ở đầu trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây có ưu điểm là cho hiệu quả cao. Tuy vậy đây cũng là biện pháp còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Sử dụng thường xuyên có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc.
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phụ huynh đảm bảo dùng đúng liều lượng chỉ định và đúng loại thuốc để đảm bảo an toàn nhất.
Trị mụn ở trẻ bằng thảo dược thiên nhiên
Phương pháp đã được dân gian sử dụng từ lâu và được đánh giá là hiệu quả. Bài thuốc ít gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Sử dụng thảo dược thiên nhiên để đun nước tắm ngoài da cho bé sẽ giúp giảm ngứa, đỏ rát.
- Bài thuốc lá trầu không: Lá đem rửa sạch sẽ và đun sôi, sau đó dùng nước trầu không pha loãng để tắm cho bé. Có thể sử dụng bã lá chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả.
- Bài thuốc từ lá trà xanh: Sau khi rửa sạch cho lá vào trong nồi đun sôi kỹ với một lượng nước vừa đủ. Chờ cho nước nguội bớt dùng để tắm ngoài da cho trẻ.
- Bài thuốc từ lá tía tô: Thành phần của lá tía tô khá hiệu quả trong việc kháng khuẩn và chống viêm. Sử dụng lá để đun sôi với nước. Sau đó dùng nước lá tía tô đã nguội để tắm cho bé. Nốt mụn sẽ giảm đáng kể sau từ 4 đến 5 lần.
Điều trị hiệu quả mụn mủ trẻ sơ sinh ở đâu?
Mụn mu ở trẻ sơ sinh khiến nhiều người lo lắng, để nhanh chóng cải thiện tình trạng này bố mẹ nên cho bé đến các bệnh viện để thăm khám và điều trị. Một số bệnh viện được đánh giá cao trong điều trị mụn như:
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh viện Da liễu Trung ương quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi các giác khó chịu do mụn mủ gây ra. Thông tin bệnh viện như sau:
- Địa chỉ: Số 15A đường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024.32222944
- Website: https://dalieu.vn/
- Thời gian khám bệnh: Từ thứ 2-6 (6h – 17h30).
Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn
Nếu bố mẹ lo lắng thuốc tân dược có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hãy đến với Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn. Nơi đây sử dụng 100% thảo dược thiên nhiên để điều trị các vấn đề về da, trong đó có mụn mủ mọc ở rẻ sơ sinh.
Địa chỉ:
- Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- TP. HCM: Số 48B đường Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1, TP. HCM
Website: trungtamdalieudongy.com
Hotline: (024) 626 05 666 – 0983 058 939
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 8h – 17h30.
Bệnh viện Da liễu TP HCM
Tại TP HCM bạn có thể đưa bé đến Bệnh viện Da liễu TP HCM để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị mụn mủ tốt và phù hợp nhất.
- Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028).39.301.396
- Website: https://www.bvdl.org.vn/
- Thời gian khám bệnh: Từ thứ 2-6 (6h-18h30)
Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng
Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng hiện nay có tất cả 7 khoa và 4 phòng chức năng đảm nhận những mảng khác nhau trong hoạt động của bệnh viện. Khoa Da của bệnh viện quy tụ đội ngũ y, bác sĩ giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị mụn mủ ở các đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu bé đang bị mụn mủ, bố mẹ có thể đưa bé bến Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng để khám và chữa trị.
- Địa chỉ: Số 91 đường Dũng Sỹ, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
- Số điện thoại: 023.6375.6951
- Website: http://dalieudanang.com/
- Email: benhviendalieu@danang.gov.vn
Lưu ý khi điều trị mụn mủ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở đầu hay bất kỳ vị trí nào đều cần phải theo dõi. Trong quá trình điều trị phụ huynh cần chú ý tới việc vệ sinh cơ thể trẻ.
Dưới đây là một số lưu ý đặc biệt cần chú ý:
- Thực hiện việc tắm cho trẻ nhỏ bằng nước ấm ở nhiệt độ từ 30 tới dưới 40 độ C.
- Sau khi tắm nên sử dụng khăn bông mềm hoặc khăn sữa để lau cơ thể bé. Tuyệt đối không để tình trạng ẩm ướt diễn ra.
- Sử dụng quần áo mềm và có độ thông thoáng cao để da trẻ luôn khô thoáng.
- Thường xuyên vệ sinh chăn gối và quần áo cho trẻ đảm bảo tốt nhất về vệ sinh.
- Lựa chọn tã lót và quần áo có chất liệu mềm cho trẻ. Phụ huynh không nên chọn lựa các loại vả quá dày, không thấm hút mồ hôi.
- Trẻ nhỏ khi bắt đầu vào tuổi ăn dặm nên sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng. Không sử dụng đồ ăn có thể gây nóng hoặc gây kích ứng da.
- Bên cạnh đó phụ huynh nên rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với con.
- Không nặn, chà sát các vết rôm, nốt mụn mủ vì có thể gây gia tăng tình trạng mụn mủ.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ để đảm bảo nguồn sữa cho con.
- Trường hợp tình trạng mủ nặng nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Mụn mủ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị. Khi thấy tình trạng kéo dài phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để điều trị.
Theo Y tế Bắc Kạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!