Câu chuyện chữa ho cho con & những kinh nghiệm “để đời” của bà mẹ trẻ tuổi đôi mươi 

Những cơn ho dai dẳng bất kể ngày đêm của cô bé Minh Hà (7 tuổi) luôn khiến chị Hằng cảm thấy đau nhói và bất lực. Đã hơn 3 năm trôi qua, bệnh ho mãn tính của con gái chị vẫn không hề tiến triển khiến bé trở nên kém ăn, mất ngủ, ngày càng còi cọc, suy dinh dưỡng. May mắn mỉm cười khi đầu tháng 10 vừa qua, chị được một người bạn chia sẻ kinh nghiệm chữa ho cho trẻ bằng bài thuốc nam của một vị bác sĩ nổi tiếng.

Bất kể người mẹ nào khi mang thai cũng mong con mình được sinh đủ ngày, đủ tháng, đủ cân, “vuông tròn hạnh phúc”. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều đứa trẻ “đặc biệt” muốn được chào đời sớm hơn, muốn được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Cô bé Minh Anh – con gái của chị Vũ Thị Hằng (25 tuổi) là một ví dụ khi bé chào đời khi mới được 35 tuần tuổi. Việc sinh sớm đã khiến bé thường xuyên mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp, cuối cùng dẫn tới ho mãn tính.

Hành trình hơn 3 năm tìm cách chữa ho cho con gái và những câu chuyện vất vả mà chị Hằng đã trải qua sẽ được chia sẻ dưới đây.

3 tuổi, con chỉ nặng 10 ký vì HO DAI DẲNG

Cô gái nhỏ Minh Anh chào đời vào tháng 10 năm 2013 khi vừa bước sang tuần thai thứ 35. Lúc chào đời bé chỉ nặng 2,5kg trong tình trạng sinh non, thiếu cân và vàng da.

Cũng bởi vì sinh thiếu tháng, lại sinh vào đầu đông mà suốt 1 năm đầu đời, bé liên tục mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Lúc nào bé cũng trong tình trạng mũi dãi thò lò, ho khục khặc cả ngày lẫn đêm. Lâu dần mẹ Hằng phát hiện ra bé bị ho mãn tính lúc nào không hay.

Hình ảnh bé Minh Anh và chị Vũ Thị Hằng
Hình ảnh bé Minh Anh và chị Vũ Thị Hằng

Theo lời chị kể, lúc mới 3 tháng tuổi, khi thời tiết miền bắc đang giữa mùa đông lạnh, Minh Anh lần đầu bị viêm tiểu phế quản, sốt cao, quấy khóc, bỏ bú ho và trớ sữa thường xuyên. Bởi sức khỏe con vốn yếu nên chị không chần chừ đưa bé ngay đến bệnh viện Nhi của tỉnh. Lần đó, Minh Anh phải năm viện 10 ngày.

Chỉ 4 tháng sau lần đó, bởi thay đổi thời tiết, bé lại nhập viện một lần nữa vì viêm phế quản và viêm phổi. Lần này bệnh nặng hơn, Minh Anh phải cắm kim luồn liên tục trong suốt 2 tuần để tiêm và truyền kháng sinh liều cao.

Kể từ sau lần đó, bé chậm lớn hẳn. Có thể do tác dụng phụ của kháng sinh, đường ruột của con cũng không còn tốt như xưa nữa mà thỉnh thoảng lại đi ngoài phân lỏng, hoặc tiêu chảy, ăn uống thì không hấp thu được. Gia đình chị Hằng đã cố gắng mua đủ loại sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ biếng ăn, chậm lớn nhưng cân nặng của Minh Anh vẫn không tăng lên là bao.

>>> XEM NGAY: Chuyên gia CHỈ RÕ SAI LẦM thường gặp trong điều trị ho và “mách” cách ĐÁNH BAY bệnh “một đi không trở lại”

Hệ hô hấp của trẻ sinh non, thiếu tháng thường chưa hoàn thiện lúc chào đời. Do vậy trẻ dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp hơn, mức độ nặng hơn và tần suất cũng nhiều hơn. Thông thường để điều trị các bệnh lý này, bác sĩ thường sử dụng kháng sinh. 

Tuy nhiên, kháng sinh lại là con dao 2 lưỡi: vừa có thể điều trị bệnh, vừa có gây ra những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, biếng ăn, kém hấp thu, còi cọc. Đặc biệt ở trẻ sinh non, việc sử dụng kháng sinh liều cao dài ngày sẽ dẫn tới kém hấp thu, còi cọc, suy dinh dưỡng… nếu cha mẹ không có biện pháp chăm sóc đúng cách.

Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102

Mọi chuyện chưa hề dừng lại ở đây. Khi Minh Anh được 2 tuổi, gia đình quyết định đưa bé đi nhà trẻ. Theo lời chị Hằng thì “cơn ác mộng” của gia đình chị lúc này mới thực sự bắt đầu.

“Minh Anh đi nhà trẻ được 1 tuần bắt đầu bị viêm họng, sốt, ho. Lúc đấy tôi đã chủ quan cho rằng là bệnh vặt thông thường nên chỉ mua thuốc ở phòng khám gần nhà cho con uống. Sau này, cứ 1 vài tháng con lại ốm một trận nặng, vài trận nhẹ. Đặc biệt, mỗi lần thay đổi thời tiết, chuyển mùa, mưa lạnh, tình trạng của con lại nặng hơn. Bệnh này chưa dứt hẳn đã đến bệnh kia, có lần kéo dài tới 10 – 15 ngày. 

Đáng lo hơn là Minh Anh lúc nào cũng ho, ban ngày thì khục khặc vài cái nhưng tối đến thì cứ tầm 3 – 4 giờ sáng là dậy ho liên tục. Con thường ho không có đờm, không sốt nhưng mỗi lần ho như dốc hết ruột gan ra để ho vậy. Ho đến đỏ bừng mặt mày, nước mắt nước mũi chảy tèm lem.

Bác sĩ bảo con bị ho mãn tính kèm theo sức đề kháng yếu nên mới thường xuyên ốm nặng như vậy. Lúc đấy, tôi mới vỡ lẽ nhưng hình như quá muộn rồi”, chị Hằng kể lại.

Chị Hằng còn nói rằng, có những đêm chị thức cùng con đến tận sáng, vừa ôm con vỗ về vừa chảy nước mắt vì thương con mà chẳng làm gì được. Minh Anh năm 3 tuổi chỉ nặng 10 kg chỉ ốm vặt, ho dai dẳng, không chữa được.

Chữa ho dai dẳng ở trẻ nhỏ – “Cuộc chiến” dài hơi của cha mẹ

Kể từ khi biết con bị ho mãn tính, gia đình chị Hằng dường như đã dốc toàn lực để chữa bệnh cho con. Ban đầu, vợ chồng chị đưa bé đến bệnh viện.

“Sau mỗi lần trở về từ bệnh viện, Minh Anh lại bắt đầu chuỗi ngày quấy khóc, biếng ăn và rối loạn tiêu hóa. Chưa kể rằng, các cơn ho chỉ giảm chứ không hề dứt hẳn. Ban ngày, nếu con ít vận động, chơi đùa sẽ ít ho. Nhưng hễ về đêm là lại ho không ngớt”, chị Hằng kể.

Sau vài lần thử dùng thuốc tây không thành công, chị bắt đầu nghe lời khuyên của hàng xóm. “Có thời điểm tôi ngâm quất/ chanh đào với mật ong, húng chanh cho con uống. Cúng hiệu quả đấy nhưng chỉ được mấy hôm đầu thôi. Sau lại đâu vào đấy, ho cứ hoàn ho hoài không dừng được”, chị nói.

Ho dai dẳng ở trẻ nhỏ khó chữa dứt điểm
Ho dai dẳng ở trẻ nhỏ khó chữa dứt điểm

Nhìn con ngày càng mệt mỏi, còi cọc vì ho, chị Hằng cũng không ngần ngại “chi tiền” đi khám chữa khắp nơi, mua thuốc bổ này, bổ kia nhưng hiệu quả không mấy khả quan. Cân nặng của Minh Anh có tăng nhưng không nhiều, da dẻ vẫn cứ xanh xao, người uể oải mệt mỏi. Lên lớp 1 rồi mà bé vẫn trông như học sinh mẫu giáo, thu mình không muốn chơi với ai.

Ho hiểu một cách đơn giản là phản xạ của cơ thể để tống lại các tác nhân bên ngoài bên ngoài xâm nhập vào đường thở, hoặc để tống các chất tiết đường hô hấp ra ngoài. Ho là phản xạ có điều kiện. Vì vậy, chỉ khi có “kẻ lạ” xuất hiện tại đường hô hấp, trẻ mới bị ho.

Thông thường, ho là triệu chứng của một số bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những cơn ho kéo dài ở trẻ, dùng kháng sinh không khỏi có thể xuất hiện do tổn thương ở phổi, phế quản lâu ngày. Kháng sinh thường không có hiệu quả trong những trường hợp. Thuốc trị ho có thể gây ra sẽ làm kìm hãm các phản xạ ho nhưng lại làm tăng nguy cơ viêm phổi và suy hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn, hồi phục các tổn thương bên trong thì tình trạng này sẽ không thể chấm dứt được.

Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102

Hành trình chữa ho cho Minh Anh chưa thấy hồi kết nhưng đã làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của gia đình chị Hằng. Chị kết hôn khi chỉ vừa bước sang tuổi 18, chồng 21 tuổi. Công việc của cả 2 vợ chồng không ổn định một phần vì bằng cấp và năng lực. Kinh tế gia đình đè nặng lên đôi vai người chồng trẻ vì công việc của chị Hằng lương khá thấp, nay lại phải thường xuyên nghỉ việc vì phải trông con ốm. Ông bà nội ngoại 2 bên làm nông nghiệp cũng chẳng giúp đỡ được gì nhiều.

Cứ thể, suốt hơn 3 năm trời, 2 vợ chồng cứ đi mãi trong cái vòng luẩn quẩn, đi làm, đi vay, đi chữa bệnh cho con rồi lại đi trả nợ. Ấy vậy mà bệnh tình của cô bé Minh Anh vẫn không khỏi.

Hành trình 3 tháng “XÓA HO” và niềm hạnh phúc của người mẹ trẻ

Nói về câu chuyện chữa khỏi ho cho Minh Anh chỉ sau 3 tháng dùng bài thuốc thảo dược, chị Hằng kể lại:

“Tôi được một người bạn giới thiệu đến bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, nơi có bác sĩ Lê Phương nổi tiếng “mát tay”. Chị này trước đây từng chữa viêm họng mãn tính cho con trai với bác sĩ này, chỉ 2 tháng rưỡi là khỏi hẳn. Hơn 4 năm rồi chưa từng tái phát.

TÌM HIỂU NGAY:

Thời điểm đó, tôi chưa từng nghĩ đến việc cho con uống thuốc Đông y. Một phần vì sợ thuốc đắng, con không chịu uống. Phần nữa thấy nhiều báo đài đưa tin thuốc chứa chất cấm, sợ con uống vào có vấn đề gì tiền mất tật mang.

Tuy nhiên, vì được giới thiệu, người thật việc thật, tôi cũng muốn thử tìm hiểu. Trên mạng có rất nhiều bài báo nói về bác sĩ Lê Phương này, được giải thưởng nọ, giải thương kia, được phong làm thầy thuốc ưu tú rồi cũng có nhiều bệnh nhân khen hết lời.

Bác sĩ Lê Phương và bài thuốc chữa ho nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh và báo chí
Bác sĩ Lê Phương và bài thuốc chữa ho nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh và báo chí

Sau khi bàn bạc với chồng, chúng tôi quyết định đưa Minh Anh đến bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Ban đầu chỉ định khám và lấy thuốc thử thuốc, thế nhưng hiệu quả đã khiến vợ chồng tôi vỡ òa”, chị Hằng kể.

Đầu tháng 10 năm 2020, vợ chồng chị Hằng đưa bé Minh Anh đến bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Sau khi được kiểm tra nội soi, siêu âm họng, chụp X – Quang, xét nghiệm máu để xác định chính xác mức độ và vị trí tổn thương ở đường hô hấp, bé được bác sĩ Lê Phương – giám đốc chuyên môn bệnh viện trực tiếp khám và kê đơn thuốc.

Tại phòng khám, vợ chồng chị Hằng đã được bác sĩ Phương giải thích cặn kẽ nguyên nhân gây bệnh ho ở Minh Anh và lý do khiến nhiều năm nay bệnh chữa mãi không khỏi. Chị kể:

“Bác sĩ Phương nói với chúng tôi rằng, lý do khiến Minh Anh bị ho mãn tính bắt nguồn từ sức đề kháng bị suy yếu của con. Bởi vì sinh non, vợ chồng tôi lại không chăm sóc đúng cách, dẫn tới hệ miễn dịch – đề kháng của con suy yếu, chưa hoàn thiện được. Điều này dẫn tới con thường xuyên bị các bệnh đường hô hấp. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, không chữa dứt điểm, gây tổn thương nặng, kéo dài ở phế, thận và niêm mạc đường hô hấp, cuối cùng dẫn tới ho mãn tính”.

Trong Đông y, ho được gọi là chứng khái thấu. Nguyên nhân chủ yếu do sự suy yếu của chính khí, vệ khí (có vai trò tương tự như hệ miễn dịch – đề kháng), làm mất chức năng tuyên giáng của phế khí. Nguyên nhân bên ngoài có thể do phong nhiệt, phong hàn thừa cơ xâm nhập. Người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già thường gặp các tình trạng ho mãn tính, kéo dài do đề kháng yếu, điều trị không đúng cách.

Muốn chữa dứt điểm ho dai dẳng, kéo dài, bên cạnh việc điều trị triệu chứng bên ngoài, quan trọng hơn là phải loại bỏ căn nguyên bên trong và tăng cường sức đề kháng. Việc điều trị cần ưu tiên nuôi dưỡng, phục hồi chính khí, vệ khí, bổ phế, thận, đồng thời lợi yết, chỉ khái, phục hồi niêm mạc đường hô hấp.

Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102

Liệu trình điều trị ho được bác sĩ Lê Phương tư vấn cho Minh Anh sẽ bao gồm 3 giai đoạn, sử dụng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang. Bài thuốc điều trị theo cơ chế bổ chính khu tà, chữa bệnh từ gốc, có thể loại bỏ tận gốc bệnh ho cho Minh Anh.

Phác đồ chữa ho bác sĩ Lê Phương áp dụng cho bé Minh Anh
Phác đồ chữa ho bác sĩ Lê Phương áp dụng cho bé Minh Anh

Sau khi được bác sĩ giải thích và kê đơn thuốc, vợ chồng chị Hằng đã lấy thử 1 tháng – 10 thang thuốc đầu tiên để xem hiệu quả thế nào.

“Ban đầu cho con uống thuốc sắc rất khó khăn. Mặc dù thuốc không quá đắng vì bác sĩ đã gia giảm thêm nhiều vị thuốc có vị ngọt nhưng con vẫn không chịu hợp tác. Mất khoảng 1 tuần chuyện cho con uống thuốc mới đâu vào đây được. Còn về hiệu quả điều trị thì khá bất ngờ!

Khoảng 1 – 2 tuần đầu cho con uống thuốc tôi cũng nản lòng lắm. Còn thì không chịu uống, thuốc thì tác dụng không rõ ràng. Bé vẫn còn ho nhiều lắm. Tuy nhiên sang đến tuần thuốc thứ 3 thì sự cải thiện của con thấy rõ luôn. Ban ngày hầu như không thấy con ho nữa, sắc mặt cũng tươi tỉnh, hồng hào hơn. 

Rõ nhất là về ban đêm. Bình thường cứ khoảng 3 – 4 giờ sáng là Minh Anh là bật dậy ho như một thói quen vậy. Vậy mà sau khi điều trị bằng thuốc Thanh hầu bổ phế thang này, con chỉ còn ho một vài cái trong lúc mê ngủ. Cả đêm dường như không còn thức giấc nữa, ngủ một mạch tới sáng luôn. Thực sự đã lâu lắm rồi tôi không thấy con ngủ ngon như vậy nữa”.

Nhìn thấy thuốc thực sự có hiệu quả với căn bệnh ho mãn tính của Minh Anh, vợ chồng chị Hằng đã lấy tiếp 2 tháng cuối để điều trị dứt điểm bệnh. “Bác sĩ Lê Phương nói rằng, 2 tháng thuốc cuối này là để loại bỏ tận gốc căn nguyên, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, kích thích tiêu hóa, hấp thu để ngăn ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh cho bé. Vậy nên, bác sĩ sẽ thêm nhiều vị thuốc bổ phế, kiện tỳ để giúp con ăn tốt hơn, có cảm giác thèm ăn, hấp thu dinh dưỡng và cải thiện tiêu hóa. 

Nhờ vậy mà sau khi uống được hơn 2 tháng thuốc, tôi đã nhận thấy thấy rõ hiệu quả của bài thuốc đối với con. Không những hết ho, bé còn thường xuyên vui đùa, ăn uống không còn kén chọn, da dẻ hồng hào và cân nặng cũng tăng nữa. 

Sau 3 tháng, cân nặng của con đã tăng gần 3 ký, thoát khỏi ngưỡng suy dinh dưỡng. Thời gian gần đây, mặc dù thời tiết liên tục thay đổi, nóng lạnh thất thường nhưng thật may mắn là con vẫn khỏe mạnh và không thấy dấu hiệu bị bệnh, bị tái phát ho nữa. Đây là điều khiến tôi hạnh phúc nhất”. 

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm nghiệm lâm sàng chặt chẽ, được cấp phép sử dụng cho người bệnh ho, viêm họng, viêm amidan. Bài thuốc điều trị theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, chữa bệnh từ gốc, kết hợp hơn 30 vị nam dược (tang diệp, cát cánh, liên kiều, quế chi, trần bì, thục địa, mạch môn, bạch cương tàm…..).

Các vị thuốc này đều đạt chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới, được kiểm nghiệm độc tính tại Học viện Quân y trước khi đưa vào điều trị. Do vậy, thuốc đảm bảo không gây tác dụng phụ cho người bệnh, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Tùy thuộc vào cơ địa, thể bệnh, mức độ triệu chứng, các bác sĩ sẽ gia giảm bài thuốc, điều chỉnh liệu trình, phác đồ điều trị cho từng người để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và nhanh nhất, tiết kiệm chi phí.

Để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về liệu trình, phác đồ điều trị phù hợp với bản thân hoặc giải đáp thắc mắc về bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG, người bệnh vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102

Địa chỉ:                                                       

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Hotline: 0888.598.102 – 0974.026.239 

Website: benhvientaimuihong102.org

Fanpage:  Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102

 

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT NỔI BẬT

banner ho quân dân 102
Điểm qua những thông tin lan truyền trên mạng, không ít người bệnh tự nhận là đã chữa khỏi ho tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Liệu phác đồ điều trị ho Quân dân 102 cùng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang có hiệu quả đến vậy? Hãy cùng chuyên gia kiểm chứng ngay!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *