Hệ miễn dịch là gì? Tầm quan trọng và cách tăng cường hiệu quả

Hệ miễn dịch là hàng rào quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các mầm bệnh nguy hiểm. Vậy hệ miễn dịch hoạt động thế nào, các tác nhân ảnh hưởng và cách tăng cường hiệu quả ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau để biết cách bảo vệ sức khỏe tối ưu.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch tên tiếng Anh là Immune System là hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố tấn công bên ngoài như vi trùng, vi khuẩn, độc tố,… Theo các chuyên gia, hệ thống miễn dịch có thể tự kích hoạt bởi những yếu tố mà cơ thể không nhận ra, người ta gọi đó là kháng thể.

Hệ miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên và quan trọng của cơ thể
Hệ miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên và quan trọng của cơ thể

Thường hệ thống miễn dịch sẽ được tạo thành bởi các cơ quan, mạng lưới tế bào và nhiều loại protein khác nhau. Các tế bào của hệ miễn dịch sẽ nằm ở khắp nơi trên cơ thể, bao gồm: Amidan, tủy xương, hạch bạch huyết, lách, tuyến ức,…

Hệ miễn dịch sẽ gồm 3 loại là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng và miễn dịch thụ động. Cụ thể:

  • Miễn dịch bẩm sinh: Là cơ chế miễn dịch tự nhiên được di truyền giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận diện và tấn công các vi sinh vật có hại. Hệ thống miễn dịch này được ví như tuyến phòng thủ hàng đầu giúp chống lại các mầm bệnh có hại và giết nó ngay trong tế bào.
  • Miễn dịch thích ứng: Là miễn dịch sản sinh ra các kháng thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Ở hệ miễn dịch này, chỉ khi con người tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc xin cơ thể mới có 1 lượng kháng thể để chống lại các mầm bệnh. Đây được gọi là quá trình tạo bố nhớ miễn dịch vì hệ thống tế bào có khả năng ghi nhớ những kẻ thù trước đó.
  • Miễn dịch thụ động: Là loại miễn dịch được “mượn” từ một nguồn khác và nó không tồn tại được trong thời gian dài. Ví dụ như các em bé thường nhận kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh.

Các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có mạnh hay không một phần phụ thuộc vào các tế bào phía trong. Trong đó tế bào bạch cầu được coi là tế bào quan trọng của hệ miễn dịch. Chúng thường lưu thông trong các mạch máu, mạch bạch huyết song song với tĩnh mạch và động mạch. Các tế bào bạch cầu sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra và tìm kiếm các mầm bệnh liên tục. Khi thấy mục tiêu, chúng sẽ gửi tín hiệu đến các tế bào khác trong cơ thể. Thường các bạch cầu sẽ được lưu trữ các các cơ quan bạch huyết như: Tuyến ức, lách, tủy xương, hạch bạch huyết,… Các loại bạch cầu chính trong cơ thể gồm:

Đại thực bào:

Những tế bào này thường bao quanh mầm bệnh sau đó thực hiện chức năng phá vỡ, tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Các loại đại thực bào quan trọng gồm:

  • Bạch cầu trung tính: Là loại đại thực bào phổ biến nhất và có xu hướng tấn công vi khuẩn mạnh.
  • Bạch cầu đơn nhân: Là loại thực bào lớn nhất và có 1 số vai trò quan trọng trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn.
  • Đại thực bào: Là loại có nhiệm vụ truy tìm mầm bệnh và loại bỏ các tế bào chết ra khỏi cơ thể.
  • Tế bào Mastocyte: Có khả năng chữa lành vết thương và chống lại mầm bệnh hiệu quả.
Đại thực bào là một bộ phận quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Đại thực bào là một bộ phận quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Tế bào Lympho:

Tế bào Lympho là loại tế bào có khả năng giúp cơ thể nhận diện và ghi nhớ những mầm bệnh trước đó để khi gặp lại sẽ tấn công hiệu quả. Theo các chuyên gia, tế bào lympho thường sinh ra từ tủy. Một số sẽ ở lại đây và phát triển thành tế bào lympho B. Số khác sẽ di chuyển đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T.

  • Tế bào Lympho B: Có khả năng tạo ra kháng thể đồng thời gửi lời cảnh báo đến các tế bào lympho T.
  • Tế bào Lympho T: Có chức năng chính là phá hủy các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, đồng thời cảnh báo các bạch cầu khác.

Vai trò và cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch là lực lượng an ninh trong cơ thể, nó có nhiệm vụ theo dõi những bất thường để xử lý kịp thời. Theo đó bất kỳ sinh vật có hại nào xuất hiện trong cơ thể đều được nhận diện là kẻ thù và hệ miễn dịch sẽ đưa ra ‘’báo động’’ để lựa chọn kháng thể phù hợp, tấn công lại kẻ lạ mặt đó. Có thể thấy hệ miễn dịch của cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó không những giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật

Được ví như hàng rào của cơ thể, hệ miễn dịch ở người có chức năng nhận diện và ghi nhớ kẻ thù trước đó. Cụ thể khi bị tấn công, chúng sẽ phản ứng như sau:

  • Bước 1: Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ chủ thể bằng cách tạo ra hàng rào ngăn chặn quá trình xâm nhập của những mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ.
  • Bước 2: Nếu các yếu tố gây bệnh có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh tế bào bạch cầu cũng như hóa chất và protein để tấn công, phá hủy từng yếu tố lạ. Quá trình này sẽ diễn ra và kết thúc trước khi các yếu tố gây bệnh phân chia.
  • Bước 3: Trong trường hợp thất bại do kẻ thù quá mạnh và lạ, hệ thống miễn dịch bẩm sinh trong cơ thể sẽ tăng cường hoạt động để kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật. Lúc này hệ thống miễn dịch thích nghi sẽ dần học hỏi và ghi nhớ thông tin về mầm bệnh cũng như cách chống lại nó. Sau này, nếu tiếp tục bị tấn công lần nữa, nó sẽ tự nhận diện và biết cách chiến đấu nhanh hơn.

Tạo miễn dịch với bệnh cũ

Theo thời gian hệ miễn dịch và sức đề kháng của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Được đó được minh chứng bởi vai trò tạo kháng thể chống lại bệnh cũ. Ví dụ nếu trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ miễn dịch sẽ tự tạo ra một ngân hàng kháng thể để chống lại chúng trong tương lai.

Ngoài ra việc đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào cơ thể và quan sát hệ thống miễn dịch chiến đấu để tạo ra kháng thể ngăn bệnh cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, miễn dịch của con người sẽ trở nên kém hiệu quả khi về già. Sự suy giảm miễn dịch này có thể khiến chúng ta các bệnh lý nguy hiểm, trong đó phổ biến là viêm khớp và ung thư.

Nếu hệ miễn dịch suy yếu cơ thể bạn sẽ mất khả năng ngăn bệnh tái phát
Nếu hệ miễn dịch suy yếu cơ thể bạn sẽ mất khả năng ngăn bệnh tái phát

Các dạng rối loạn miễn dịch thường gặp

Bởi vì hệ thống miễn dịch khá phức tạp nên đôi khi cũng có nhiều trường hợp bị rối loạn. Cụ thể có dạng rối loạn hệ miễn dịch như sau:

  • Suy giảm miễn dịch: Là hiện tượng phát sinh khi một hoặc nhiều phần của hệ miễn dịch không hoạt động. Suy giảm miễn dịch có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, béo phì, nghiện rượu. Ngoài ra ở các nước kém phát triển, suy dinh dưỡng được coi là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Bên cạnh đó các nhà khoa học còn chỉ ra những trường hợp bị suy giảm miễn dịch do di truyền đặc biệt là những người mắc bệnh u hạt mãn tính khiến thực bào hoạt động không đúng.
  • Tự miễn dịch: Trong điều kiện tự miễn, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể xác định nhầm mục tiêu. Thay vì phải tiêu diệt mầm bệnh lạ thì hệ thống miễn dịch lại nhắm vào các tế bào khỏe mạnh khiến cơ thể suy yếu. Một số bệnh tự miễn bao gồm: Bệnh Celiac, tiểu đường loại 1, viêm khớp dạng thấp,…
  • Quá mẫn: Ở hình thức rối loạn này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng thái quá và làm hỏng các mô khỏe mạnh. Ví dụ như khi sốc phản vệ cơ thể sẽ phản ứng với chất gây dị ứng mạnh đến mức có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch tự nhiên suy yếu

Hầu hết chúng ta sinh ra đều có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trừ một số người bị bẩm sinh do khiếm khuyết trong ADN của cha và mẹ. Sự khiếm khuyết này gây thiếu hụt một số chất miễn dịch, khiến cơ thể nhạy cảm trước những tác nhân gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm.

  • Tuổi tác

Khi tuổi càng cao, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể càng giảm. Điều này vô tình khiến các căn bệnh nhiễm trùng và ung thư phát triển mạnh hơn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, so với những người trẻ người già có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn, thậm chí là có nhiều khả năng tử vong hơn khi đã mắc bệnh. Lý giải điều này các chuyên gia cho biết, nguy cơ gia tăng bệnh tật ở những người già là do sự sụt giảm các tế bào T. Đây là một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch có chức năng chống lại sự nhiễm trùng. Việc suy giảm tế bào T sẽ đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể không đủ sức để chống lại các yếu tố ngoại lai tấn công.

Khi tuổi cao, sức khỏe của chúng ta sẽ yếu hơn rất nhiều
Khi tuổi cao, sức khỏe của chúng ta sẽ yếu hơn rất nhiều
  • Chế độ ăn uống

Giống như mọi tế bào trong cơ thể, hệ miễn dịch cũng cần được nuôi dưỡng thường xuyên nhờ chế độ ăn uống hợp lý. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người suy dinh dưỡng thường bị mắc các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn.

Không những thế, việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, đồng, axit folic cùng các loại vitamin thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch bị yếu đi. Lâu ngày dẫn tới việc mất khả năng chống lại bệnh tật. Một chế độ ăn uống kèm lành mạnh, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, rượu bia và thuốc lá cũng sẽ khiến nội tạng bị tổn thương, cơ thể mất khả năng chống chọi lại với độc tố. Tất cả điều này đều khiến sức khỏe và hệ miễn dịch của chúng ta bị ảnh hưởng.

  • Căng thẳng

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ thống thần kinh và các tế bào trong cơ thể. Một loạt các bệnh như đau dạ dày, nổi mề đay thậm chí là tim mạch, huyết áp đều có liên hệ mật thiết với việc căng thẳng, stress kéo dài. Cụ thể khi chúng ta căng thẳng, các tế bào kháng virus trong cơ thể sẽ bị suy giảm, kéo theo đó là lượng hormone Cortisol tăng cao. Các hormone này sẽ khiến khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị ức chế, thời gian phục hồi tổn thương sẽ lâu hơn.

  • Lười tập thể dục

Tương tự như chế độ ăn uống, việc tập thể dục thể thao thường xuyên cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn diện bao gồm một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tập thể dục không những giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn cho phép tế bào và các chất trong hệ miễn dịch tự do di chuyển trong cơ thể và thực hiện chức năng một cách hiệu quả. Ngược lại việc lười vận động sẽ khiến cơ thể dễ béo phì và mắc các bệnh vặt hơn.

  • Sử dụng thuốc điều trị

Một số thuốc điều trị như kháng sinh, corticoid, hóa trị ung thư,…là những loại thuốc có tác động rất lớn với hệ miễn dịch. Các loại thuốc này không những khiến khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch bị ức chế mà còn cản trở quá trình nhận biết và tiêu diệt kháng nguyên lạ. Từ đó làm giảm khả năng chống lại trình viêm nhiễm.

  • Ngủ không đủ giấc

Ngủ được coi là thời điểm quan trọng để cơ thể phục hồi và sửa chữa những tổn thương trong tế bào. Đồng thời đây cũng giai đoạn để sản sinh ra các loại hoạt chất giúp điều hòa tâm sinh lý, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến lượng tế bào Lympho T và bạch cầu Lympho B trong máu có xu hướng giảm. Từ đó khiến tuyến phòng thủ của hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho quá trình xâm nhập và phân chia của những kháng nguyên lạ cũng như tế bào ung thư.

Thiếu ngủ nếu kéo dài cũng sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Thiếu ngủ nếu kéo dài cũng sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Các cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Miễn dịch suy yếu là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tế bào lạ, bạn nên tăng cường bằng những cách sau:

Tiêm vacxin

Vacxin là chế phẩm mang kháng nguyên có nguồn gốc từ sinh vật gây bệnh hoặc có cấu trúc tương tự như các kháng nguyên của nó. Việc bổ sung những kháng nguyên là phiên bản suy yếu của vi khuẩn sẽ khiến nó không có cơ hội tạo ra các triệu chứng của bệnh. Đồng thời kích thích hệ thống miễn dịch tốt thích nghi và tạo các kháng thể mới. Quá trình này sẽ giúp hệ thống miễn dịch ghi nhớ kẻ thù và biết cách bảo vệ vào những lần chạm mặt tiếp theo. Tuy nhiên việc sử dụng vacxin không phải lúc nào cũng tốt, một số loại có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như sốt, đau nhức và sưng tấy tại chỗ tiêm.

Hạn chế lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh thường được chỉ định để ức chế và tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong cơ thể. Ở nồng độ thấp, loại thuốc này dường vô hại với cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên hoặc quá lạm dụng thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, vi khuẩn có khả năng kháng thuốc rất cao.

Không những thế, thuốc kháng sinh ngoài chức năng tấn công vi khuẩn nó còn tiêu diệt cả lợi khuẩn và các tế bào kháng thể của hệ miễn dịch. Khi các tế bào này chết đi, khả năng phòng thủ của cơ thể sẽ giảm xuống kéo theo đó là sự suy yếu của hệ miễn dịch.

Vì vậy, ngoại trừ những trường hợp phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên hạn chế dùng kháng sinh. Đối với một số bệnh vặt như cảm cúm, cảm mạo,.. bạn có thể tham khảo những cách chữa trị từ dân gian để cải thiện triệu chứng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Các chất dinh dưỡng từ thực vật đặc biệt là trái cây, rau, thảo mộc, gia vị là nguồn cung cấp dồi dào và cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Một số loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, chống nhiễm tốt như sắt, kẽm, đồng, vitamin A, C, E cũng cần được bổ sung.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc thiếu hụt vitamin C có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng cho cơ thể. Tuy nhiên do chúng ta không thể tự sản xuất vitamin hòa tan này nên việc bổ sung qua các loại thực phẩm thuộc họ nhà cam, quýt là điều tất yếu. Bạn sẽ có thể nhận được 95 mg hoặc 106% vitamin C bằng cách ăn một nửa cốc ớt đỏ.

Chế độ ăn uống cần tăng cường bổ sung rau xanh giàu vitamin để hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh
Chế độ ăn uống cần tăng cường bổ sung rau xanh giàu vitamin để hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh

Bên cạnh vitamin C thì Protein cũng là loại hoạt chất quan trọng cho sức khỏe miễn dịch của con người. Lý do là bởi các axit amin trong protein có khả năng xây dựng và duy trì tế bào miễn dịch. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng đa năng này sẽ làm sụt giảm khả năng chống chọi của các tế bào kháng thể trước yếu tố tấn công.

Do đó thay vì việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung bạn chỉ cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Hãy thường xuyên bổ sung trái cây, rau củ quả vào thực đơn của mình. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho sức khỏe như cà rốt, bông cải xanh, ớt chuông, trái cây họ nhà cam,… Đây đều là nguồn cung cấp vitamin A và C dồi dào. Bên cạnh đó, các loại hạt, thịt nạc, hải sản sẽ cung cấp Protein, vitamin E và kẽm giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Kiểm soát căng thẳng

Như đã biết, căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến nồng độ hormone Cortisol tăng cao khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, mất khả năng bảo vệ cơ thể trước những mối đe dọa tiềm tàng. Vì vậy để tăng cường hệ thống miễn dịch, một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà bạn cần biết đó chính là cân bằng tinh thần. Bạn có thể tự học cách kiểm soát căng thẳng bằng việc ngồi thiền, học vẽ, matxa cơ thể hoặc đơn giản hơn là chia sẻ những điều phiền muộn trong lòng với bạn bè, người thân.

Tập thể dục thường xuyên

Theo các chuyên gia, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính cũng như nhiễm virus, vi khuẩn. Không những thế hoạt động này còn giúp tăng cường giải phóng endorphin, kiểm soát căng thẳng và cải thiện hệ miễn dịch tối ưu.

Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy, tập thể dục ảnh hưởng đến cơ thể ở cấp độ tế bào sẽ làm hệ miễn dịch của bạn trở nên cảnh giác hơn với những vi khuẩn lạ đang xâm nhập trong cơ thể. Vì vậy để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 10-20 phút cho những bài tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi,…

Sử dụng nước ion kiềm mỗi ngày

Để cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt việc uống nước thường xuyên là chưa đủ mà chúng ta còn phải có cần bổ sung nguồn nước chất lượng. Với công nghệ điện phân hàng đầu, nước ion kiềm không những đảm bảo tiêu chí sạch mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe. Loại nước này có cấu trúc siêu nhỏ giúp thẩm thấu nhanh vào tế bào, bù nước nhanh chóng, đem lại cảm giác tỉnh táo, sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Ngoài ra nước ion kiềm rất giàu Hydrogen với khả năng loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa hiệu quả. Với độ kiềm cao, nước có tác dụng trung hòa axit trong cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa. Mặt khác trong nước ion kiềm chứa rất nhiều vi khoáng tự nhiên bao gồm Mg, Fe, Na, K, Ca,… giúp bù khoáng, xây dựng các mô và tăng cường miễn dịch hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên uống từ 1-2 lít nước ion kiềm được tạo ra trực tiếp từ máy điện giải để tăng cường tác dụng.

Nước ion kiềm rất giàu vi khoáng có lợi cho sức khỏe
Nước ion kiềm rất giàu vi khoáng có lợi cho sức khỏe

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc không những giúp cơ thể tái tạo năng lượng mà còn hỗ trợ việc sản xuất tế bào miễn dịch. Cụ thể khi đạt đủ giấc, cơ thể của bạn sẽ tự sản sinh ra hoạt chất cytokinin (có tác dụng chống viêm nhiễm), tế bào T( tế bào bạch cầu có khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch) và interleukin 12(kháng viêm hiệu quả). Những hoạt chất này sẽ giúp hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn với những yếu tố lạ.Vì thế tổ chức National Sleep, Hoa Kỳ đã khuyến nghị mọi người nên ngủ ít nhất từ 7 đến 9 tiếng nhằm tối ưu hóa cho sức khỏe.

Hệ miễn dịch là hàng rào quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những vi sinh vật có hại. Để hệ miễn dịch khỏe mạnh ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý còn còn cần tăng cường bổ sung nước ion kiềm nhằm điện giải, bù khoáng kịp thời.

Nguồn bài viết: https://vuadiengiai.com/he-mien-dich-1959.html

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *