Viêm nang lông da đầu gây dụng tóc: Cách phòng và trị bệnh hiệu quả
Nội dung
Viêm nang lông da đầu còn được gọi là viêm chân tóc, là một loại bệnh lý thường gặp ở vùng da đầu. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Về lâu dài nang lông yếu đi khiến tóc bị rụng, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vậy làm sao để nhận biết và điều trị tận gốc bệnh viêm chân tóc? Mời bạn đọc tham khảo các thông tin về viêm chân tóc trong bài viết dưới đây.
Viêm nang lông da đầu là gì?
Cũng giống như bệnh lý viêm nang lông ở các vị trí khác trên cơ thể, viêm chân tóc là do các nang ở chân tóc bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm nhiễm. Ban đầu, các ổ viêm sẽ xuất hiện ở một vùng da đầu có diện tích nhỏ. Sau đó lan ra các nang tóc khác ở xung quanh, gây ra hiện tượng viêm nang tóc trên diện rộng.
Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, thường gặp nhất ở những người có làn da dầu. Khi bắt đầu viêm, các nốt sần nhỏ sẽ xuất hiện quanh chân tóc. Sau một thời gian, chúng lớn dần, viêm đỏ có chứa dịch mủ. Cuối cùng, các ổ viêm khô dần, đóng vảy, bong khỏi da đầu và thường không để lại sẹo. Trong quá trình bị viêm chân tóc người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Viêm nang lông da đầu thường xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn gram âm hoặc vi nấm,… cùng nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy, có nhiều cách khác nhau để điều trị viêm chân tóc. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, nhưng nếu triệu chứng bệnh xấu đi bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh
Viêm nang lông da đầu rất dễ nhận biết. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng sau đây:
- Các nang tóc bị viêm đỏ, nổi sần ngứa và đôi khi gây cảm giác đau, các vùng da xung quanh cũng có thể viêm đỏ lên.
- Ở chân tóc xuất hiện các mụn mủ nhỏ màu vàng trắng, xung quanh là các quầng viêm giống mụn trứng cá. Khi các nốt mụn vỡ ra sẽ có dịch ướt, mùi tanh nhẹ. Khi mụn khô sẽ đóng thành vảy màu vàng trên da.
- Mổ viêm có thể rải rác khắp da đầu hoặc tập trung ở một khu vực, thường gặp nhất là hai bên thái dương và đường chân tóc trước trán.
- Nếu bệnh tiến triển nặng có thể làm tổn thương nang tóc, gây rụng tóc, hói tóc, thậm chí gây lở loét vùng da bị viêm.
Viêm nang tóc ở thể nhẹ sẽ tự khỏi và không để lại sẹo. Nếu bệnh tiến triển thành mãn tính thì sẽ kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Trong trường hợp này, người bệnh thường mất tự tin, căng thẳng, mất ngủ, thậm chí dẫn đến suy nhược thần kinh và làm giảm sút trí nhớ.
Nguyên nhân gây viêm nang lông da đầu
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm chân tóc là do vi khuẩn tụ cầu vàng, hoặc nấm Trichophyton và một số loại kí sinh trùng sống trên da đầu khác. Khi gặp các yếu tố thuận lợi, chúng sẽ tấn công gây ra hiện tượng viêm. Cụ thể:
- Tác động của môi trường: Môi trường sống nhiễm, nhiều khói và bụi bẩn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh,… chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là người sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn bình thường.
- Gội đầu sai cách: Chà xát da đầu quá mạnh có thể khiến da đầu bị tổn thương. Các loại dầu gội đầu chứa nhiều hóa chất và có tính tẩy rửa mạnh có thể làm da bị mất đi lớp caramide bảo vệ. Đây đều là các điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tấn công. Chính vì vậy, bạn chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần 1 ngày để da đầu luôn khỏe mạnh.
- Da đầu bị trầy xước: Một số người có thói quen gãi đầu và nhổ tóc nhiều lần, khiến da đầu bị trầy xước. Việc da đầu liên tục bị tổn thương có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Bệnh cũng có thể nhanh chóng trở nặng, và có khả năng dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát.
Cách điều trị bệnh viêm nang lông hiệu quả
Để điều trị viêm nang lông da đầu, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh. Từ đó tìm ra phương pháp điều trị viêm chân tóc phù hợp nhất với bạn.
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y rất thuận tiện trong việc sử dụng, đồng thời mang đến hiệu quả điều trị viêm chân tóc nhanh chóng. Tùy theo tình trạng viêm chân tóc nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh diệt khuẩn hoặc thuốc kháng nấm và chống dị ứng. Thuốc trị viêm nang lông, viêm nang tóc đa số được điều chế dưới dạng kem bôi trực tiếp. Đối với dạng viêm chân tóc gây ra bởi nấm, bác sĩ da liễu sẽ kê các loại dầu chống nấm. Cụ thể như sau:
- Viêm chân tóc do tụ cầu vàng: Thuốc kháng sinh Cephalosporin, β-lactamin và Amoxicillin sẽ được chỉ định. Liều lượng và cách kết hợp thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh.
- Viêm chân tóc do nấm: Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm thoa trực tiếp lên da. Có thể kê thêm một số loại thuốc uống để có hiệu quả điều trị nhanh chóng.
- Kháng sinh không kê đơn: Bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh điều chế dạng gel, kem, xà phòng, sữa tắm không kê toa,… để điều trị viêm nang lông thể nhẹ.
- Kem bôi dịu da: Một số loại kem bôi hydrocortisone, kem bôi giảm ngứa, không kê đơn có thể được dùng để làm cảm giác giảm đau, ngứa trên da đầu.
- Các sản phẩm kháng khuẩn: Sử dụng các sản phẩm này 2 lần 1 ngày để vệ sinh da đầu sạch sẽ, sau đó dùng giấy hoặc khăn sạch để thấm khô da, giúp chân tóc sạch sẽ thông thoáng.
Dùng thuốc Đông Y
Các phương thuốc Đông y chú trọng làm tăng tuần hoàn máu, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể. Từ đó đào thải các chất độc ra bên ngoài, giúp điều trị viêm nang lông từ sâu bên trong. Ngoài thuốc uống, các loại thuốc sát trùng và thuốc bôi thảo dược giúp làm sạch sâu, điều trị triệt để triệu chứng viêm chân tóc. Dưới đây là các bài thuốc Đông y chữa viêm nang lông, viêm chân tóc hiệu quả nhất hiện nay.
Bài thuốc số 1
Công dụng: Được hấp thu vào cơ thể qua đường uống, giúp giải độc, thanh nhiệt, làm mát gan, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Từ đó điều trị viêm nang lông da đầu từ sâu bên trong.
Thành phần: Các vị thuốc thảo dược quý gồm bạch thược, đẳng sâm, đại táo, cam thảo, hoàng kỳ, thục địa, bạch truật, đương quy, bạch linh.
Cách dùng:
- Trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau, sắc với 3 bát nước đến khi cô lại còn khoảng 1 bát thì ngưng.
- Chắt lấy nước cốt sử dụng ngay khi còn ấm.
- Mỗi ngày sắc và uống một thang thuốc, dùng liên tục đến khi triệu chứng viêm giảm hẳn.
Bài thuốc số 2: An Bì thang
An Bì thang kết hợp 3 thành phần là cao giải độc, thuốc rửa và thuốc bôi được nghiên cứu, điều chế bởi Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn. Đây là bài thuốc kết hợp trong ngoài, phòng ngừa và điều trị giúp dứt điểm tình trạng viêm nang lông, viêm chân tóc.
Thành phần: Gồm các loại thảo dược quý, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của người sử dụng. Các vị thuốc được thu hái vừa tầm, sau đó được tách chiết và điều chế bằng công nghệ cao để giữ lại tối đa dược tính. Trong đó:
- Cao giải độc: Thành phần chính là kim ngân cành, hồng hoa, vỏ gạo, đơn đỏ, tơ hồng xanh,… Có tác dụng thanh nhiệt mát gan, giải độc, tiêu viêm, chữa phù nề, trị mẩn ngứa, và các chứng bệnh do nóng trong như tiểu buốt, tiểu rắt,…
- Thuốc bôi: Thành phần chính là tang bạch bì, cây vảy ngược, bí đao, thiên mã hồ, mật ong,… Có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, làm lành tổn thương trên da và kích thích là da tái tạo phục hồi nhanh chóng.
- Thuốc rửa: Thành phần chính là hoàng liên, ô liên rô, mò trắng, sài đất,… Có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, vệ sinh lỗ chân lông ngăn ngừa bệnh lan rộng.
Phác đồ điều trị:
- Giai đoạn đầu: Sử dụng kết hợp thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa để thanh lọc cơ thể, giải độc, tiêu viêm. Từ đó giúp giảm triệu chứng khó chịu, đau ngứa, viêm mủ.
- Giai đoạn 2: Các tổn thương trên da được phục hồi, lỗ chân lông dần được se khít lại.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn quan trọng nhất, giúp kích thích sản sinh lớp biểu bì mới, phục hồi sức khỏe của da. Đồng thời, giai đoạn này chú trọng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh viêm nang lông sau này.
Bài thuốc số 3
Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn, ngăn bệnh lây lan, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây viêm nhiễm chân lông.
Thành phần: Sài đất, củ kim cang, bồ công anh, cam thảo dây, sinh địa, địa cốt bì, kim ngân hoa, huyền sâm.
Cách dùng:
- Trộn đều nguyên liệu với nhau, sắc với 3 bát nước bằng lửa vừa, đến khi nước cô lại còn khoảng 1 bát thì ngưng.
- Chắt lấy nước cốt và uống mỗi ngày 1 lần.
- Sử dụng thuốc liên tục đến khi tình trạng viêm nang lông da đầu giảm hẳn.
Điều trị tại nhà
Trong trường hợp viêm chân tóc ở thể nhẹ, bạn chỉ cần giữ vệ sinh và chăm sóc da đầu đúng cách để bệnh tự khỏi. Cần áp dụng các nguyên tắc sau:
- Không gội đầu quá nhiều lần, tần suất lý tưởng nhất là 2 – 3 lần/ 1 tuần.
- Chọn các loại dầu gội phù hợp với da đầu, không nên sử dụng dầu gội có tính tẩy rửa mạnh. Hạn chế tác động hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc uốn, tạo kiểu,… lên tóc trong thời gian bị bệnh.
- Không cào mạnh gây trầy xước da đầu, làm tróc các ổ viêm và vết mụn.
Nếu muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian như sau:
Dùng bột đậu đỏ
Bột đậu đỏ chứa các thành phần có công dụng tẩy tế bào chết. Nếu sử dụng đúng cách, nó có thể giúp sát khuẩn, làm sạch da, đồng thời kích thích đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi tế bào da bị tổn thương.
Nguyên liệu:
- Bột đậu đỏ: 4 thìa cà phê.
- Sữa tươi loại không đường: 3 thìa cà phê.
Thực hiện:
- Trộn đều đậu đỏ và sữa tươi không không với nhau, khuấy đều đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Rửa sạch tay rồi vệ sinh sạch sẽ da đầu bằng nước ấm. Thoa hỗn hợp sữa tươi đậu đỏ lên vùng da đầu bị viêm nang lông.
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút rồi gội sạch đầu với nước.
- Thực hiện 3 lần/ tuần để tình trạng viêm nang lông da đầu được cải thiện, kiên trì đến lúc da phục hồi.
Dùng chanh và dầu dừa
Chanh có tính sát khuẩn cao, kết hợp cùng dầu dừa có nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng lớp biểu bì, rất tốt cho làn da. Chính vì vậy, 2 nguyên liệu này kết hợp với nhau cho kết quả điều trị viêm nang lông rất tốt.
Nguyên liệu:
- Dầu dừa: 3 thìa cà phê.
- Nước cốt chanh tươi: 1 nửa thìa cà phê.
Thực hiện:
- Trộn nước cốt chanh và dầu dừa với nhau rồi khuấy cho tan đều. Cho hỗn hợp vào lò vi sóng quay trong khoảng 2 phút để làm ấm.
- Rửa sạch tay rồi sinh da đầu sạch sẽ, sau đó bôi hỗn hợp đã hâm nóng lên da đầu. Thực hiện massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước gội sạch đầu.
- Thực hiện liên tục từ 2 – 3 lần/ tuần đến khi tình trạng viêm nang lông da đầu thuyên giảm.
Cơ sở điều trị bệnh viêm nang lông chân tóc uy tín
Viêm nang lông da đầu là bệnh lý da liễu không khó điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đến các cơ sở uy tín để được điều trị nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương
Đây là bệnh viện khám chữa bệnh lý da liễu tốt nhất trên toàn quốc. Tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương có đội ngũ bác sĩ da liễu chuyên môn cao và hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, chi phí thăm khám chữa bệnh tại đây cũng rất hợp lý.
- Địa chỉ: Số 15A thuộc phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 19006951.
- Lịch làm việc: 7h – 12h sáng và 13h30 – 16h30 chiều từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.
Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn
Đây là một trong những trung tâm da liễu thẩm mỹ chất lượng tốt nhất hiện nay. Viện chuyên điều trị viêm nang lông, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, vảy nến,… và các bệnh lý da liễu khác. Tại đây có những chuyên gia tay nghề cao, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu điều trị.
- Địa chỉ: Số nhà 123 Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Số điện thoại: 0983. 058 939.
- Lịch làm việc: Làm việc thông trưa từ 8h đến 17h30 các ngày trong tuần.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi làm việc của các giáo sư bác sĩ chuyên ngành da liễu, hiện đang giảng dạy tại Đại học Y. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến đây điều trị viêm lỗ chân lông, viêm nang lông da đầu, cũng như các bệnh lý da liễu khác.
- Địa chỉ tại: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thuộc TP. Hà Nội
- Điện thoại: 024. 3574. 7788.
- Lịch làm việc: Khám da liễu từ 7h30 đến 17h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai
Tại đây cung cấp dịch vụ khám, chữa nhiều bệnh lý da liễu bằng những công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và chất lượng khám chữa bệnh vô cùng tốt, đây là một trong những cơ sở được nhiều người lựa chọn.
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, thuộc phường Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 024. 665.2588 – 024. 3868.9443.
- Lịch làm việc: Khám da liễu thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc
Trung tâm Thuốc Dân Tộc chuyên điều trị các bệnh lý bằng phương pháp Đông y. Bạn có thể đến đây để được điều trị tận gốc triệu chứng viêm nang lông da đầu nhanh chóng, dứt điểm, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
- Địa chỉ: Biệt thự số 31 ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Số điện thoại: 024. 7109.6699.
- Giờ làm việc: 8h – 12h và 13h30 – 17h30 tất cả các ngày trong tuần.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Để việc điều trị và phòng ngừa viêm lỗ chân lông da đầu tái phát hiệu quả, người bệnh cần chăm sóc da đúng cách và thay đổi một số thói quen sinh hoạt. Cụ thể:
- Gội đầu đúng cách, luôn giữ da đầu sạch sẽ và khô thoáng để lỗ chân lông không bị bít tắc, nhiễm khuẩn.
- Sử dụng các loại dầu gội đầu phù hợp với tính chất da đầu. Nêu ưu tiên sử dụng sản phẩm có thành phần thảo dược, hạn chế dùng hóa chất như thuốc nhuộm, uốn, ép tóc,… lên da đầu.
- Nên để tóc khô tự nhiên hoặc sấy khô tóc trước khi ngủ, tuyệt đối không đi ngủ khi tóc còn ẩm ướt.
- Hạn chế thói quen gãi đầu, nhổ tóc và đội mũ chật để da đầu không bị tổn thương.
- Khi các nang tóc bị viêm nhiễm tuyệt đối không được gãi, cậy, làm vỡ bọc mủ vì có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe và uống đủ nước mỗi ngày. Tránh xa các loại thực phẩm không lành mạnh đối với cơ thể.
- Khi có dấu hiệu đau ngứa trên da đầu, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị bệnh. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Đối với bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự điều trị. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng thêm, bạn không nên điều trị tại nhà mà hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm nang lông da đầu. Bạn có thể dựa vào các triệu chứng trên để sớm nhận biết bệnh. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da đầu phù hợp để phòng tránh bệnh. Đồng thời, hãy liên hệ với các bác sĩ da liễu uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!