5 Cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng không phải ai cũng biết

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là một trong những mẹo dân gian hay, có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhưng không phải ai cũng biết. Để hiểu rõ hơn về các phương pháp này và giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn trong điều trị tổ đỉa, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Công dụng của lá bàng khi chữa tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu rất khó điều trị. Các mụn nước nhỏ mọc sâu dưới da còn gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu cho người bệnh. Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị tích cực, người bệnh bị tổ đỉa hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng. Lá bàng có tính mát, giúp kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, sử dụng lá bàng để điều trị các bệnh da liễu còn giúp làm lành tổn thương da và phòng ngừa nhiễm trùng da.

Có được tác dụng đó là nhờ trong lá bàng có các thành phần như: Tanin, phytosterol, flavonoid… giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, tanin có trong lá bàng giúp làm se vết thương, dịu kích ứng da và có tác dụng rất tốt trong điều trị mụn nước, mụn rộp.

Nhờ những công dụng đó nên lá bàng được sử dụng nhiều trong điều trị tổ đỉa. Hơn nữa, nguyên liệu này còn rất dễ kiếm và giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị.

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng

Cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng

Có nhiều phương pháp sử dụng lá bàng để chữa tổ đỉa. Người bệnh nếu muốn áp dụng phương pháp này cần nắm được các cách điều trị như sau:

Xông hơi bằng lá bàng

Phương pháp xông hơi bằng lá bàng khi kiên trì thực hiện có thể mang lại hiệu quả rõ rệt cho người bệnh. Khi xông hơi, lá bàng có thể giúp sát khuẩn, đẩy lùi triệu chứng của tổ đỉa, làm sạch da và hồi phục da rất tốt. Cách xông hơi như sau:

  • Chuẩn bị lá bàng bánh tẻ, rửa sạch và ngâm với nước muối được pha loãng.
  • Đun sôi nước sau đó cho lá bàng vào đun kỹ trong vòng 20 phút.
  • Đổ nước ra chậu và bệnh nhân xông hơi vùng da tay, chân bị tổ đỉa trong 15 phút.
  • Khi xông hơi cần lưu ý cẩn thận để tránh bị bỏng và sử dụng khăn để thấm khô hơi nước sau khi xông xong.

Đắp trực tiếp lá bàng

Đắp trực tiếp lá bàng có thể giúp các dưỡng chất trong nguyên liệu này thẩm thấu trực tiếp vào da, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Nhờ đó, người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh rất tốt. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: lá bàng non, muối hạt.
  • Ngâm rửa lá bàng thật sạch sau đó giã nhuyễn với một chút muối.
  • Bạn vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sau đó đắp hỗn hợp trên lên da.
  • Sau khoảng 20 phút cần rửa lại bằng nước sạch.

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng bằng cách bôi dịch ép lá

Đây là phương pháp giúp các tinh chất có trong lá bàng thẩm thấu sâu vào trong da. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: muối hạt, 5 đến 7 lá bàng non.
  • Lá bàng ngâm nước muối và rửa sạch sau đó giã nhuyễn với muối.
  • Chúng ta chắt lấy nước cốt lá bàng và dùng tăm bông để bôi lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Nên bôi dịch lá bàng 2 lần trong ngày, sau khi bôi xong có thể không cần rửa lại với nước.
Có thể bôi dịch ép lá bàng để cải thiện bệnh tổ đỉa
Có thể bôi dịch ép lá bàng để cải thiện bệnh tổ đỉa

Ngâm nước lá bàng chữa tổ đỉa

Ngâm nước lá bàng là phương pháp điều trị bệnh đơn giản nhất. Thực hiện cách điều trị này vừa giúp làm sạch da, vừa giúp sát khuẩn và giảm ngứa rất tốt. Thực hiện bằng cách:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá bàng, muối hạt.
  • Lá bàng rửa sạch, để ráo nước sau đó vò nhẹ.
  • Bạn đun lá bàng với khoảng 2 lít nước và sử dụng để ngâm tay chân bị tổ đỉa.
  • Nên ngâm rửa lá bàng 2 lần mỗi ngày để làm sạch da.

CÙNG CHỦ ĐỀ:

Lau rửa bằng nước lá bàng

Cũng giống như phương pháp ngâm rửa bằng nước lá bàng, người bệnh có thể lau vết thương bằng nước lá bàng như sau:

  • Chuẩn bị: 15 lá bàng bánh tẻ, 2 thìa muối biển.
  • Lá bàng rửa sạch, ngâm nước muối loãng và xay nhuyễn với khoảng 1 lít nước và muối.
  • Đun sôi hỗn hợp trên với lửa nhỏ sau đó để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Sử dụng gạc để thấm nước thuốc và bạn tiến hành lau rửa vết thương để sát khuẩn. Bên cạnh đó có thể dùng bã lá bàng để đắp lên vết thương giúp tăng hiệu quả điều trị.
Sử dụng nước lá bàng để lau rửa vùng da bị bệnh
Sử dụng nước lá bàng để lau rửa vùng da bị bệnh

Những lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng lá bàng

Nếu sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa không đúng cách có thể gây ra một số rủi ro không đáng có cho người bệnh. Vì thế, để đảm bảo an toàn và giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần chú ý:

  • Đây là phương pháp được áp dụng để cải thiện triệu chứng bệnh, không thể điều trị căn nguyên gây bệnh.
  • Nên áp dụng khi bệnh ở thể nhẹ và không thực hiện khi xuất hiện các tổn thương hở.
  • Chỉ áp dụng chữa tổ đỉa bằng lá bàng ngoài da, không được uống nước.
  • Trước khi sử dụng bạn cần làm sạch da để tránh nhiễm khuẩn.
  • Nếu thấy tình trạng bệnh tăng nặng, người bệnh cần ngưng sử dụng lá bàng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ.

Các cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng trên đây có thể giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng do tổ đỉa gây ra đáng kể. Trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một cách an toàn nhất.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *