Bệnh viêm da: Triệu chứng, nguyên nhân, thuốc chữa trị dứt điểm

Viêm da là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi với triệu chứng điển hình như mẩn đỏ, ngứa ngáy, xuất hiện mụn nước và đau rát. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống và thẩm mỹ của bệnh nhân. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để mọi người nhận biết và phòng ngừa từ sớm.

Viêm da là gì? Các bệnh viêm da thường gặp

Viêm da là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm, kích ứng và tổn thương trên da. Tình trạng này thường đặc trưng bởi các dấu hiệu mẩn ngứa, nổi đỏ, phát ban. Ngoài ra một số trường hợp còn có thể xuất hiện mụn nước kèm hiện tượng liken hóa. Theo các chuyên gia, căn bệnh này có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn được xác định là có liên quan đến yếu tố dị ứng cùng sự ứ đọng tĩnh mạch dưới da.

Viêm da có rất nhiều loại, mỗi loại lại được chia thành giai đoạn cấp tính và mãn tính
Viêm da có rất nhiều loại, mỗi loại lại được chia thành giai đoạn cấp tính và mãn tính

Viêm da tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của mỗi người bởi những tổn thương trên bề mặt da.

Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của người bệnh, viêm da được chia thành các dạng như sau.

Một số bệnh phổ biến:

  • Viêm da dị ứng: Hay còn được gọi là chàm là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp nhất hiện nay. Đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng phát ban đỏ, khô ngứa và tổn thương da mãn tính. Các triệu chứng của bệnh chủ yếu tập trung ở đầu gối, khủy tay hoặc quanh cổ bệnh nhân.
  • Viêm da tiếp xúc: Là tình trạng bị bệnh khi cơ thể tiếp xúc với một trong các tác nhân dị ứng như hóa chất, thuốc tẩy, lông động vật,… Tình trạng tổn thương này có thể gây ngứa ngáy, nóng rát, châm chích, phồng rộp cho người bệnh.
  • Viêm da tiết bã: Là tình trạng viêm da được đặc trưng bởi những màu đỏ, đóng vảy gàu, tập trung ở những khu vực tiết nhiều dầu và bã nhờn như: đầu, ngực, mặt,…
  • Viêm da cơ địa: Là dạng tổn thương do cơ chế tự bảo vệ của da dẫn đến tình trạng khô nứt, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền cho nên nếu người thân trong gia đình bị căn bệnh này thì khả năng con cái bị là rất cao.

Một số bệnh ít gặp hơn:

  • Viêm da thần kinh: Là tình trạng da bị liken hóa cứng chắc, sẫm màu thành từng mảng do rối loạn nội tiết tố hoặc xúc động thần kinh.
  • Viêm da đồng tiền: Là căn bệnh đặc trưng bởi những đám tổn thương có hình tròn hoặc oval nhìn giống đồng tiền.
  • Viêm da ứ đọng: Là căn bệnh liên quan đến cơ chế lưu thông máu kém, dẫn đến tăng áp lực lên mao mạch, gây rò rỉ tế bào màu ra da, khiến các mô bị tổn thương và ngứa rát.
  • Viêm da Dermatitis neglecta: Là căn bệnh viêm nhiễm và tổn thương trên da xuất phát từ những thói quen vệ sinh thiếu sạch sẽ hàng ngày của người bệnh.

Ngoài cách phân chia theo từng thể riêng rẽ, viêm da còn được chia thành giai đoạn cấp tính và mãn tính với những dấu hiệu đặc trưng khác nhau.

Triệu chứng viêm da điển hình

Tùy thuộc vào từng loại viêm da và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa được đặc trưng bởi các dấu hiệu như:

  • Da khô, nổi sần, sưng và ngứa ngáy rất nhiều.
  • Vùng da bị bệnh thường dày lên, một số trường hợp bị nứt nẻ thậm chí là tróc vảy do khô.
  • Xuất hiện các vết sưng hoặc mụn nước nhỏ, khi gãi có thể chảy dịch mủ bên trong.
  • Vị trí viêm da cơ địa thường xuất hiện chủ yếu ở mặt, quanh đầu gối, vùng da khủy tay, hoặc khắp người.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc

Khác với viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc được nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Da bị phát ban với kích thước từ vài mm đến vài cm, có những chỗ phù nề rõ rệt.
  • Da xuất hiện các mụn nước đi kèm theo theo đó là những mụn mủ sau khoảng vài giờ tiếp xúc với dị nguyên.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa, nóng rát, phỏng rộp. Cơn ngứa sẽ đặc biệt gia tăng vào lúc nửa đêm, khiến người bệnh khó ngon giấc như ngày thường.

Triệu chứng viêm da tiết bã

Viêm da do tiết bã nhờn ở cả trẻ em và người lớn đều được nhận biết thông qua các đặc điểm sau:

  • Vùng da bị bệnh có màu đỏ hồng, bề mặt nhờn rít, ẩm ướt nhưng vẫn có vảy bong.
  • Vùng chân tóc hoặc lông mày thường có những vảy trắng như gàu kèm ngứa ngáy.
  • Vùng da bị tổn thương thường xuất hiện ở sau tai, cánh mũi, da đầu, cung lông mày hoặc ngực và cổ.

Triệu chứng viêm da dị ứng

Các triệu chứng của viêm da dị ứng có thể dễ nhận biết bằng mắt thường thông qua những thay đổi trên da. Cụ thể:

  • Da bị nổi mẩn đỏ tại với trí đã tiếp xúc với tác nhân, bên trong có chứa dịch mủ, nhìn rất gai mắt và khó chịu.
  • Tại vị trí bị mẩn đỏ, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, châm chích, khó chịu vô cùng.
  • Ngoài ra, một số trường hợp còn thấy phù nề, sưng nóng, da bong tróc, nứt nẻ.

Triệu chứng viêm da ứ máu

Viêm da ứ máu là bệnh lý được nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở mắt cá chân hoặc cẳng chân với tình trạng da dày lên, đổi màu đỏ.
  • Xuất hiện các vết lở loét, rỉ dịch hoặc máu.
  • Bị ngứa ngáy, sưng tấy và kết vảy tại vùng bị bệnh.
Bệnh thường gây nổi mẩn kèm ngứa ngáy, khó chịu cho các bệnh nhân
Bệnh thường gây nổi mẩn kèm ngứa ngáy, khó chịu cho các bệnh nhân

Các nguyên nhân gây viêm da

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm da, trong đó mỗi thể bệnh lại có những tác nhân cụ thể.

  • Nguyên nhân gây viêm da dị ứng: Một trong những tác nhân chính khiến da bị dị ứng kèm viêm nhiễm là tình trạng da khô, thiếu nước, điều kiện môi trường bụi bẩn, nhiệt độ thấp, dị ứng thực phẩm, hoặc do có người thân bị bệnh.
  • Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc: Tác nhân chính gây ra căn bệnh này  là các dị nguyên bên ngoài như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, kim loại, xi măng, nước hoa, mỹ phẩm hoặc do lạm dụng kem bôi chứa Corticosteroid.
  • Nguyên nhân gây viêm da tiết bã: Viêm da do tiết bã nhờn thường bùng phát mạnh mẽ nếu có các tác nhân như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, mệt mỏi hoặc nhiễm ẩm.
  • Nguyên nhân gây viêm da cơ địa: Việc lạm dụng quá nhiều kem bôi chứa Steroid hoặc các mỹ phẩm kém chất lượng cùng sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính khiến căn bệnh này bùng phát.
  • Nguyên nhân gây bệnh viêm da ứ máu: Căn bệnh này thường xảy ra khi lượng máu trong cơ thể bị lưu thông kém hoặc do nhiễm trùng.

Đối tượng dễ mắc

Viêm da là bệnh lý có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên một số trường hợp dưới đây sẽ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Tuổi tác: Dù xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng căn bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lý do là bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây hại.
  • Cơ địa và di truyền: Những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử người thân bị các bệnh da liễu thì thường có nguy cơ bị căn bệnh này cao hơn người bình thường.
  • Nghề nghiệp: Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn hoặc kim loại nặng sẽ khiến da dễ bị tổn thương và mẩn ngứa hơn.
  • Bệnh tật: Những người đang bị bệnh tim mạch, Parkinson, HIV sẽ có khả năng bị bệnh viêm da rất cao.

Bệnh có nguy hiểm đến tính mạng không? Khả năng lây lan thế nào?

Theo các bác sĩ da liễu, tình trạng viêm nhiễm da thường không quá nguy hiểm và không đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên căn bệnh này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bị.

Đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải chịu áp lực tâm lý nặng nề, mất tự tin và mặc cảm trong giao tiếp cũng như quan hệ với người thân. Hậu quả là gây trầm cảm, khó khăn trong điều trị và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chốc lở: Vùng da tổn thương bị nhiễm tụ cầu sẽ hình thành các vết loét, nứt nở, chảy dịch rất nguy hiểm.
  • Viêm tế bào: Vùng da tổn thương bị sưng, đỏ và lan rộng ra các khu vực xung quanh. Biến chứng này thường tập trung ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
  • Sẹo: Một số trường hợp cào gãi vùng da tổn thương có thể làm thay đổi sắc tố da, dẫn đến hình thành sẹo thâm, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Cũng bởi các biến chứng nguy hiểm này mà không ít người lo ngại về khả năng lây nhiễm từ người này sang người khám của viêm da. Nhưng, theo các bác sĩ da liễu, căn bệnh này không thể truyền nhiễm từ người này sang người khác, ngoại trừ một số trường hợp do di truyền. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể lan rộng từ vùng da này sang vùng da khác hoặc thậm chí là toàn cơ thể. Do vậy, khi thấy các triệu chứng nghi ngờ, bạn cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu người bệnh thường xuyên cào gãi, viêm da có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo
Nếu người bệnh thường xuyên cào gãi, viêm da có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo

Cách trị viêm da hiệu quả hiện nay

Theo Vietmec Group Tùy vào từng loại viêm da và các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải mà phác đồ điều trị sẽ có sự khác nhau. Do vậy, để biết chính xác mình đang mắc bệnh da liễu gì, bạn nên tiến hành khám khám và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như: Test dị ứng da, sinh thiết da, xét nghiệm soi tươi, xét nghiệm Patch.

Dưới đây là những biện pháp trị liệu hiệu quả nhất hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo.

Sử dụng mẹo vặt tại nhà

Với những trường hợp viêm da nhẹ, mới khởi phát người bệnh có thể áp dụng ngay một số mẹo vặt dưới đây để cải thiện triệu chứng tại nhà. Cách làm này khá đơn giản, ít tốn kém, lại an toàn, lành tính với người dùng nhờ các thảo dược từ tự nhiên. Cụ thể người bệnh có thể áp dụng một trong số những cách làm dưới đây.

  • Cách chữa bằng lá trầu không: Người bệnh chỉ cần lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch rồi đem đun sôi với nước. Dùng nước lá này tắm hoặc ngâm rửa vùng da cần điều trị mỗi ngày sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể,
  • Cách dùng lá khế: Tương tự như lá trầu không người bệnh chỉ cần nấu nước lá khế và sử dụng để tắm, rửa mỗi ngày là được.
  • Dùng lá lốt: Cách chữa viêm da bằng lá lốt khá đơn giản, người bệnh chỉ cân chuẩn bị 1 nắm lá lốt, đem rửa sạch, xay nhuyễn với 1 chút muối sạch. Sau đó chắt nước, uống mỗi ngày 1 ly. Phần bã có thể dùng để bôi đắp lên vùng da bị bệnh.
  • Dùng nha đam: Nguyên liệu này có tính mát, khả năng sát khuẩn, tiêu viêm tốt nên có thể tận dụng để chữa bệnh bằng cách sử dụng phần gel trong bôi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Lưu ý: Các mẹo vặt dân gian chữa viêm da tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không thay thế được thuốc Tây. Do đó, người bệnh nên cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này, nhất là những người đang có dấu hiệu nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc Tây trị liệu

Ngoài việc sử dụng các mẹo vặt dân gian tại nhà, người viêm da còn có thể sử dụng thuốc Tây để giảm nhanh triệu chứng. Việc sử dụng loại thuốc này cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng quá liều vì có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đến làn da như mỏng da, teo da, lão hóa hoặc thậm chí là suy gan, viêm thận,…

Một số loại thuốc chữa viêm da thường được chỉ định cho người bệnh gồm:

  • Thuốc bôi viêm da: Để cải thiện tình trạng khô nẻ, ngứa ngáy người bệnh có thể sử dụng một số loại kem trị viêm da như thuốc mỡ, thuốc bôi Hydrocortisone, Betamethasone, Clobetasol,… Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn, cho đến khi kiểm soát được triệu chứng của bệnh thì dừng. Tránh gây mỏng da, giãn tĩnh mạch, viêm nang lông.
  • Thuốc uống chứa Corticoid: Là loại thuốc được chỉ định thay thế nếu kem bôi và thuốc mỡ không có hiệu quả. Một số thuốc uống chứa Corticoid thường được chỉ định cho bệnh nhân gồm: Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason…
  • Thuốc kháng Histamin: Có tác dụng giảm ngứa nên thường được chỉ định cho những bệnh nhân có nguy cơ trầy xước cao. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung nên được khuyên dùng vào buổi tối. Một số loại thuốc kháng Histamin thông dụng gồm: Cetirizin, Loratadin, Desloratadine,…
  • Thuốc kháng sinh/ chống nấm: Được chỉ định cho những bệnh nhân bị da liễu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm da.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc có tác dụng ngăn viêm, giảm ngứa thường được dùng để thay thế Corticoid trong một số trường hợp đặc biệt.
Khi dùng kem bôi trị viêm da người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh gây tổn thương thêm cho da
Khi dùng kem bôi trị viêm da người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh gây tổn thương thêm cho da

Ngoài việc dùng thuốc, Tây y còn chữa các bệnh viêm da bằng liệu pháp thẩm mỹ như sử dụng tia laser chiếu trực tiếp vào vùng tổn thương để kiểm soát triệu chứng. Phương pháp này khá hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho làn da như: viêm nhiễm, ung thư,… Do đó người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Điều trị bằng biện pháp Đông y

Theo Đông y, viêm da khởi phát là do sự suy yếu chức năng thải độc của gan và thận, dẫn đến nhiệt độc tấn công gây huyết nhiệt, uất tích và hình thành bệnh. Vì vậy để trị liệu dứt điểm các bài thuốc Đông y thường tập trung vào việc nâng cao miễn dịch, bồi bổ phủ tạng, táng phong, trừ hàn.

Một số bài thuốc Đông y thường được dùng trong điều trị viêm da là:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng Đảng sâm, lan tiên, sài đất, cây náng, nhẫn đông hoa, rau má, đan sâm, chi liên, trúc diệp sắc với 2 lít nước cho đến khi còn ⅓ thì dùng. Nước thuốc chắt ra, chia làm 3 phần, uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
  • Bài thuốc 2: Dùng bồ công anh, húng trám, kim ngân dây, ké đầu ngựa, cam thảo với liều lượng tùy chỉnh. Cho nguyên liệu vào ấm, sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì dừng lại. Chắt nước, chia 3 phần, uống hết trong ngày và sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Các bài thuốc Đông y thường khá an toàn, lành tính nhưng nhờ cơ chế tác động tận gốc nên hiệu quả thường chậm hơn Tây Y. Do đó khi sử dụng người bệnh cần kiên trì, thực hiện đều đặn mỗi ngày, tránh bỏ giữa chừng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và chất lượng của thuốc.

Đông y tác động vào tận căn nguyên gây bệnh nhằm điều trị triệt để, hạn chế tái phát lần sau
Đông y tác động vào tận căn nguyên gây bệnh nhằm điều trị triệt để, hạn chế tái phát lần sau

Cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả tại nhà

Việc chăm sóc và bảo vệ da đúng cách tại nhà có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cụ thể:

  • Người bệnh nên chườm mát hoặc chườm lạnh vùng da bị viêm nhiễm để giảm ngứa và bớt sưng hiệu quả.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da từ 1-2 lần mỗi ngày, nhất là vào mùa đông hoặc sau khi mới tắm xong.
  • Tuyệt đối không cào gãi, chà xát lên các vùng da đang bị viêm nhiễm, tránh gây nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Cân nhắc lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da lành tính nhất, chiết xuất từ những dược liệu tự nhiên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, kiêng rượu, bia, thuốc lá cũng như các loại đồ uống có cồn khác.

Viêm da là tình trạng không quá nguy hiểm nếu người bệnh biết cách chăm sóc và điều trị hợp lý. Do đó khi thấy cơ thể có những biểu hiện lạ, cần chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Theo Y tế Bắc Kạn

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *