Nổi mề đay có được tắm không? Cần lưu ý gì để bệnh mau khỏi?

Nếu bạn đang bị nổi mề đay, có thể bạn muốn biết liệu có thể tắm hay không khi trong tình trạng này. Tắm trong trường hợp mề đay thường không vấn đề tùy nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, cần tuân thủ một số nguyên tắc để tránh làm tổn thương da và làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay có được tắm không là vấn đề đang gây tranh cãi nhiều hiện nay. Nhiều người cho rằng phải kiêng tắm, kiêng nước để bệnh nhanh khỏi. Một số khác lại cho rằng điều này không cần thiết. Vậy, quan điểm nào đúng, khoa học? 

Nổi mề đay có được tắm không - Lời giải đáp từ chuyên gia da liễu
Nổi mề đay có được tắm không – Lời giải đáp từ chuyên gia da liễu

Về bản chất, nổi mề đay là một dạng bệnh da liễu thường gặp ở nhiều người hiện nay. Bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào cũng có thể mắc căn bệnh này. Khi bị mày đay bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe và đời sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày. 

Để nhanh khỏi bệnh, khi bị mề đay mọi người kiêng cữ rất cẩn thận kể cả vấn đề tiếp xúc với nước. Vậy, dị ứng nổi mề đay có được tắm không? Theo sách Đông y ghi lại, bệnh lý bộc phát là do cơ thể bị nhiễm phong hàn, do đó bệnh nhân phải kiêng nước, kiêng gió tuyệt đối tránh để các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Xét theo góc độ y học hiện đại có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay. Nếu dị ứng mày đay do thời tiết, nước lạnh thì bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc, không nhất thiết phải kiêng nước. 

Trường hợp nổi mề đay do dị ứng với thức ăn hoặc do một tác nhân nào khác như lông động vật, thức ăn, hóa chất,…thì không phải kiêng nước, cần phải tắm rửa hàng ngày để bệnh nhanh khỏi. 

Bệnh mề đay thường đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, người bệnh phải tác động chà xát, cào gãi để làm giảm cơn ngứa. Chính điều này đã vô tình làm da trầy xước, gây tổn thương trên bề mặt. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn có cơ hội để xâm nhập, gây nhiễm trùng, bệnh lý ngày một nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, mồ hôi tồn đọng trên da sẽ khiến bạn cảm thấy da khó chịu, nhớp nháp.

Bị nổi mề đay có được tắm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là vào thời tiết mùa hè và khi cơ thể có nhiều mồ hôi. 

Nước lá dùng để tắm khi bị nổi mề đay

Bên cạnh vấn đề “nổi mề đay có nên tắm không” thì việc dùng nước lá để vệ sinh khi mắc bệnh cũng được nhiều người quan tâm đến. Ngoài việc sử dụng nước ấm để tắm bệnh nhân có thể dùng các loại nước lá dân gian để vệ sinh theo cách sau đây: 

Hướng dẫn các nấu nước lá khế chua tắm giảm ngứa do mày đay

Lá khế chua là một trong những nguyên liệu tự nhiên được dùng nhiều để chữa bệnh mề đay với các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa và giảm viêm. 

Nam dược có vị chua nhẹ, tính bình với các công dụng nổi bật như tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu về thảo dược này và tìm thấy nhiều chất có trong nguyên liệu có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm tổn thương trên da do bệnh mày đay gây ra. 

Khi bị ngứa ngáy do nổi mề đay bạn có thể nấu nước lá khế để chữa bệnh như sau: 

  • Chuẩn bị một nắm lá khế chua rửa sạch sau đó cho vào nước muối pha loãng để ngâm 15 phút. 
  • Vớt lá khế ra rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước và ít muối hạt. Đun sôi hỗn hợp trong vòng 5 phút sau đó cho ra thau, pha thêm nước lạnh hoặc chờ nguội rồi tắm. 

Nấu nước rau sam tắm chữa bệnh mề đay

Rau sam có vị chua, tính hàn được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh mề đay với các công dụng nổi bật như tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn. Theo góc nhìn y học hiện đại, loại dược liệu này có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Các thành phần này sẽ giúp da thêm phần khỏe mạnh, kháng khuẩn và kháng viêm. 

Mẹo nấu nước rau sam tắm giảm ngứa ngáy do nổi mề đay
Mẹo nấu nước rau sam tắm giảm ngứa ngáy do nổi mề đay

Hướng dẫn cách nấu nước rau sam chữa nổi mề đay tại nhà như sau: 

  • Chuẩn bị một lượng lá rau sam đủ dùng rửa sạch sau đó ngâm nước muối để sát khuẩn. 
  • Nấu rau sam cùng 2 – 3 lít nước trong 5 – 10 phút để các tinh chất được thoát ra hết và dùng để tắm mỗi ngày 1 lần là được. 

Mẹo nấu nước lá kinh giới tắm giảm ngứa do mày đay

Bị nổi mề đay có nên tắm không, nên tắm nước lá gì nhanh khỏi bạn có thể tham khảo mẹo dùng nước lá kinh giới ở dưới đây. Dược liệu có vị cay, tính ấm, giải độc, sát khuẩn và kháng viêm rất tốt nên được dùng nhiều để chữa các bệnh da liễu. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu về lá kinh giới và tìm thấy trong nguyên liệu này có chứa hoạt chất có khả năng khử trùng tự nhiên như d-limonene, menthol racemic,…

Bạn có thể dùng lá kinh giới để chữa mề đay theo cách sau đây: 

  • Hái một nắm lá kinh giới tươi hoặc dùng lá khô làm sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 đến 3 lít nước. 
  • Pha nước lá kinh giới với nước lạnh hoặc để nguội sau đó dùng để tắm là được. 

Dị ứng nổi mề đay có được tắm không? – Tắm nước lá tía tô

Tía tô hẳn đã quá quen thuộc với tất cả mọi người trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài dùng để làm gia vị thì loại rau này còn có thể chữa các bệnh da liễu trong đó có nổi mề đay. 

Nổi mề đay có được tắm không - Tắm lá tía tô giảm triệu chứng hiệu quả
Nổi mề đay có được tắm không – Tắm lá tía tô giảm triệu chứng hiệu quả

Tía tô có vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt. Nếu bị nổi mề đay mẩn ngứa bạn có thể dùng nguyên liệu này để nấu nước tắm theo cách sau: 

  • Chuẩn bị 1 lượng lá tía tô đủ dùng, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút sau đó vớt ra để ráo. 
  • Cho lá tía tô vào nồi nấu cùng 2 – 3 lít nước, đợi sôi thì tắt bếp để nguội và tắm. Hoặc bạn có thể pha thêm nước lạnh vào để tắm. Phần bã còn lại có thể dùng để chà xát nhẹ nhàng lên da cải thiện nhanh các triệu chứng mẩn ngứa. 
  • Áp dụng cách chữa mề đay bằng tía tô liên tục cho đến khi bệnh cải thiện là được.

Dùng lá đơn tướng quân nấu nước tắm chữa nổi mề đay

Trong sách y học cổ truyền ghi lại, lá đơn tướng quân hay còn gọi là lá đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm rất tốt nên được dùng nhiều để chữa các bệnh ngoài da kể cả mề đay mẩn ngứa. 

Công trình khoa học cũng đã nghiên cứu về dược liệu và tìm thấy trong lá đơn tướng quân có chứa hoạt chất sát trùng, chống viêm và chống oxy hóa. Các thành phần này khi thấm vào da sẽ cải thiện nhanh cơn ngứa và các triệu chứng khác do nổi mề đay gây nên, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu. 

Cách nấu nước lá đơn tướng quân để tắm như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đơn tướng quân làm sạch, sau đó thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu cùng vài lít nước. 
  • Đun hỗn hợp trong 15 phút rồi pha thêm nước lạnh để tắm hoặc để nguội và ngâm rửa kỹ vùng da đang bị bệnh là được. 

Click Đọc Ngay: Mề đay mãn tính có gây nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?

Tắm lá chè xanh giảm ngứa do nổi mề đay

Lá chè xanh có chứa nhiều thành phần giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ trên da do nổi mề đay. Không những thế chất EGCG trong dược liệu còn có khả năng chống oxy hóa mạnh bảo vệ làn da trước sự tấn công của các tác nhân gây hại khác, hồi phục làn da bị tổn thương được nhanh hơn. 

Trà xanh có nhiều hoạt chất giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mày đay
Trà xanh có nhiều hoạt chất giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mày đay

Cách nấu nước lá trà xanh dùng để tắm chữa mề đay như sau: 

  • Chuẩn bị một lượng lá trà xanh đủ dùng làm sạch, ngâm nước muối sau đó vớt ra để ráo. Cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng 3 lít nước trong 10 phút. 
  • Hòa nước lá trà xanh cùng ít nước lạnh và muối hạt để tắm rửa hàng ngày, sau một thời gian triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện. 

Nấu nước lá tắm chữa bệnh mề đay có độ an toàn cao, lành tính, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả bài thuốc nam phát huy khá chậm nên cần sự kiên trì khi áp dụng. 

Khi nấu nước lá để tắm chữa nổi mề đay bạn cần chú ý đến một số vấn đề khác như sau: 

  • Chỉ sử dụng các loại lá tắm chữa nổi mề đay có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sự an toàn. 
  • Nên rửa sạch lá tắm, ngâm nước muối sát khuẩn, loại bỏ các tạp chất tránh làm da bị kích ứng thêm. 
  • Bệnh nhân đang bị trầy xước da, mưng mủ hay đang chảy máu không nên dùng phương pháp này để điều trị. 

Lưu ý khi tắm đối với bệnh nhân bị nổi mề đay

Nổi mề đay có được tắm không và cần lưu ý những gì khi tắm để bệnh nhanh khỏi? Những điều cần lưu ý chúng tôi đã đề cập ngay dưới đây để bệnh nhân chú ý hơn trong quá trình vệ sinh: 

  • Bệnh nhân bị nổi mề đay không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút bằng nước ấm, tránh để mất lớp dầu tự nhiên khiến da bị khô. 
  • Chú ý về nhiệt độ nước khi tắm, tránh dùng nước quá nóng hay quá lạnh. Nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, kích ứng. Nước quá lạnh sẽ khiến triệu chứng càng nghiêm trọng hơn nếu bị nổi mày đay do lạnh.
  • Tránh chà xát quá mạnh khi tắm bởi lúc này da đang rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Nếu tác động quá mạnh sẽ dễ bị tổn thương. 
  • Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ để làm mềm da, tránh gây cảm giác ngứa ngáy. 
  • Cẩn thận trong việc lựa chọn các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da như xà phòng, sữa tắm. Ưu tiên dùng các sản phẩm có thành phần tự nhiên tránh bị kích ứng. 

Bên cạnh những vấn đề trong việc tắm rửa, vệ sinh bạn cần chú ý đến một số vấn đề khác để giảm nhanh triệu chứng mề đay: 

  • Người bệnh nên chọn quần áo được may từ chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc đồ bó sát khi đang bị nổi mề đay mẩn ngứa. 
  • Không tự ý mua thuốc uống hoặc bôi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ tránh trường hợp xảy ra các triệu chứng ngoài ý muốn. 
  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, xúc động mạnh, cơ thể mệt mỏi sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn. 
  • Ăn uống khoa học, bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng. Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da từ bên trong và tránh các loại thực phẩm và tác nhân dễ gây dị ứng, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. 

Nổi mề đay có được tắm không và các vấn đề liên quan chúng tôi đã giúp bạn giải đáp chi tiết. Nếu tắm nước lá không giúp cải thiện bệnh lý bạn nên đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Bài Viết Hay:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của Chị Đỗ Thị Ngọc 38 tuổi - Phú Thọ khỏi hẳn bệnh mề đay sau sinh nhờ tìm được bài thuốc hay, bác sĩ giỏi. [Đừng bỏ lỡ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *