3 cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và những lưu ý cần nhớ khi điều trị
Nội dung
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là biện pháp điều trị bệnh hiệu quả mà đơn giản có thể áp dụng tại nhà. Những tinh chất trong lá trầu không có tác dụng làm giảm triệu chứng tổ đỉa hiệu quả và an toàn với sức khỏe. Có thể kết hợp lá trầu không với nhiều nguyên liệu để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về các cách chữa này và đảm bảo an toàn khi dùng, người đọc theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thành phần, công dụng của lá trầu không
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là bài thuốc điều trị bệnh phổ biến được nhiều người lựa chọn. Với những tinh chất nổi bật trong thành phần lá trầu không được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị viêm nhiễm, các bệnh về da trong đó có tổ đỉa.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong lá trầu không có nhiều khoáng chất và các tinh dầu như: tamin, vitamin, acid amin, eugenol, carvacrol, chavicol, kẽm, canxi, alkaloid… các hoạt chất này có tác dụng như kháng sinh tự nhiên, vừa có tác dụng ức chế vừa diệt vi khuẩn và nấm hiệu quả.
Y học cổ truyền cũng xếp lá trầu không là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị tổ đỉa rất tốt. Lá trầu không có mùi thơm, tính ấm, vị cay nồng có tác dụng chỉ khái, hạ khí, tiêu viêm, sát khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu trong lá trầu không còn có tác dụng giảm nhanh tình trạng sưng viêm tấy đỏ, ngứa ngáy và đau rát trên da do bệnh tổ đỉa gây ra.
3 Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không thường dùng
Có nhiều cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không có thể dùng kết hợp với các nguyên liệu khác để mang lại hiệu quả tốt và phù hợp với từng nhóm đối tượng người bệnh. Một số cách sử dụng lá trầu không chữa tổ đỉa người bệnh có thể tham khảo như:
Là trầu không kết hợp với phèn chua
Phèn chua cũng giống với lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Sử dụng lá trầu không và phèn chua trong điều trị bệnh tổ đỉa có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển, giảm viêm nhiễm và ngứa ngáy trên da.
Nguyên liệu:
- 5 – 7 lá trầu không tươi
- Phèn chua
Cách dùng:
- Lá trầu không rửa sạch, dùng vò nát hoặc cho vào cối giã nhuyễn
- Cho lá trầu không đã nát vào nồi, thêm phèn chua và 1 lít nước đun sôi trong 5 – 10 phút.
- Gạn lấy phần nước, để nguội, dùng nước để ngâm hoặc rửa vùng da bị tổ đỉa để khi nước nguội hẳn
- Dùng khăn lông mềm lau sạch vùng da bị tổn thương do tổ đỉa. Thực hiện liên tục khoảng 2 – 3 lần/ tuần để cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh tốt nhất.
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và muối biển
Kết hợp lá trầu không và muối biển có tác dụng sát khuẩn và điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả. Thành phần chống oxy hóa, sát khuẩn, tiêu viêm trong 2 nguyên liệu này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm gây hắc lào và giúp tổn thương mau lành hơn.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không
- 1 thìa cà phê muối biển
Cách dùng:
- Lá trầu không rửa sạch, vò nát
- Cho lá trầu không vào nồi đun với 1 lít nước, đun sôi trong 10 phút, sau đó cho thêm muối biển
- Gạn lấy phần nước, để nguội bớt sau đó dùng để ngâm hoặc rửa vùng da bị tổ đỉa.
- Ngâm trong khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm và lau khô với khăn mềm. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
Lá trầu không và rau răm
Mẹo chữa tổ đỉa tại nhà với lá trầu không và rau răm có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm sưng tấy, ngứa ngáy và mưng mủ. Ngoài ra cách chữa này cũng giúp da mềm và ẩm hơn, ngăn ngừa khô da, nứt nẻ và viêm nhiễm.
Nguyên liệu:
- 30g lá trầu không
- 30 rau răm
Cách dùng:
- Rửa sạch lá trầu không và rau răm sau đó ngâm với nước muối loãng
- Cho 2 loại lá này vào nồi, đổ thêm 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Gạn lấy phần nước, để nguội bớt.
- Dùng nước ngâm hoặc rửa vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau bằng khăn mềm. Kiên trì sử dụng hàng ngày để các triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm.
Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không điều trị tổ đỉa
Các cách trị tổ đỉa bằng lá trầu không có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn rất tốt. Tuy nhiên để điều trị bệnh hiệu quả cần kết hợp nhiều phương pháp. Trong quá trình sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề:
Đọc thêm bài tư vấn hữu ích cho bạn:
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không, Lây Qua Đường Nào? Phòng Tránh Ra Sao?
- Trị tổ đỉa bằng lá trầu không chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn ban đầu.
- Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, hoàn toàn không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, do đó người bệnh không nên quá lạm dụng cách chữa này. Cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong khám và điều trị bệnh.
- Do lá trầu không có tính kháng khuẩn, sát khuẩn rất cao nên khi sử dụng thấy xuất hiện một số triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ trên da, bạn cần ngưng dùng để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do dược tính không cao nên người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài.
- Khi lựa chọn lá trầu không cũng như các thảo dược kèm theo trong điều trị cần đảm bảo vệ sinh, an toàn, không chứa độc tố, hóa chất nguy hiểm. Quy trình xử lý cần đảm bảo vệ sinh an toàn để cho dược tính điều trị tốt nhất.
Trên đây là những hướng dẫn về cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và những lưu ý trong điều trị người bệnh có thể tham khảo. Nên chủ động khám và điều trị tổ đỉa ngay ở giai đoạn sớm để ngăn ngừa triệu quả những triệu chứng khó chịu và những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh.
Theo: Y tế Bắc Kạn
Bình luận (2)