Triệu chứng bệnh tổ đỉa điển hình và cách điều trị hiệu quả nhất

Triệu chứng bệnh tổ đỉa thường xuất hiện nhiều ở các vị trí tay, chân với tình trạng mụn nước, da bóc tróc, viêm nhiễm, đau nhức. Các dấu hiệu này nếu không được phát hiện sớm và điều trị, can thiệp kịp thời có thể khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan nhanh chóng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặp

Tổ đỉa hay còn gọi là Dysidrose là một dạng chàm eczema đặc biệt. Bệnh tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát thành từng cơn trong các điều kiện thời tiết thuận lợi, theo mùa.

Triệu chứng ban đầu của bệnh tổ đỉa dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh ngoài da khác như: Viêm da, ghẻ, eczema,… Chính điều này khiến việc nhận biết và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, sai lầm khiến bệnh tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tổ đỉa là tình trạng bệnh đặc biệt của chàm eczema
Tổ đỉa là tình trạng bệnh đặc biệt của chàm eczema

Một số vị trí thường gặp của bệnh là tổ đỉa ở tay và tổ đỉa ở chân. Theo đó, người bệnh có thể theo dõi 1 số triệu chứng tổ đỉa dưới đây, các triệu chứng này có thể lặn mất sau 3 – 4 tuần, sau đó sẽ tái phát lại. Các triệu chứng tổ đỉa điển hình có thể kể đến như:

  • Xuất hiện mụn nước, cứng, có nước hoặc mủ: Tại một số bộ phận bị nhiễm bệnh như tay hoặc chân sẽ xuất hiện các mụn nước nằm rải rác hoặc tụ lại thành một đám hoặc những vết mụn nước lớn. Kích thước mục và số lượng mụn nước sẽ gia tăng theo tình trạng bệnh. Mụn nước thường nằm trên bề mặt của da, khó vỡ, khi sờ vào sẽ có cả giác gợn gợn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
  • Ngứa rát khó chịu: Tùy vào tình trạng bệnh mức độ ngứa rát sẽ khác nhau. Đa phần, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, nóng rát ở vùng lòng bàn chân, bàn tay hoặc ngón chân… Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh không có triệu chứng ngứa rát, khiến việc phát hiện bệnh khó khăn hơn.
  • Viêm nhiễm: Các mụn nước tổ đỉa trên da gây ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh thường gãi và khiến các mụn nước bị vỡ, nước dịch chảy ra bề mặt da, dẫn đến tình trạng khô nứt trên da. Nguy hiểm hơn, khi gãi bề mặt da bị tổn thương kết hợp với nước dịch mủ rất dễ gây nhiễm trùng. Bởi, phần dịch chảy ra từ mụn nước là huyết thanh tích tụ từ các tế bào da bị kích thích rất dễ gây viêm nhiễm.
  • Vảy da chết nhiều: Các mụn nước bị vỡ sẽ khiến cho dịch mủ chảy lan ra và gây viêm nhiễm. Các lớp viêm nhiễm này khô lại sẽ đóng thành vảy và tạo thành lớp sừng dày màu vàng trên da rất mất thẩm mỹ.
  • Vùng móng tay, móng chân bị biến dạng: Đây là triệu chứng tổ đỉa nặng, bệnh nhân xuất hiện các hạch bạch huyết có kích thước to hơn gây ngứa khó chịu. Khi kích thước của hạch bạch huyết to hơn sẽ khiến móng tay, chân bị biến dạng.

Điều trị tổ đỉa như thế nào an toàn, hiệu quả?

Tổ đỉa không phải là bệnh gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn khi các mụn nước tổ đỉa bị viêm nhiễm, nhiễm trùng có thể dẫn đến những biến rất nghiêm trọng. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng tổ đỉa bất thường, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Tổ đỉa có nhiều cách chữa bằng dân gian, thuốc tây y, đông y. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có các điều trị, can thiệp mang lại hiệu quả khác nhau. Ngoài ra ở mỗi giai đoạn của bệnh cũng cần áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế bệnh diễn tiến, ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể là:

Dùng thuốc trị tổ đỉa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc trị tổ đỉa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Chữa bệnh tổ đỉa bằng Tây y

Các phương thuốc điều trị trong Tây y phát huy hiệu quả tương đối nhanh chóng. Thuốc giúp bệnh nhân giảm ngứa rát, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh lây lan sang vùng da khỏe mạnh. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc sao cho phù hợp.

Tây y sẽ chủ yếu sử dụng hai nhóm thuốc điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Một số loại thuốc bệnh nhân có thể được kê đơn là:

Thuốc điều trị tại chỗ:

  • Dung dịch bạc Nitrat: Dung dịch thuốc bạc Nitrat 0,5% được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có các nốt mụn tổ đỉa chưa bị vỡ, mụn nước vẫn ở tình trạng nhẹ. Dung dịch giúp người bệnh giảm ngứa và sát khuẩn ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc mỡ Corticoid: Khi các mụn nước viêm nhiễm đã có biểu hiện cải thiện, các bạn sẽ sử dụng thêm một số loại thuốc mỡ bôi ngoài da Corticoid: Tempovate, Dermovate để hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy và tiêu viêm. Tuy nhiên, thuốc có thể làm teo da hoặc dày sừng nang lông nếu dùng liên tục trong thời gian dài.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus là thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân khi gặp phải một số tác dụng phụ do sử dụng Corticoid. Thuốc phát huy công dụng ức chế miễn dịch cũng như làm giảm viêm, đẩy lùi triệu chứng ngứa. Người bệnh cũng có thể làm lành các tổn thương trên da nhờ Tacrolimus.
Tân dược chữa bệnh tổ đỉa
Tân dược chữa bệnh tổ đỉa

Thuốc điều trị toàn thân:

  • Kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bội nhiễm. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý của bệnh nhân để kê đơn kháng sinh thích hợp.
  • Thuốc uống có chứa Corticoid: Ở những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng, việc sử dụng thuốc uống Corticoid là rất cần thiết. Thuốc có thể sử dụng từ 5 tới 10 ngày và chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc chống nấm: Griseofulvin là một dạng kháng sinh có khả năng chống nấm. Bệnh nhân bị tổ đỉa do nấm da và nấm kẽ gây nên sẽ sử dụng loại thuốc này. Thuốc có thể sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:

Tận dụng các mẹo chữa từ dân gian

Dân gian cũng có không ít các mẹo chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả được biết đến và sử dụng rộng rãi. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị đơn giản tại nhà như sau:

Lá trầu không

Lá trầu giúp người bệnh giảm viêm, làm giảm triệu chứng ngứa cũng như kiểm soát ổn định hoạt động tiết mồ hôi, bã nhờn. Lá trầu không cũng giúp các bạn làm lành những tổn thương và ngăn chặn khả năng bội nhiễm.

Cách sử dụng: Bạn chuẩn bị 10 – 15 lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ và nấu cùng 1 lít nước. Nước sôi khoảng 5 – 6 phút, chúng ta tắt bếp và đổ nước ra chậu sạch. Bạn hòa thêm một chút nước lạnh và ngâm chân, tay khoảng 15 – 20 phút.

Tỏi

Tỏi vốn dĩ là một chất kháng sinh tự nhiên có công dụng diệt trùng cũng như kháng khuẩn rất đáng ghi nhận. Không chỉ đáp ứng các chứng bệnh về da liễu, tỏi còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh về hô hấp hay tiêu hóa khác.

Cách sử dụng: Người bệnh dùng tỏi tươi bóc sạch và và xay nhuyễn. Chúng ta hòa tỏi với một chút nước sạch và lấy phần nước này thoa lên vùng da bị tổ đỉa. Sau khoảng 10 phút, bạn rửa lại da với nước ấm. Tỏi sẽ giúp diệt các vi khuẩn nấm gây bệnh trên da hiệu quả.

Đẩy lùi dấu hiệu bệnh tổ đỉa bằng mẹo dân gian
Đẩy lùi dấu hiệu bệnh tổ đỉa bằng mẹo dân gian

Đông y chữa trị bệnh tổ đỉa an toàn

Để có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh tổ đỉa một cách hiệu quả nhất, Các thang thuốc Đông y sẽ chú trọng vào việc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng từ đó có thể thuyên giảm và sức khỏe của bệnh nhân cũng được cải thiện hơn rất nhiều. 

Thuốc tận dụng các loại thảo dược có công dụng khu phong, giải nhiệt, đào thải độc tố bên trong cơ thể. Để có đơn thuốc phù hợp nhất, người bệnh nên tới các phòng khám Đông y uy tín. Thầy thuốc sẽ bắt mạch để lựa chọn đơn thuốc hiệu quả nhất với bệnh nhân.

Các vị thuốc được sử dụng phổ biến trong thang thuốc phải kể đến như: Kim ngân hoa, phòng phong, tang bạch bì, sa sâm, ý dĩ, kinh giới, đương quy, thương truật, thanh đại,…

Đông y mang đến hiệu quả điều trị khá tốt
Đông y mang đến hiệu quả điều trị khá tốt

Tổ đỉa là bệnh lý về da, do đó bên cạnh viện điều trị dùng thuốc người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh da,… hàng ngày để ngăn ngừa bệnh lây lan, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Cách tốt nhất để có được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất là kịp thời phát hiện triệu chứng tổ đỉa ngay từ giai đoạn sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Do đó, người bệnh tuyệt đối không chủ quan với các dấu hiệu bất thường của bệnh xuất hiện trên da.

THAM KHẢO:

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (9 bình chọn)

Bình luận (6)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *