Các cách chữa viêm nang lông phổ biến, cho hiệu quả tốt hiện nay
Nội dung
Chữa viêm nang lông là điều người bệnh cần làm ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh. Bởi, bệnh khi điều trị ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn và không gây bất kì biến chứng nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Có nhiều các điều trị lỗ chân lông bị viêm bằng thuốc tây y, các mẹo chữa dân gian, đông y hay can thiệp bằng kỹ thuật ngoại khoa. Tùy vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp phù hợp nhất.
4 Cách chữa viêm nang lông phổ biến
Viêm nang lông là bệnh lý viêm nhiễm ngoài da do lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn, tổn thương, bít tắc và bị tấn công bởi các vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn Gram âm, nấm, virus,… phát triển, gây bệnh. Bệnh gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mụn nước có mủ, nhọt, viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu,… Nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho làn da.
Điều trị viêm nang lông rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh bằng tây y, đông y, dân gian và cả tác động bằng kỹ thuật ngoại khoa. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với những tình trạng và mức độ bệnh lý khác nhau, người bệnh nên đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ chỉ định và đưa ra phác đồ hiệu quả nhất.
Thuốc đặc trị viêm nang lông bằng Tây y
Sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông là cách chữa phổ biến và cho hiệu quả nhanh chóng hiện nay. Có rất nhiều các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng viên uống, kem bôi, dung dịch vệ sinh,… được sử dụng nhằm ngăn ngừa triệu chứng bệnh diễn tiến cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để có được hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc kem bôi: Các loại thuốc dạng kem bôi, gel dưỡng da có tác dụng giảm ngứa khó chịu, giảm khô đồng thời dưỡng ẩm cho da. Giúp người bệnh không cảm thấy khó chịu, căng da và hạn chế tình trạng nốt mủ viêm lỗ chân lông bị vỡ loét.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh được kê trong trường hợp bị viêm nang lông có thể kể đến như: Benzoyl peroxide, chlorhexidine, Phisoderm, dicloxacillin, levofloxacin,… thuốc được sử dụng trong trường hợp bị viêm nhiễm. Tùy vào mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ dùng thuốc và chỉ định liều lượng và thời gian dùng thuốc cho phù hợp.
- Thuốc trị nấm: Được sử dụng trong các trường hợp người bệnh bị viêm nang lông do nấm da. Thuốc có dạng viên uống, kem bôi và dầu gội, tùy thuộc vào từng vị trí bị viêm nhiễm và mức độ bện sẽ sử dụng thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng gồm: Lotrimin, ketoconazole, fluconazole,…
- Thuốc kháng virus: Được chỉ định sử dụng trong trường hợp mắc viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan. Bệnh lý này thường gặp ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng bệnh tạm thời, để điều trị ngăn ngừa cần kết hợp với một số loại thuốc đặc trị khác.
- Sử dụng kem đổi màu da: Viêm nang lông không chỉ gây ra tình trạng nổi mụn mủ trên da mà còn khiến da bị sần sùi, thâm sạm, mất thẩm mỹ, do đó trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê thêm thuốc có tác dụng đổi màu da là kem làm mờ axit azelaic 15 – 20% và hydroquinone 4%, axit kojic,…
Ưu điểm của các phương pháp điều trị bằng thuốc là có thể cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Nhiều trường hợp người bệnh có thể thấy triệu chứng hết ngay sau khi dùng thuốc. Các sử dụng đơn giản, điều trị được nhiều trường hợp, mức độ bệnh và vị trí viêm nhiễm.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của cách chữa này là thuốc chỉ tập trung vào triệu chứng nên sau khi điều trị khả năng bệnh tái phát sẽ rất cao. Ngoài ra, sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: dị ứng, da khô, ảnh hưởng đến tiêu hóa, thần kinh,… Thuốc cũng hạn chế sử dụng với các nhóm đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú, người có sức đề kháng kém,…
Can thiệp bằng ngoại khoa
Những trường hợp bị viêm nang lông có dấu hiệu nổi cục đỏ hoặc nốt nhọt lớn có mủ, người bệnh có thể sẽ phải tiến hành làm tiểu phẩm nhỏ. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở vị trí nhọt để dẫn lưu mủ, sau đó bảo vệ vết thương bằng gạc vô trùng và kê một số loại thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng cho người bệnh.
Sử dụng tiểu phẫu trong điều trị viêm lỗ chân lông giúp người bệnh không phải chịu đựng đau đớn, nhức nhối do vết mụn nhọt gây ra, giúp giảm sưng trên da và viêm nhiễm nhanh khỏi hơn, giảm nguy cơ để lại do viêm nang lông.
Điều trị viêm lỗ chân lông bằng laser
Đây là phương pháp điều trị viêm nang lông hiện đại, được áp dụng trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng, dùng thuốc không mang lại hiệu quả tốt. Điều trị bằng laser hay còn gọi là cách chữa viêm nang lông bằng liệu pháp ánh sáng, sử dụng năng lượng ánh sáng tác động trực tiếp và các gốc nang lông, tiêu diệt vi khuẩn dưới da, điều trị mẩn đỏ, mụn, các tổn thương ngoài da và khắc phục tình trạng nhiễm trùng.
Chữa viêm nang lông bằng laser có thể mang lại hiệu quả triệt để, tình trạng viêm lỗ chân lông được giải quyết tốt nhất, tỷ lệ tái phát rất thấp. Tuy nhiên, cách chữa này có thể làm giảm mật độ lông hoặc tóc ở khu vực tác động. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể dẫn đến tình trạng da đổi màu, gây sẹo hoặc phồng rộp trên da.
Chữa viêm nang lông bằng mẹo dân gian tại nhà
Các mẹo chữa viêm nang lông bằng dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên có thể sử dụng ngay tại nhà và mang lại hiệu quả cao. Một số mẹo chữa thường dùng có thể kể đến như:
- Sử dụng mỡ trăn: Mỡ trăn có tác dụng sát khuẩn, se khít lỗ chân lông được sử dụng nhiều trong điều trị viêm nang lông. Cách dùng đơn giản, lây một lượng mỡ trăn vừa đủ ra cố hoặc chén, dùng tăm bông thấm mỡ trăn và thoa lên vùng da bị bệnh. Để khoảng 1 giờ sau đó rửa lại với nước lạnh.
- Cám gạo chữa viêm nang lông: Dùng 3 thìa cafe cám gạo trộn với 2 thìa dầu oliu dùng vải gạc vô trùng bọc lại và ngâm với nước, làm sạch vùng da bị viêm nhiễm, đắp bọc cám gạo lên da. Giữ nguyên trong khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần, liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần để cho hiệu quả tốt nhất.
- Dùng nha đam: Lấy nha đam tươi, bỏ phần vỏ và dịch mủ, dùng gel nha đam xoa đều lên vùng da bị viêm nang lông và massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 20 phút rửa lại bằng nước sạch.
- Sử dụng mật ong chữa viêm lỗ chân lông: Trộn mật ong, nước cốt chanh và đường nâu theo tỷ lệ 1:1:1. Thoa đều hỗ hợp lên vùng da bị viêm nhiễm, massage trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 ngày 1 lần, liên tục trong khoảng 2 tuần để da sớm phục hồi.
Còn rất nhiều các mẹo chữa viêm nang lông bằng dân gian sử dụng nghệ, lá trầu không, lá trà xanh,… người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Các biện pháp dân gian rất an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp với những tình trạng bệnh nhẹ. Trong trường hợp nặng người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những lưu ý khi điều trị viêm lỗ chân lông
Trong quá trình chữa viêm nang lông để cho hiệu quả tốt, an toàn, đẩy lùi hoàn toàn những triệu chứng bất thường của bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:
- Không lạm dụng các loại thuốc điều trị viêm nang lông như kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm,… Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bởi dùng thuốc không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ đến dạ dày, gan, thận và tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự y tăng giảm liều lượng và sử dụng thuốc theo kinh nghiệm.
- Tuyệt đối không lạm dụng phương pháp chữa viêm nang lông bằng ánh sáng laser với các vùng da khác trên cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết qua da.
- Điều trị viêm nang lông tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Trong trường hợp nặng người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cùng với việc sử dụng các phương pháp chữa viêm nang lông, người bệnh cần cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị và giảm những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể là:
- Không gãi hoặc nặn các nốt mụn có thể sẽ gây nhiễm trùng trên da.
- Ngừng cạo lông đặc biệt ở những vị trí mắc bệnh
- Mặc quần áo rộng rãi , dễ thấm hút mồ hôi
- Hạn chế sử dụng găng tay cao su, ủng và trang phục cản trở quá trình bài tiết của da.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày.
- Không nên sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng có chữa chất tẩy rửa, hóa chất
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm có thể gây bít lỗ chân lông, nên tẩy trang hàng ngày để làm sạch da.
Trên đây là những cách chữa viêm nang lông phổ biến, hiệu quả được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Bệnh viêm lỗ chân lông tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của làn da, gây đau nhức, viêm nhiễm. Do đó, người bệnh nên chủ động khám và điều trị sớm ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu viêm lỗ chân lông bất thường.
Theo: Da Liễu – CHR
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!