Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hình thành do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Mụn trứng cá là tình trạng không chỉ xảy ra với người lớn, lứa tuổi dậy thì mà còn ở trẻ sơ sinh. Mụn có thể xuất hiện ngay khi bé mới sinh ra hoặc sau vài tuần chào đời. Vậy nguyên nhân nào hình thành mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, liệu chúng có ảnh hưởng xấu cho bé không là những câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trên.

Thế nào là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh? Triệu chứng cụ thể

Theo dân gian, triệu chứng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh còn được gọi là mụn kê hoặc hạt kê. Tình trạng này hay xảy ra phổ biến trong tháng đầu tiên khi bé mới sinh từ 2-4 tuần tuổi. Mụn thường xuất hiện với những nốt nhỏ li ti ở các vị trí trên mặt như trán, cằm hay má của bé. Trong một vài trường hợp, mụn cũng có thể mọc tại cổ, lưng hoặc ngực.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xảy ra phổ biến trong tháng đầu tiên khi bé mới sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xảy ra phổ biến trong tháng đầu tiên khi bé mới sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh bị mọc mụn trứng cá hiện nay thường rất dễ bắt gặp. Theo đó, nhiều báo cáo thống kê rằng có tới 20% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng trên. Tuy nhiên, loại mụn này có thể tự khỏi sau một vài tuần mà không cần can thiệp các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị mụn 3 tháng không hết, bạn nên đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu.

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của mụn trứng cá sơ sinh:

  • Các nốt mụn sơ sinh thường có màu trắng hoặc đỏ, sưng tấy.
  • Mụn có thể mọc ở mọi vị trí trên cơ thể như mặt, lưng hoặc cổ của các bé.
  • Khi các bé nóng hoặc quấy khóc, những nốt mụn trên da sẽ dễ trở nên đỏ hơn. Hoặc khi trẻ bị kích thích bởi nước bọt, sữa mẹ hoặc các chất tẩy rửa trong chăn, khăn mặt…

Nguyên nhân nào hình thành mụn trứng cá ở trẻ em

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp gây mụn trứng cá sơ sinh. Tuy nhiên, hiện tượng mọc mụn ở trẻ có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Mẹ bầu sử dụng thuốc khi mang thai hoặc cho con bú: Các loại thuốc mà mẹ sử dụng trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú đều có thể ảnh hưởng đến bé. Chúng gây ra tình trạng rối loạn tuyến mồ hôi ở trẻ làm các nang lông tắc nghẽn gây mụn.
  • Sự thay đổi hormone của mẹ: Chị em phụ nữ thường bị rối loạn nội tiết tố sau khi sinh con. Trẻ sơ sinh sẽ nhận được các hormone của mẹ thông qua quá trình bú sữa. Từ đó kích thích các tuyến bã nhờn phát triển mạnh sinh ra mụn trứng cá.
Sự rối loạn hormone trong cơ thể mẹ cũng khiến trẻ có nguy cơ bị mọc mụn
Sự rối loạn hormone trong cơ thể mẹ cũng khiến trẻ có nguy cơ bị mọc mụn
  • Nổi mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh do vệ sinh chưa sạch sẽ: Trẻ sơ sinh cần được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày. Bởi làm vậy sẽ giữ cho da bé khỏe mạnh, lỗ chân lông thông thoáng. Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn so với người nên rất dễ đổ mồ hôi. Điều này sẽ tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn phát triển, tích tụ dưới da tạo nên mụn.
  • Hệ bài tiết của bé chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh thường có hệ thống bài tiết qua da kém. Nguyên nhân do các lỗ chân lông của trẻ chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành. Vì thế, các tế bào da chết, bụi bẩn, dầu thừa dễ ứ đọng lại trong nang lông làm bít tắc và nổi mụn.
  • Trẻ bị dị ứng với quần áo, mỹ phẩm: Quần áo chất liệu cứng hay các loại mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm… đều có thể gây nổi mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Do trẻ bị dị ứng với một thành phần bất kỳ nào đó trong quần áo hay mỹ phẩm. Vì vậy, các mẹ nên lựa chọn mỹ phẩm sử dụng cho trẻ nhỏ thật kỹ càng. Các chị em nên mua những loại dịu nhẹ, lành tính cho da bé.

Phân biệt mụn trứng cá sơ sinh với các loại mụn khác

Một số trường hợp mụn mọc trên da trẻ sơ sinh nhưng không phải là mụn trứng cá. Những loại mụn này có thể là triệu chứng của các bệnh lý cứt trâu hay viêm thể tạng. Các loại mụn thường dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Viêm da thể tạng

Viêm da thể tạng thường xảy ra phổ biến ở các trẻ sơ sinh trong khoảng 3-6 tháng tuổi. Chúng biểu hiện bằng các nốt mụn đỏ nhỏ li ti, gây ngứa ngáy, khô da. Thậm chí mụn viêm da thể tạng còn có thể bị rỉ nước, kết thành vảy trên da bé.

Xem thêm:

Viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh thường có các triệu chứng giống như mụn trứng cá
Viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh thường có các triệu chứng giống như mụn trứng cá

Tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng bệnh có thể làm tổn thương bề mặt da trẻ. Đồng thời khiến các bé cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, dễ ảnh hưởng đến ngoại hình sau này.

Mề đay

Nhiều người thường bị nhầm lẫn mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh với mụn mề đay. Bởi mề đay cũng xuất hiện với các nốt mụn nhỏ như muỗi đốt trên da bé. Loại mụn này sẽ làm cho trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Đa phần trẻ nhỏ bị nổi mề đay từ rất sớm nên các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý.

Rôm sảy

Rôm sảy hay xuất hiện khi cơ thể trẻ sơ sinh bị nóng do thời tiết hoặc mặc quần áo quá ấm. Điều này sẽ khiến các bé tiết ra nhiều mô hôi. Tuy nhiên, do các tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi bị ứ đọng lại trong các nang lông gây mụn.

Các nốt rôm thường có hình dáng gần giống như mụn trứng cá, màu đỏ, mọc nhiều trên da. Chúng khiến các bé cảm thấy ngứa rát, khó chịu, quấy khóc liên tục. Do đó, việc giữ cơ thể mát và thoáng sẽ cải thiện tình trạng rôm sảy cho trẻ.

Cách trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường là dạng lành tính, có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh thấy trẻ bị mụn lâu ngày không khỏi thì nên đến gặp các bác sĩ để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Các phương pháp Tây y điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Cách đầu tiên mà nhiều người thường dùng để chữa mụn sơ sinh là sử dụng thuốc Tây y. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng giúp bé giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu khi mọc mụn. Lúc này, các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc trị mụn như:

  • Thuốc bôi benzoyl peroxide 2,5%: Loại thuốc này giúp người bệnh kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn. Đồng thời làm bong tróc lớp sừng trên da cải thiện tình trạng mụn trứng cá ở trẻ em.
  • Các loại thuốc kháng sinh: Bao gồm thuốc kháng sinh như erythromycin, isotretinoin… Các loại thuốc này thường được chỉ định cho những trẻ mắc mụn trứng cá sơ sinh mức độ nặng. Đồng thời hạn chế nguy cơ bị sẹo vĩnh viễn ở trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu gặp phải những vấn đề sau:

  • Bạn không chắc đó là mụn trứng cá sơ sinh hay do bệnh lý về da khác của bé. Việc đến gặp bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác loại mụn trẻ đang gặp phải và có cách điều trị phù hợp.
  • Các trường hợp trẻ sơ bị mụn đầu đen, mụn mủ hay mụn viêm kéo dài trên 3 tháng.
  • Cách để lựa chọn loại xà phòng hay kem dưỡng da phù hợp trị mụn trứng cá cho bé.

Trị mụn trứng cá ở trẻ em bằng các mẹo dân gian

Cha mẹ cũng có thể trị mụn trứng cá ở trẻ bằng các mẹo dân gian từ những nguyên liệu tự nhiên. Phương pháp này đảm bảo an toàn cho da bé, hạn chế tác động của các hóa chất lên da.

Một số mẹo dân gian trị mụn cho bé mà các mẹ có thể áp dụng bao gồm:

Dùng lá riềng chữa mụn trứng cá sơ sinh

  • Chuẩn bị: 200g lá riềng
  • Cách thực hiện: Tiến hành cạo lông ở 2 mặt lá sau đó đem rửa sạch bằng nước, rồi bỏ vào nồi. Đun lá cùng với 1 lít nước đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội bớt rồi đổ ra chậu tắm cho bé. Mỗi tuần áp dụng từ 2-3 lần sẽ thấy tình trạng mụn trứng cá ở trẻ thuyên giảm.

Trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá nên tắm lá chè xanh

  • Chuẩn bị: 200g lá chè xanh
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá chè xanh, ngâm với muối trong khoảng 10 phút rồi để ráo. Đem vò nát bỏ vào nồi cùng với 2 lít nước, đến khi sôi thì để tắt bếp. Để nước lá chè xanh nguội bớt rồi tắm cho trẻ. Bạn sử dụng loại nước này tắm cho bé 3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có khả năng lan rộng nhanh nếu không biết điều trị và phòng ngừa đúng cách. Do đó, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá sau:

  • Vệ sinh, tắm rửa cho bé đều đặn hằng ngày. Dùng sản phẩm sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, có thành phần dịu nhẹ lành tính.
Vệ sinh, tắm rửa cho bé đều đặn mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ mọc mụn
Vệ sinh, tắm rửa cho bé đều đặn mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ mọc mụn
  • Khi tắm cho bé, cha mẹ không nên lau chùi quá mạnh làm kích ứng da. Từ đó khiến tình trạng mụn trứng cá ở trẻ diễn tiến nặng và dễ lây lan hơn.
  • Giữ cho da bé luôn trong trạng thái khô ráo và thoáng mát. Nếu thấy bé ra nhiều mồ hôi thì bạn có thể dùng khăn bông để lau đi.
  • Lựa chọn các trang phục có chất liệu mềm dễ thấm hút mồ hôi cho trẻ. Điều này sẽ không chỉ giúp bé thấy dễ chịu hơn mà còn ngăn ngừa bí da gây nổi mụn.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với các môi trường khói bụi, ô nhiễm hoặc những người đang bị viêm da.
  • Các bậc phụ huynh không nên tự ý sử dụng các loại trị mụn cho bé mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh thoa các loại kem dưỡng ẩm có chứa dầu lên vùng da mụn của trẻ. Bởi dầu là nguyên nhân chủ yếu gây bít tắc lỗ chân lông khiến mụn viêm nặng hơn. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi dùng kem bôi.
  • Các mẹ nên kiên nhẫn khi thấy trẻ bị mọc mụn trứng cá. Nếu sau thời gian mụn không tự khỏi thì cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ da liễu để chẩn đoán và điều trị.

Có thể thấy, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp phổ biến hiện nay. Mụn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chúng có thể gây mất thẩm mỹ tạo thành sẹo vĩnh viễn nếu không điều trị đúng cách. Do đó, cha mẹ cần nên lưu ý chăm sóc và vệ sinh da cho trẻ thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng trên.

Bài viết cùng chủ đề:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (5 bình chọn)

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì là liệu trình trị mụn kế thừa từ bài thuốc dưỡng nhan của Đức Từ Cung Thái hậu. Liệu trình nổi bật với cơ chế tác động toàn diện, ngừa mụn hiệu quả và kích thích quá trình tái tạo da nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *