Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và những cách xử lý, ngăn ngừa viêm nhiễm
Nội dung
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa xuất phát từ nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Nhận biết rõ các nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để chủ động phòng tránh và ngăn ngừa tổ đỉa. Bởi tổ đỉa nếu mắc phải sẽ rất khó điều trị dứt điểm, tận gốc, bệnh có thể tái phát thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa do đâu?
Tổ đỉa là một trong những dạng đặc biệt của bệnh chàm eczema. Biểu hiện của tổ đỉa là trên da xuất hiện những mụn nước li ti mọc rải rác hoặc thành cụm, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm và mất thẩm mỹ cho da.
Bệnh tổ đỉa rất phổ biến, nằm trong nhóm 3 bệnh viêm da ở bàn tay thường gặp nhất. Hầu hết các đối tượng đều có nguy cơ mắc tổ đỉa, tuy nhiên phụ nữ thường mắc bệnh nhiều gấp 2 lần so với đàn ông. Hầu hết người mắc tổ đỉa cũng sẽ mắc các tình trạng bệnh viêm da cơ địa, chàm,…
Tổ đỉa không phải là bệnh lây truyền từ người này sang người khác mà do chính những tác nhân từ bên trong và bên ngoài cơ thể gây ra. Một số nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chính có thể kể đến như:
Do di truyền
Khá nhiều bệnh nhân hiện nay mắc phải chứng bệnh tổ đỉa do yếu tố di truyền tác động. Khi trong cùng gia đình, có bố hoặc mẹ mắc tổ đỉa, những đứa trẻ khi được sinh ra cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Cho đến nay, người mắc bệnh tổ đỉa do di truyền chiếm gần 50% trong tổng số các ca bệnh.
Do dị ứng
Bệnh còn có thể khởi phá khi chúng ta có cơ địa dễ bị kích ứng bởi các thành phần hóa chất có trong một số loại bột giặt, nước hoa, nước xả vải hay xà bông. Da nhạy cảm cao sẽ có khả năng bị viêm ngứa và hình thành chứng bệnh tổ đỉa.
Môi trường sống ô nhiễm
Môi trường chúng ta sống và làm việc hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại, bụi bẩn là sức đề kháng giảm sút, hệ miễn dịch bị tác động. Các bạn sẽ dễ dàng mắc các bệnh lý về hô hấp và da liễu, trong đó không ngoại trừ chứng tổ đỉa. nếu bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, bạn cần sử dụng đầy đủ các đồ bảo hộ an toàn lao động.
Do nhiễm khuẩn
Có không ít bệnh nhân mắc chứng bệnh này do các loại vi khuẩn tích tụ trong đất và nguồn nước gây ra. Đặc biệt ở những nơi có nguồn nước hay đất không sạch. Vi khuẩn tích tụ trên da lâu ngày sẽ phát triển sinh sôi và gây ra nhiều bệnh lý trên da. Da bị tổn thương, viêm nhiễm và có thể lây lan khuẩn trên khắp cơ thể.
Do cơ địa
Tuy trường hợp này khá ít xảy ra, nhưng vẫn có một số bệnh nhân mắc chứng tổ đỉa do cơ địa. Cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý có thể tác động tới sức đề kháng, các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, thận hay gan,… Những bệnh nhân này sẽ có khả năng mắc bệnh tổ đỉa cao hơn so với những người có sức khỏe bình thường.
Tuyến mồ hôi phát triển mạnh
Ở một số bệnh nhân, thần kinh bị rối loạn dẫn tới tuyến mồ hôi hoạt động không bình thường. Mồ hôi cùng bã nhờn tiết liên tục trên da ở mức cao, da không được vệ sinh sạch sẽ kịp thời sẽ là điều kiện thuận lợi cho khuẩn nấm phát triển. Không chỉ tổ đỉa ở tay hay chân, nhiều bệnh lý liên quan tới da khác cũng có thể khởi phát do sự hoạt động quá mức của tuyến mồ hôi.
Tác dụng phụ của thuốc
Một nguyên nhân nữa người bệnh cần chú ý đó là việc sử dụng một số loại thuốc. Ở một số bệnh nhân khi dùng thuốc điều trị các bệnh lý liên tục trong thời gian dài. Hoặc lạm dụng thuốc quá đà, đặc biệt là các loại dược hóa mỹ phẩm. Làn da người bệnh bị bào mòn và mất dần khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh. Vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa do đó dễ dàng xâm nhập và tấn công.
Như vậy, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa có rất nhiều yếu tố tác động. Thông qua các yếu tố này, chúng ta có thể đưa ra những biện pháp phòng ngừa bệnh thích hợp. Tổ đỉa khi được chữa đúng cách và kịp thời sẽ hạn chế tối đa việc lây lan toàn thân cũng như không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
Xử lý và phòng tránh bệnh tổ đỉa như thế nào?
Tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất khó điều trị dứt điểm. Trường hợp xử lý không tốt, khiến biện lây lan và chuyên biến thành mãn tính sẽ rất khó chữa. Có nhiều trường hợp người bệnh phải sống chung với tổ đỉa suốt đời, bệnh gây ảnh hưởng rất lớn về thẩm mỹ của da và sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tổ đỉa bất thường trên da hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cũng như đưa ra phương pháp chữa phù hợp nhất.
Ngoài ra để phòng tránh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tổ đỉa bùng phát mạnh, người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng một số biện pháp sau đây:
- Giảm tình trạng ngứa ngáy trên da bằng cách chườm ấm hoặc lạnh, sau khi chườm có thể dùng thuốc mỡ hoặc dưỡng ẩm để da đỡ khô, giảm ngứa tốt.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Người bệnh cần tuân thủ sử dụng theo đúng liệu trình thuốc điều trị của các y bác sĩ. Không tùy tiện kết hợp nhiều loại thuốc trên da hoặc ngắt quãng liệu trình làm bệnh tiến triển nặng hơn. Việc điều trị từ đó sẽ mất rất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
- Người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm tanh, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn nhiều mỡ dầu hay cay nóng. Các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, cà phê, bia, các loại đồ uống chứa cồn sẽ làm tăng tình trạng kích ứng trên làn da của người bệnh.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày đặc biệt là ví trí tay, chân để loại bỏ các vi khuẩn, nấm cư ngụ ở đây ngăn ngừa hình thành và bùng phát tổ đỉa.
- Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng: Cần tránh xa và hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như xà phòng, nước rửa chén, nước xả vải, nước hoa,…
- Mang dụng cụ bảo hộ lao động: Với những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường nước, đất ô nhiễm cần sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động và vệ sinh thật sạch sẽ sau khi làm việc để vi khuẩn gây bệnh không có cơ hội phát triển.
- Ngoài ra, các bạn nên ngâm nước quá lâu mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Chúng ta cũng nên tích cực tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn.
Hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là cách tốt nhất để phòng tránh, ngăn ngừa bệnh lây lan, phát triển. Trường hợp có dấu hiệu bất thường của bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Bởi tổ đỉa hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa nếu được xử lý đúng cách, loại bỏ được tác nhân gây bệnh.
CÙNG CHỦ ĐỀ:
Theo: Y tế Bắc Kạn
Bình luận (4)