Top 11 thuốc giảm tiết axit dạ dày được bác sĩ khuyên dùng

Thuốc giảm tiết axit dạ dày bao gồm nhóm các loại thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit, thuốc trung hòa axit dịch vị… Từ đó giúp loại bỏ các triệu chứng trào ngược, viêm loét, tiêu diệt vi khuẩn HP và phòng tránh nguy cơ ung thư dạ dày. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về top 11 thuốc giảm tiết acid dịch vị tốt nhất!

Gợi ý 11 loại thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt nhất

Các loại thuốc giảm tiết dịch dạ dày thường được chỉ định trong trường hợp dịch vị, axit trong dạ dày dư thừa khiến cho bệnh nhân gặp các triệu chứng liên quan đến trào ngược, viêm loét. Dưới đây là 11 loại thuốc giảm tiết acid dạ dày được bác sĩ khuyên dùng:

1. Thuốc kháng tiết acid dạ dày Rabeprazole

Rabeprazole là loại thuốc ức chế acid dạ dày, giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân bao gồm ợ chua, ợ nóng, ho kéo dài – những triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày Rabeprazole
Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày Rabeprazole

Thành phần: Hoạt chất Rabeprazole natri 20mg và các tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng:

  • Điều trị, cải thiện hiệu quả các vấn đề về dạ dày và thực quản, điển hình nhất là trào ngược axit, viêm loét.
  • Giảm lượng axit dịch vị dạ dày, loại bỏ các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt và ho kéo dài.
  • Phục hồi các tổn thương ở dạ dày và thực quản, ngăn chặn nguy cơ viêm loét, ung thư thực quản.

Cách dùng, liều dùng:

  • Người lớn: Dùng 20mg Rabeprazole/lần/ngày (tương đương 1 viên), duy trì liên tục trong 4 tuần. Nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm thì có thể cân nhắc điều trị thêm đợt 2.
  • Trẻ từ 1-15 tuổi (cân nặng dưới 15kg): dùng 5mg/lần/ngày, sau đó có thể tăng thành liều lượng 10mg/ngày.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi hoặc người có tiền sử dị ứng với Rabeprazole.
  • Tác dụng phụ: Dị ứng, chóng mặt, chuột rút, bồn chồn, tiêu chảy, ho hoặc cảm thấy nghẹt thở…

Giá bán: 30.000 đồng/ hộp 3 vỉ × 10 viên.

2. Thuốc giảm tiết dịch dạ dày Cimetidin

Cimetidin là loại một trong các thuốc giảm tiết acid dạ dày đầu tiên được đưa vào sử dụng. Sự xuất hiện của Cimetidin đã chính thức mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Thành phần: Cimetidine – chất ức chế cạnh tranh histamin tại thụ thể H2 của tế bào bìa dạ dày.

Công dụng:

  • Giảm tiết axit dạ dày, loại bỏ các triệu chứng loét dạ dày và tá tràng đang tiến triển lành tính.
  • Điều trị bệnh loét tá tràng liều thấp sau khi các ổ loét đã lành hẳn.
  • Loại bỏ các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản gây viêm loét.
  • Trị chảy máu đường tiêu hóa do bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Phòng tránh chảy máu đường tiêu hóa ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh nặng, bệnh nhân hít phải dịch dạ dày trong thời gian gây mê hoặc chuyển dạ.

Cách dùng, liều dùng:

  • Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng: Dùng 800mg vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Uống 400mg x 4 lần/ngày, dùng vào các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Ngừa loét đường tiêu hóa do stress: 200-400mg sau mỗi 4-6 giờ.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc kháng axit dạ dày Cimetidin không nên dùng.
  • Tác dụng phụ: Hiếm xảy ra, nếu có bệnh nhân chỉ chóng mặt, cơ thể ê nhức, đau đầu, phát ban kèm theo một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác.

Giá bán: 115.000đ/hộp 100 viên.

3. Ranitidin (thế hệ sau của Cimetidin)

Ranitidin là thế hệ “đàn em” của Cimetidin nhưng có dược lực cao gấp 4-10 lần. Loại thuốc giảm axit dạ dày này được bào chế dưới 2 dạng phổ biến là viên nén hoặc viên sủi bọt.

Ranitidin là thế hệ sau của Cimetidin
Ranitidin là thế hệ sau của Cimetidin

Thành phần: Chứa Ranitidin 150mg hoặc 300mg.

Công dụng:

  • Thuốc Ranitidin giảm tiết axit dạ dày, ngăn chặn loét dạ dày tá tràng, nhất là tình trạng loét sau phẫu thuật.
  • Những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gây viêm thực quản.
  • Hỗ trợ bệnh nhân gặp hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách dùng, liều dùng:

  • Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu, dùng trong sản khoa: Uống 150mg khi chuyển dạ, các liều tiếp theo uống sau mỗi 6h.
  • Đối với bệnh nhân có vết loét lành tính, viêm thực quản do trào ngược thì uống 150mg x 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng – tối hoặc uống liền 300mg vào buổi tối,

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Trẻ em suy thận, những người bị dị ứng với thành phần của thuốc Ranitidin.
  • Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau nhức, tiêu chảy, mệt mỏi, ban đỏ. Một vài trường hợp bệnh nhân bị suy giảm tiểu cầu, bạch cầu, tăng men gan.

Giá bán: 78.000đ/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

4. Thuốc chống dư axit dạ dày Famotidin

Famotidin là một trong những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày có tác dụng ức chế histamin H2. Nếu so sánh, dược lực của Famotidin sẽ cao hơn Cimetidin tới 30 lần.

Thành phần: Famotidin 20mg hoặc 40mg tùy hàm lượng.

Công dụng:

  • Chỉ định cho bệnh nhân bị loét dạ dày hoạt động lành tính, loét tá tràng hoạt động do dư thừa axit dịch vị.
  • Loại bỏ tình trạng dư thừa axit dạ dày do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây nên.
  • Điều trị các đối tượng mắc bệnh lý tăng tiết đường tiêu hóa.

Cách dùng, liều dùng:

  • Bệnh nhân bị loét tá tràng cấp tính: Liều điều trị uống 40mg/ngày vào buổi tối, liều duy trì là 20mg/ngày.
  • Đối tượng loét dạ dày lành tính: Dùng 40mg/ngày.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản: 20mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Bệnh nhân tăng tiết tiêu hóa: Dùng với liều 20mg/lần sau mỗi 6h.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Trẻ em và các đối tượng có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc giảm tiết axit dạ dày Famotidin.
  • Tác dụng phụ: Thường thấy là chóng mặt, hoa mắt, tiêu chảy, đau nhức đầu… Ít gặp hơn là vàng da, ứ mật, xung huyết, phát ban, suy nhược, nhịp loạn…

Giá bán: 78.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên/vỉ.

5. Thuốc Nizatidine

Nizatidine là một trong những loại thuốc kháng acid dạ dày có dược lực tương tự Cimetidin. Hiện thuốc được bán rộng rãi tại Việt Nam, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua các hiệu thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc.

Thuốc kháng axit dịch vị dạ dày Nizatidine
Thuốc kháng axit dịch vị dạ dày Nizatidine

Thành phần: Nizatidin 150mg.

Công dụng:

  • Điều trị các vết loét ở đường tiêu hóa, duy trì hàn gắn cho đến khi tổn thương lành hẳn.
  • Điều trị viêm thực quản do có vết xước, triệu chứng kèm theo là ợ chua, ợ hơi, dư axit dịch vị.

Cách dùng, liều dùng:

  • Bệnh loét dạ dày, tá tràng đang tiến triển: Ngày dùng 1 lần vào buổi tối với liều lượng 300mg hoặc chia làm 2 lần/ngày, mỗi lần 150mg.
  • Tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản: Loại bỏ các vết xước, viêm loét niêm mạc, dùng 150-300mg x 2 lần trong vòng 24 giờ.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với thành phần thuốc kháng acid dịch vị Nizatidine không nên dùng.
  • Tác dụng phụ: Thiếu máu, nổi mày đay, tổn thương gan, lú lẫn, giảm tiểu cầu và một số phản ứng khác trên hệ huyết học.

Giá bán: Khoảng 80.000đ/hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

6. Thuốc trung hòa axit dạ dày Omeprazol

Trong các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, Omeprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton, ngăn chặn việc di chuyển của acid dịch vị vào trong lòng dạ dày. Do vậy, Omeprazol được xem là loại thuốc giúp ức chế và trung hòa acid dịch vị hiệu quả.

Thành phần: Omeprazol 20mg.

Công dụng:

  • Ức chế axit dịch vị, hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản, dự phòng bệnh loét dạ dày tái phát.
  • Phối hợp với kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân dương tính vi khuẩn HP.
  • Trị viêm loét đường tiêu hóa do việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Điều trị loại bỏ chứng ợ nóng do bệnh lý về dạ dày gây nên.

Cách dùng, liều dùng:

  • Loét tá tràng – dạ dày tiến triển và trào ngược thực quản: Mỗi ngày dùng 20mg, duy trì trong 2-4 tuần, trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể tăng liều lên 40mg.
  • Ở bệnh nhân Zollinger – Ellison: Dùng 60mg/ngày, tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Những bệnh nhân bị quá mẫn với các thành phần của Omeprazol.
  • Tác dụng phụ: Phát ban, nổi mẩn, táo bón, đau bụng, choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi. Tuy nhiên những triệu chứng này thường chỉ xuất hiện thoáng qua và chưa cần phải điều chỉnh liều dùng.

Giá bán: 48.000đ/hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

7. Thuốc Pantoprazol ức chế dạ dày tiết axit

Pantoprazol cùng với Omeprazol, Esomeprazol… thuộc nhóm các thuốc kháng acid dạ dày. Đây là loại thuốc có tác dụng lâu, ức chế tiết axit dịch vị cực mạnh (nhất là khi đói).

Pantoprazol thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân
Pantoprazol thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân

Thành phần: Pantoprazol 40mg.

Công dụng:

  • Chống tiết axit dịch vị mạnh, hỗ trợ làm lành những tổn thương ở tá tràng.
  • Ức chế bơm proton, giảm tiết H+ mạnh, hỗ trợ phục hồi các ổ loét và tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả.

Cách dùng, liều dùng:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: 20-40mg vào mỗi buổi sáng.
  • Loét dạ dày và tá tràng: Sử dụng 40mg Pantoprazol vào buổi sáng sớm.
  • Trường hợp tiêu diệt vi khuẩn HP và kết hợp Pantoprazol với kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với Pantoprazol hoặc những benzimidazol khác.
  • Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, một số trường hợp mệt mỏi và đau nhức khớp. Các triệu chứng như ngứa, suy nhược, toát mồ hôi, viêm da, choáng váng… ít xảy ra.

Giá bán: 34.000đ/hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

8. Sucralfat bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ngoài chức năng giảm tiết axit dạ dày, Sucralfat cũng thường được chỉ định trong các trường hợp tổn thương niêm mạc, có vết loét ở dạ dày.

Thành phần: Sucralfate 1g.

Công dụng:

  • Ngăn chặn tiết axit dịch vị, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loét dạ dày tá tràng.
  • Tạo ra lớp “hàng rào” bảo vệ niêm mạc khỏi ổ viêm loét, ngăn chặn sự tiếp xúc với axit và pepsin.
  • Tăng cường hấp thụ pepsin và muối mật, từ đó làm giảm nguy cơ gây viêm loét.

Cách dùng, liều dùng:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng acid dạ dày Sucralfat khi đói, liều lượng khuyến nghị là 2g/lần (buổi sáng khi bụng đói và buổi tối trước khi đi ngủ).
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày lành tính sử dụng 1g/lần x 4 lần/ngày, dùng đến khi triệu chứng bệnh khỏi hẳn.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc Sucralfate không được dùng.
  • Tác dụng phụ: Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, hoa mắt, chóng mặt… hiếm gặp hơn là viêm mũi, khó thở.

Giá bán: Sucralfat hiện có giá khoảng 70.000đ/hộp 30 gói.

9. Thuốc trung hòa axit trong dạ dày Maalox

Maalox thuộc nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày, giúp trung hòa lượng HCL trong dạ dày. Từ đây, quá trình chuyển hóa pepsinogen thành pepsin được ngăn chặn, ức chế nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Thuốc trung hòa dịch vị dạ dày Maalox có tính hiệu quả cao
Thuốc trung hòa dịch vị dạ dày Maalox có tính hiệu quả cao

Thành phần: 400mg nhôm hydroxyd gel khô, 400mg Magnesi hydroxyd.

Công dụng:

  • Trung hòa axit dịch vị và loại bỏ các triệu chứng co thắt, kích ứng ruột, viêm loét đường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, tăng phosphat máu, chứng chướng bụng đầy hơi.

Cách dùng, liều dùng:

  • Dùng cho người trên 15 tuổi, nhai 1-2 viên sau mỗi bữa ăn.
  • Mỗi ngày dùng tối đa 6g, không quá 12 viên/ngày. Chú ý nhai càng kỹ để quá trình giảm tiết axit dịch vị đạt hiệu quả tốt nhất.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ nhỏ vì có nguy cơ ngộ độc nhôm, các trường hợp mẫn cảm với thành phần Maalox cũng không nên dùng.
  • Tác dụng phụ: Rối loạn nhu động ruột, táo bón, chảy máu…

Giá bán: 50.000đ/hộp 4 vỉ x 12 viên nén nhai.

10. Thuốc giảm tiết, trung hòa axit Magnesi hydroxyd

Magnesi hydroxyd dễ dàng tan trong axit dịch vị, giúp trung hòa axit dạ dày mà không tác động đến quá trình sản sinh dịch vị dạ dày. Từ đây giúp bệnh nhân loại bớt cảm giác khó chịu và có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thành phần: Magnesi hydroxide.

Công dụng:

  • Giảm axit trong thực quản, ức chế hoạt động của men pepsin.
  • Nhuận tràng, giảm tác dụng của một số loại thuốc gây táo bón, ví dụ như nhôm antacid.

Cách dùng, liều dùng: Bệnh nhân nhai kỹ trước khi uống, liều lượng khuyến nghị là 300-600mg/ngày.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với thành phần của Magnesi hydroxyd.
  • Tác dụng phụ: Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn nôn, mề đay mẩn ngứa.

Giá bán: Dao động từ 78.000-115.000đ/hộp.

11. Thuốc kháng acid dạ dày nhôm Hydroxyd

Nhôm Hydroxyd là một trong những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày được nhiều chuyên gia khuyến nghị sử dụng. Thuốc giúp ức chế, giảm tiết axit dịch vị đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu do tăng tiết axit dạ dày.

Nhôm Hydroxyd giúp trung hòa dịch vị
Nhôm Hydroxyd giúp trung hòa dịch vị

Thành phần: 50 – 57% nhôm oxyd dưới dạng hydrat oxide.

Công dụng:

  • Trung hòa axit yếu, ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin qua đó bảo vệ dạ dày hiệu quả.
  • Cải thiện các triệu chứng khó chịu do tăng axit dịch vị gây nên.
  • Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản, loại bỏ triệu chứng ợ hơi ợ chua.

Cách dùng, liều dùng: Uống 30ml nhôm Hydroxyd sau 1-3 giờ ăn no, tốt nhất là trước khi đi ngủ.

Chống chỉ định, tác dụng phụ:

  • Chống chỉ định: Bệnh nhân suy thận, những người bị dị ứng với thành phần thuốc cũng không nên dùng.
  • Tác dụng phụ: Gây nhiễm độc nhôm ở các bệnh nhân suy thận, cùng một số triệu chứng như mề đay, mẩn ngứa khó chịu.

Thuốc giảm axit dạ dày và lưu ý khi sử dụng

Để bảo vệ sức khỏe, khi sử dụng các loại thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc hỗ trợ giảm tiết axit mỗi người cần lưu ý:

  • Đối tượng mắc bệnh gan, thận, trẻ em dưới 12 tuổi cần thận trọng khi dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi sử dụng.
  • Thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ như phát ban, mày đay, chóng mặt, giảm hấp thu vitamin.
  • Đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP đang điều trị bằng thuốc kháng sinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm tiết dịch dạ dày.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, không nên mua và dùng tại nhà khi chưa được hướng dẫn.

Như vậy bài viết đã gợi ý top những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua nội dung trên, bệnh nhân đã có được những lựa chọn phù hợp với tình trạng đang gặp phải, nhanh chóng “thổi bay” triệu chứng dư thừa axit.

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (8 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *