Bệnh Hắc Lào Ở Háng: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Chữa Tận Gốc

Hắc lào ở háng là tình trạng da liễu luôn gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí còn đe dọa nguy cơ vô sinh nếu không được chữa trị tận gốc. Bệnh lý này chủ yếu do nấm gây ra, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ. Do vậy, việc tìm hiểu rõ về bệnh cũng như biện pháp phòng tránh là điều cần thiết.

Hắc lào háng là bệnh gì?

Hắc lào (lác, lác đồng tiền) là bệnh da liễu rất phổ biến với những triệu chứng đặc trưng là các nốt sậm màu, tròn như đồng xu xuất hiện trên da, thường xuyên gây ngứa ngáy khó chịu. Đây là tình trạng da liễu có khả năng lây nhiễm cao, có thể làm tổn thương mọi vùng da trên cơ thể như tay, đầu, bàn chân, bẹn, háng.

Trong đó, hắc lào ở háng là thường xuyên xảy ra nhất. Bởi lẽ đây là vùng da có độ ẩm thấp, tích tụ nhiều mồ hôi… điều này tạo thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.

Hắc lào khiến vùng háng ngứa ngáy, khó chịu
Hắc lào khiến vùng háng ngứa ngáy, khó chịu

Theo các chuyên gia da liễu, hắc lào vùng háng cũng xuất phát từ sự xâm nhập của nấm Dermatophytes. Khi khu vực này bị xâm nhập sẽ khiến người bệnh có cảm giác châm chích khó chịu, vùng kín xuất hiện mùi hôi… những dấu hiệu này gây cản trở không nhỏ tới sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Nguyên nhân bị hắc lào ở háng

Phần lớn các báo cáo y tế đều chỉ ra rằng, nguyên nhân gây hắc lào ở láng luôn liên quan đến sự phát triển quá mức của các loại nấm da. Vốn dĩ chúng đã đang sinh sống tại lớn sừng ngoài của da, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ lập tức bộc phát.

Theo đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ bị hắc lào vùng da háng gồm:

  • Vệ sinh kém: Chưa có ý thức trong vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng háng khiến mồ hôi tích tụ, tạo môi trường ẩm ướt để vi khuẩn, virus sinh sôi. Bên cạnh đó, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mặc quần bó sát, quá chật: Thói quen mặc đồ bó sát có thể khiến vùng da háng vốn mỏng và nhạy cảm bị bí bách, kích ứng, không thể thoát mồ hôi. Điều này tạo điều kiện cho nấm sinh sôi mạnh mẽ.
  • Mặc chung quần với người bị hắc lào: Lác đồng tiền có nguy cơ lây nhiễm cực kỳ cao. Do vậy, việc mặc chung quần áo với người nhiễm bệnh cũng có thể tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây bệnh ở vùng da háng.
  • Hoạt động quá mức của tuyến mồ hôi: Những bệnh nhân hay đổ mồ hôi, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Tiếp xúc với vết thương của người bệnh: Việc lây nhiễm và phát sinh bệnh hắc lào ở háng có thể xảy ra khi quan hệ tình dục với người bị hắc lào.
  • Sản phẩm vệ sinh kém chất lượng: Sử dụng các loại sữa tắm, dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín không đảm bảo chất lượng cũng có thể là nguyên nhân bị hắc lào ở háng.
  • Một số yếu tố khác: Những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm (mắc bệnh tiểu đường, HIV), người béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ cao bị hắc lào ở háng.
Vệ sinh cơ thể kém cũng có thể là nguyên nhân bị hắc lào ở háng
Vệ sinh cơ thể kém cũng có thể là nguyên nhân bị hắc lào ở háng

Các dấu hiệu điển hình của bệnh

Sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh đóng vai trò quan trọng trong công tác chữa bệnh. Đây đồng thời cũng là cơ sở quan trọng giúp bác sĩ đưa ra biện pháp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của hắc lào, bảo vệ sức khỏe, tâm lý cho bệnh nhân.

Khi bị hắc lào ở háng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Trong thời gian đầu, vùng da háng của bệnh nhân bị xuất hiện các nốt hình tròn, to bằng đồng xu có ranh giới rõ ràng. Nếu để lâu, nhưng vùng da này có thể liên kết lại với nhau và tạo thành một mảng lớn.
  • Khu vực da bẹn, háng có màu nâu đỏ, đôi khi xuất hiện các vảy cứng và sắc, lâu ngày bong tróc.
  • Nếu tình trạng bội nhiễm xảy ra có thể làm xuất hiện mụn nước, chảy mủ.
  • Liên tục có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng háng, nhất là khu vực đùi trong và quanh háng. Những vùng da lân cận cũng có dấu hiệu sưng đỏ, nóng rát rất khó chịu.

Đặc biệt, những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày thời tiết nóng ẩm, khiến bệnh nhân ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên, trong trường hợp này bệnh nhân không được cào gãi, vì hành động này sẽ gây xước da và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bội nhiễm.

Bị háng bị hắc lào có nguy hiểm không?

Thực tế, hắc lào ở háng luôn gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu. Những cơn ngứa ngáy kéo dài cùng với nhiều thương tổn trên da sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, cản trở tâm lý, gây mặc cảm, giảm ham muốn tình dục…

Vùng da háng bị hắc lào có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng
Vùng da háng bị hắc lào có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng

Các chuyên gia da liễu cho rằng, khi không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng hắc lào quanh háng có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục: Háng nằm gần vùng kín – khu vực ẩm ướt và luôn tồn tại nhiều vi khuẩn. Từ đây, nấm gây bệnh hắc lào Dermatophytes dễ dàng xâm nhập đến cơ quan sinh dục và gây viêm nhiễm, bội nhiễm, hình thành nên nhiều bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu nam, viêm bao quy đầu, viêm âm đạo….
  • Giảm chức năng tình dục: Hắc lào quanh háng gây ngứa ngáy khó chịu, khiến vùng da chảy dịch, các nốt đỏ kém thẩm mỹ,… điều này làm cho cả nam và nữ giới e ngại chuyện “chăn gối”, lâu dần khiến cả hai giảm ham muốn.
  • Khó khăn trong mặc đồ và đi lại: Khi quần cọ xát với vùng da bệnh sẽ gây cảm giác khó chịu, nhất là đối với những người làm công việc yêu cầu mặc quần áo gọn gàng, ôm sát. Điều này tạo ra nhiều bất tiện nhất định đối với công việc, cuộc sống của bệnh nhân.
  • Một số nguy cơ khác: Giảm chất lượng cuộc sống, suy giảm khả năng tập trung vì cảm giác ngứa ngáy.

Nếu không được điều trị sớm, hắc lào luôn có xu hướng gây tổn thương trầm trọng hơn. Do vậy, nếu phát hiện vùng da háng có những dấu hiệu của bệnh, mỗi người nên chủ động thăm khám để được hướng dẫn cụ thể.

Biện pháp điều trị hiệu quả

Các bác sĩ da liễu nhận định, hắc lào ở háng không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại có thể gây cản trở hoạt động sống của người bệnh. Đặc biệt, nếu không kịp thời có biện pháp can thiệp bệnh còn có thể gây bội nhiễm, dễ tái phát nhiều lần.

Để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy ở háng, bẹn do lác đồng tiền và ngăn chặn nguy cơ tái phát, bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp điều trị sau đây:

Trị lác vùng háng tại nhà

Vùng da háng tương đối nhạy cảm, do vậy không ít người vì e ngại mà không đi thăm khám. Nếu cũng cùng chung tâm lý đó, bạn có thể tham khảo các bài thuốc điều trị tại nhà, chúng vừa đảm bảo kín đáo lại tiết kiệm, dễ thực hiện.

Các biện pháp tại nhà mang tính kín đáo, tiết kiệm chi phí
Các biện pháp tại nhà mang tính kín đáo, tiết kiệm chi phí

Cho đến nay, trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều bài thuốc trị hắc lào với các nguyên liệu sẵn có như:

Sử dụng quả chuối xanh

  • Tác dụng: Chứa hoạt chất catecholamin, serotonin, nore-pinephrin, dopamin chúng có tác dụng chống viêm, tăng đề kháng cho da, qua đó giúp vết thương của bệnh mau lành.
  • Cách thực hiện: Vệ sinh vùng da bị bệnh, sau đó lấy từng lát chuối xanh đã thái mỏng đắp lên. Chờ khoảng 20 phút cho nhựa chuối ngấm vào da rồi đi rửa sạch. Nên đắp chuối xanh 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng hắc lào.

Sử dụng củ nghệ tươi

  • Tác dụng: Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin – tương tự như một chất kháng sinh cực mạnh, tác dụng chính là chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời, hàm lượng tinh dầu có trong củ nghệ còn giúp chống ngứa ngáy hiệu quả.
  • Cách thực hiện: Đem rửa sạch nghệ rồi giã nhuyễn cùng vài hạt muối, sau đó vắt lấy nước cốt. Lượng nước cốt nghệ thu được đem thoa lên vùng da háng bị hắc lào. Sau khoảng 20 phút khi hỗn hợp nghệ và muối khô thì rửa lại da bằng nước ấm, dùng khăn bông mềm thấm khô.

Sử dụng củ tỏi ta

  • Tác dụng: Tỏi có chứa hoạt chất kháng sinh allicin cũng phytonutrients nên có tác dụng ức chế hoạt động của nấm, ngăn chặn cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị 2-3 tép tỏi đã bóc vỏ rồi ép lấy nước cốt. Phần nước thu được thoa lên vùng da bị hắc lào, chờ khoảng 20 phút là có thể rửa lại với nước. Nên lặp lại việc thoa nước cốt tỏi 3 lần/ngày để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Lưu ý: Những biện pháp điều trị tại nhà chỉ có tác dụng đối với triệu chứng hắc lào nhẹ, tổn thương bệnh chưa gây bội nhiễm. Để bảo vệ làn da, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng kết hợp với các loại thuốc.

Các loại thuốc Tây đặc trị hắc lào ở háng

Bên cạnh các mẹo dân gian, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân tham khảo, sử dụng thuốc Tây vì hiệu quả nhanh, có thể trị bệnh tận gốc. Ngoài ra, các loại thuốc Tây trong trị bệnh hắc lào còn được bào chế dưới dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống nên rất dễ dàng cho việc sử dụng, phù hợp với những người không có nhiều thời gian.

Các loại thuốc Tây bôi ngoài có tác dụng loại bỏ triệu chứng bệnh
Các loại thuốc Tây bôi ngoài có tác dụng loại bỏ triệu chứng bệnh

Một số loại thuốc trị bệnh hắc lào, đặc biệt là tổn thương vùng háng thường được chỉ định gồm:

  • Clotrimazole: Là thuốc trị bệnh ở dạng kem bôi, liều dùng khuyến cáo là 2 lần/ngày sau khi đã vệ sinh sạch vùng da bị bệnh. Thời gian sử dụng Clotrimazole tối đa không quá 4 tuần.
  • Lamisil: Đây cũng là thuốc trị hắc lào vùng háng dạng kem bôi với hoạt chất chính là terbinafine. Thuốc được chỉ định bôi 2 lần/ngày đối với người lớn, 1 lần/ngày đối với trẻ em. Khi sử dụng tránh để thuốc dính vào vùng kín.
  • Monistat- Derm: Là thuốc kháng nấm mạnh, có tác dụng loại bỏ triệu chứng bệnh và chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ.

Đa số các loại thuốc Tây kể trên chỉ hoạt động dựa trên việc loại bỏ triệu chứng bệnh. Nếu không có phác đồ cụ thể hắc lào ở háng rất dễ tái phát. Chính vì vậy bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.

Điều trị hắc lào vùng háng bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là lành tính, không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Ngược lại, khi sử dụng đúng liệu trình còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, loại bỏ căn nguyên bệnh, không lo nguy cơ tái phát.

Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả trị bệnh tích cực
Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả trị bệnh tích cực

Những dược liệu Đông y được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh hắc lào ở háng là cam thảo, sinh hoàng ký, liên kiều, hoàng cầm, kinh giới, kim ngân hoa,… Khi các dược liệu này đi vào cơ thể sẽ giúp trị bệnh từ sâu bên trong, cải thiện sức khỏe và tâm lý cho người bệnh.

Song do các bài thuốc Đông y chủ yếu sử dụng dược liệu tự nhiên nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng theo liệu trình. Việc tự ý bỏ dở giữa chừng hoặc tự ý thêm bớt liều dùng không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn đe dọa nhiều vấn đề sức khỏe.

Bệnh nhân hắc lào háng nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với các bệnh nhân bị hắc lào vùng háng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trị bệnh cũng như cải thiện sức khỏe, bệnh nhân nên tăng cường và hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm nên ăn:

  • Những loại đồ ăn giàu vitamin A: Khoai lang, cà rốt, rau bina…. là những thực phẩm giàu vitamin A, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
  • Trái cây, rau củ giàu vitamin: Những thực phẩm này có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp ngăn chặn tác động của tia UV, cải thiện vùng da tổn thương..,. Bệnh nhân bị hắc lào có thể tận dụng nguồn vitamin C có sẵn trong nhiều loại trái cây như cam, xoài, dứa,…
  • Các thực phẩm chứa vitamin E: Loại vitamin này có tác dụng giảm bong tróc da, ngăn chặn kích ứng. Vitamin E thường có nhiều trong cá hồi, bơ, dầu ô liu, các loại hạt/đậu,…

Thực phẩm nên hạn chế:

  • Hải sản: Là thực phẩm có mùi tanh, dễ khiến bệnh phát triển lan rộng.
  • Thịt gà: Loại thịt này có tính lạnh, khi sử dụng có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Bia rượu: Những thức uống này nhiều men, dễ tạo điều kiện cho nấm trên da sinh sôi.
  • Thịt bò: Có thể khiến bệnh để lại sẹo thâm, sẹo lồi sau khi khỏi bệnh.
  • Trứng và sữa: Hai thực phẩm này có chứa nhiều đạm, khiến da bị chàm hóa và gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Làm sao để phòng tránh hắc lào ở háng?

Hắc lào háng là bệnh da liễu dễ gặp và có thể gây tổn thương cho bệnh nhân ở nhiều mức độ khác nhau. Để không bị tình trạng này “làm phiền”, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn mặc quần áo khô ráo, đảm bảo cho vùng kín, hai bên đùi trong được thông thoáng. Sau khi tắm nên dùng khăn bông khô lau sạch nước rồi mới mặc quần.
  • Tuyệt đối không mặc chung quần áo với người bị hắc lào.
  • Thường xuyên giặt chăn màn, giường chiếu, đem các vật dụng cá nhân ra phơi nắng.
  • Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, tham gia thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Mỗi người cần sinh hoạt khoa học, thể dục thể thao thường xuyên để phòng bệnh
Mỗi người cần sinh hoạt khoa học, thể dục thể thao thường xuyên để phòng bệnh

Khám, chữa hắc lào háng ở đâu uy tín nhất?

Để thăm khám và điều trị bệnh hắc lào ở háng, bệnh nhân có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: Đây là bệnh viện tuyến đầu trong thăm khám và điều trị các bệnh da liễu, trong đó có hắc lào. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại, thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị mới nhất,… Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện là địa chỉ tin cậy nhiều bệnh nhân lui tới. Thông tin bệnh viện: Số 5A Phương Mai, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại tư vấn 1900 6951.
  • Bệnh viện 108: Bệnh viện sở hữu chuyên khoa da liễu hiện đại, đang mở rộng điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có hắc lào, vảy nến, á sừng… Bệnh nhân có nhu cầu thăm khám có thể tìm đến viện theo địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, thuộc phường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc liên hệ 096 775 16 16.
  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Chuyên khoa da liễu của viện là một trong những đơn vị đầu ngành tại Hà Nội có nhiệm vụ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Người bệnh hắc lào có thể liên hệ viện theo hotline 090 347 96 19 hoặc địa chỉ số 79B Nguyễn Khuyến, thuộc phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.

Hắc lào ở háng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Thế nhưng nhiều người lại có tâm lý ngại ngùng, không đi khám và điều trị khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Do vậy, bệnh nhân nên chủ động tìm gặp bác sĩ, đừng nên vì chủ quan, e ngại mà khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *