Thấp khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Thấp khớp là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây ra đau đớn rất khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những thông tin tổng quan về bệnh lý này.

Bệnh thấp khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh thấp khớp còn được mọi người biết đến là chứng bệnh phong thấp. Đây là một bệnh lý xương khớp quan đến hệ thống miễn dịch của người bệnh. Ngày nay, thuật ngữ y học thường sử dụng tên gọi viêm khớp dạng thấp thay cho bệnh thấp khớp.

Bệnh thấp khớp còn được mọi người biết đến là chứng bệnh phong thấp
Bệnh thấp khớp còn được mọi người biết đến là chứng bệnh phong thấp

Bệnh thấp khớp có 2 dạng cơ bản như sau:

  • Thấp khớp liên quan tới khớp: Là những tình trạng ảnh hưởng trực tiếp tới các khớp như viêm khớp dạng thấp, gout, lupus hoặc bệnh viêm đốt sống.
  • Thấp khớp không liên quan tới khớp: Là tình trạng bệnh chỉ ảnh hưởng tới các phần mô mềm và cơ.

Đây là bệnh lý về xương khớp người bệnh không thể chủ quan vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Một số biến chứng bệnh có thể gặp phải là:

  • Loãng xương hoặc xuất hiện các nang dạng thấp.
  • Người bệnh bị khô mắt và miệng.
  • Nếu không điều trị bệnh có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nhiều bộ phận rất nguy hiểm.
  • Người bệnh có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay, gặp nhiều khó khăn khi vận động và di chuyển.
  • Bệnh nguy cơ dẫn tới tình trạng xơ cứng động mạch, tắc nghẽn và viêm túi bao tim.
  • Một số biến chứng khác tuy không phổ biến nhưng có thể xảy ra và gây nguy hiểm cho người bệnh là tình trạng ung thư hạch bạch huyết hoặc mắc các bệnh lý về bệnh phổi.

Nguyên nhân gây thấp khớp

Do thấp khớp là bệnh tự miễn nên nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do viêm nhiễm mãn tính tại phần dịch khớp gây ra các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố có thể tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp là:

  • Yếu tố độ tuổi: Hầu hết người bị thấp khớp đều là người cao tuổi. Một số trường hợp trẻ em có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh này nếu bị nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị thấp khớp thì các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Yếu tố giới tính: Theo các nghiên cứu, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp cao hơn nam giới.
  • Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người thường xuyên phải làm việc với các chất độc hại như xăng dầu, thuốc trừ sâu… có khả năng cao bị thấp khớp.
  • Những người có chế độ ăn uống không khoa học, cơ thể thừa cân hoặc béo phì khiến các khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể dẫn tới khả năng cao mắc bệnh.

Các triệu chứng bệnh thấp khớp

Các triệu chứng của bệnh thấp khớp khá giống với các bệnh lý xương khớp khác gây ra nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Người bệnh có thể bị thấp khớp khi gặp phải các triệu chứng sau đây:

Người bệnh có triệu chứng đau nhức xương khớp ngay cả khi không vận động
Người bệnh có triệu chứng đau nhức xương khớp ngay cả khi không vận động
  • Người bệnh bị đau nhức xương khớp ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động.
  • Khu vực khớp bị tổn thương sưng đau, luôn tiết dịch bên trong.
  • Sau khi ngủ dậy hoặc sau lúc nghỉ ngơi người bệnh có triệu chứng cứng khớp, khó vận động.
  • Khi vận động khớp xuất hiện tiếng kêu răng rắc trong khớp.
  • Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, người uể oải, mệt mỏi và ăn không ngon miệng.
  • Người bệnh có xu hướng đau ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, cổ tay hoặc khớp gối.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện một số nốt mẩn đỏ dưới da.

Cách điều trị thấp khớp hiệu quả hiện nay

Thấp khớp là bệnh lý tự miễn do hệ miễn dịch của người bệnh tấn công vào các tế bào mô lành trong khớp nên không thể điều trị bệnh dứt điểm. Các biện pháp điều trị chủ yếu giúp giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh biến chứng.

Điều trị thấp khớp bằng Tây y

Sau khi chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị. Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất hiện nay là:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Đây là nhóm thuốc giúp giảm đau và giảm viêm.
  • Nhóm thuốc DMARDs: Đây là nhóm thuốc chống thấp, cải thiện bệnh. Thuốc làm chậm quá trình phá hủy sụn, khớp và bảo vệ các mô khớp.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra.

Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc không có tác dụng, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng bệnh có thể sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật có thể sử dụng để điều trị thấp khớp là:

  • Phẫu thuật thay thế khớp.
  • Phẫu thuật làm chảy dịch khớp.
  • Phẫu thuật sửa chữa dây chằng giúp khớp khỏe mạnh hơn.
Dùng thuốc Tây y điều trị thấp khớp
Dùng thuốc Tây y điều trị thấp khớp

Đông y điều trị thấp khớp

Các bài thuốc Đông y có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh thấp khớp. Các bài thuốc này vừa có tác dụng cải thiện triệu chứng, vừa giúp phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng điều trị thấp khớp là:

  • Bài thuốc số 1: Thành phần bài thuốc gồm có: 4gr cam thảo, 6gr quế chi, 9gr tri mẫu, 6gr ngạnh mễ, 30gr thạch cao. Người bệnh cần rửa sạch các nguyên liệu trên và sắc thuốc uống hàng ngày.
  • Bài thuốc số 2: Thành phần gồm có: 0,6gr bột linh dương, 9gr phòng phong, 6gr quế chi, 10gr tri mẫu 12gr hải đồng bì, 15gr xích thược, 15gr bạch thược, 15gr sinh địa, 20gr đông đằng. Rửa sạch các vị thuốc và sắc uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 3: Thành phần: 6gr nhũ hương, 6gr mộc hương, 6gr cam thảo, 12gr quế chi, 12gr khương hoạt, 12gr đương quy, 12gr độc hoạt, 12gr tần giao, 30gr hải phong đằng và 30gr tang chi. Sắc thuốc và chia thành 2 phần uống trong ngày.
Có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y

Mẹo dân gian trị viêm khớp dạng thấp

Một số thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đau, kháng viêm và điều trị viêm khớp dạng thấp rất tốt. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo điều trị sau đây:

  • Điều trị bằng lá lốt: Lá lốt có vị cay nồng và có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng lá lốt điều trị bệnh bằng cách chuẩn bị khoảng 20gr lá lốt tươi và cho vào nồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Điều trị bằng bột quế: Bột quế có tác dụng giảm đau rất nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu gần như thức thời. Bạn chỉ cần sử dụng 1 thìa bột quế, pha với 2 thìa mật ong trong một cốc nước ấm và uống đều đặn hàng ngày có thể cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt.
  • Sử dụng ngải cứu điều trị thấp khớp: Ngải cứu là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp nhờ công dụng kháng viêm, kháng khuẩn tuyệt vời của nguyên liệu này. Người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch sau đó đun với nước uống liên tục mỗi ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung ngải cứu vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Lưu ý khi điều trị thấp khớp

Thấp khớp là bệnh lý tự miễn rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất:

  • Bệnh nhân điều trị bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hoặc tùy tiện kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
  • Người bị thấp khớp tránh vận động và làm việc nặng nhọc gây tổn thương cho khớp.
  • Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa lạnh để tránh bị phong thấp.
  • Các bạn nên có chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi lành mạnh để cải thiện sức khỏe.
  • Khi có dấu hiệu bệnh, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được điều trị.
  • Người bệnh cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát sức khỏe một cách tốt nhất.

Trên đây là một vài thông tin tổng quan về bệnh lý thấp khớp. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu có bất cứ vấn đề bất thường nào, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh gây ra những biến chứng đáng tiếc.

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *