Xuất Huyết Bao Tử Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh?
Nội dung
Xuất huyết bao tử nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề vô cùng quan trọng mà bệnh nhân cần lưu ý. Bởi vì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là yếu tố tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh cũng như quá trình phục hồi sau thời gian điều trị.
Xuất huyết bao tử nên ăn gì?
Bệnh lý xuất huyết bao tử là tình trạng chảy máu dạ dày cấp tính ở vùng niêm mạc, biểu hiện bằng triệu chứng nôn hoặc đi ngoài ra máu. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này như: Người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như: Đau vùng thượng vị, viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày,… hoặc người gặp vấn đề về tâm lý, căng thẳng, lo âu quá mức gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cũng tác động không nhỏ đến hoạt động của tiêu hóa và dạ dày. Một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không lành mạnh gây kích thích đến những vết viêm loét trong dạ dày càng nặng và trầm trọng hơn, từ đó gây tình trạng chảy máu.
Do đó, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên nghiệp, bệnh nhân cần áp dụng chế độ dinh dưỡng và thức ăn cho người xuất huyết dạ dày một cách phù hợp. Mục đích để hỗ trợ điều trị và phục hồi tổn thương ở vùng niêm mạc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Vậy, xuất huyết bao tử nên ăn gì? Nhóm thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung là những thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt cho đường tiêu hóa. Bệnh nhân có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm và món ăn cho người bị xuất huyết dạ dày như sau:
Xuất huyết bao tử nên ăn gì – Nhóm thực phẩm chống viêm
Khi bị xuất huyết bao tử, hệ thống miễn dịch bị tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phục hồi bệnh. Do đó, để cơ thể có thể chống lại tình trạng viêm, ngoài việc sử dụng thuốc chống viêm thì thức ăn cũng có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng viêm hiệu quả.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhóm thực phẩm chống viêm có chứa thành phần dưỡng chất giúp cơ phục hồi các tổn thương bằng cơ chế ức chế sự phát triển của tế bào gốc tự do. Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thực phẩm và các món ăn như sau:
- Dầu thực vật: Dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè, dầu gốc, dầu dừa,… là những loại dầu thực vật có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Dầu thực vật có chứa hàm lượng khoáng chất, các loại vitamin, axit béo, omega 3, 6, 9,… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
- Cá béo: Các loại cá được xếp vào nhóm cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ,… chứa hàm lượng lớn chất béo omega-3 có tác dụng trong việc thay đổi quá trình viêm.
- Trái cây và rau củ quả nhiều màu sắc: Cải bẹ, rau bina, cải bắp, quả mỏng, bơ, củ cải đường,… là những thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin E, flavonoid, carotene, lycopene, có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, ngăn chặn phát triển tế bào gốc và chữa lành một số loại tế bào bị thiệt hại.
- Một số thực phẩm khác như: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, trà xanh,… hoặc các gia vị như hành, tỏi, nghệ, gừng.
Nhóm thực phẩm giảm tiết dịch dạ dày
Cách giảm tiết dịch dạ dày là cơ chế chữa bệnh xuất huyết bao tử nói riêng cũng như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung. Trong đó, các thực phẩm có tính kiềm và có khả năng trung hòa lượng axit đường ruột vừa có tác dụng giảm tiết dịch dạ dày, vừa hạn chế sự bào mòn do axit gây ra ở lớp nhầy trong dạ dày.
Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn có thể làm giảm triệu chứng trào ngược, ợ chua, buồn nôn, co thắt thực quản,… Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại có tác dụng giảm tiết dịch dạ dày nằm trong danh mục những thực phẩm người xuất huyết dạ dày nên ăn gì như sau:
- Thực phẩm giàu tinh bột: Cháo, cơm nếp, bánh mì, ngô, khoai lang, khoai tây,…
- Bột yến mạch.
- Đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ.
- Hàu, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối,…
- Măng tây.
- Sữa chua.
Nhóm thực phẩm giúp làm lành vết loét
Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì để bảo vệ niêm mạc và giúp chữa lành vết loét ở bao tử? Đó chính là nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa với hàm lượng khoáng chất cao với các thực phẩm như:
- Chuối: Có khả năng vượt trội trong việc trung hòa nồng độ axit đang vượt ngưỡng trong dịch nhầy bao tử, cùng các thành phần như kali, chất xơ, pectin,… giúp bù đắp năng lượng bị thiếu hụt trong cơ thể và điều tiết rối loạn tiêu hóa.
- Cơm trắng, xôi, bánh chưng, cháo,… dễ tiêu hóa và làm giảm cơn đau co thắt dạ dày, dễ dàng hấp thụ được những chất lỏng bên trong bao tử.
- Đậu bắp: Trong đậu bắp có chứa lớp nhầy tự nhiên là phức hợp của polysaccharides kết dính cùng protein giúp bảo vệ niêm mạc trong bao tử và hỗ trợ điều trị những tổn thương trong dạ dày.
- Một số thực phẩm khác như: Nước ép táo, nước dừa, soup, trà thảo dược, sữa chua uống,…
Ngoài các thực phẩm trên, bệnh nhân nên ăn cháo trắng, cháo đậu đỏ hoặc các loại canh hầm và soup. Những thực phẩm này không những dễ tiêu hóa mà còn dễ ăn, đặc biệt với bệnh nhân đang mệt mỏi với liệu trình điều trị bệnh.
Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
Do dạ dày gặp vấn đề, đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ dưỡng chất giảm chất lượng, khó hấp thụ dẫn đến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng. Do đó, việc bổ sung vào cơ thể những thực phẩm giàu vitamin là vô cùng cần thiết với những người bị bệnh dạ dày lâu năm hoặc xuất huyết bao tử.
Nhóm thực phẩm có hàm lượng khoáng chất và vitamin tốt nhất phải kể đến như:
- Rau bắp cải
- Củ dền
- Ngũ cốc
- Hoa quả có màu đỏ như táo, thanh long đỏ,…
- Nghệ và mật ong
- Gừng, trà gừng,…
Xuất huyết bao tử nên kiêng gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu xuất huyết dạ dày nên ăn gì thì bệnh nhân cũng cần chú ý xuất huyết dạ dày kiêng gì để sắp xếp thực đơn mỗi ngày sao cho hợp lý, khoa học và hỗ trợ tốt cho việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Bệnh nhân cần nắm được xuất huyết dạ dày không nên ăn gì tránh trường hợp gây khó chịu, khó tiêu ở đường tiêu hóa làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn như sau:
- Các thực phẩm chế biến sẵn
Xuất huyết dạ dày kiêng ăn gì thì nhóm đồ ăn nhanh như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng,… là thực phẩm nằm trong danh sách kiêng kỵ đầu tiên. Những thức ăn này chứa lượng lớn chất bảo quản, chất béo không có lợi cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
Xuất huyết dạ dày có nên uống sữa không thì câu trả lời là không. Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa bột, cream,… tạo cảm giác đầy bụng và khó để tiêu hóa. Bên cạnh đó, một số chế phẩm còn chứa hợp chất lactose có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, mất nước trong cơ thể.
- Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Xuất huyết dạ dày nên kiêng gì – Một trong số thực phẩm cần kiêng là đồ chiên xào. Những thực phẩm này không chỉ gây khó chịu dạ dày mà còn ảnh hưởng đến tim mạch và làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu trong cơ thể.
- Đồ ăn cay
Món ăn nấu với nhiều gia vị cay như ớt, mù tạt, hạt tiêu, sa tế,… gây kích ứng niêm mạc bao tử và gây co thắt đường ruột dữ dội hơn. Hơn thế, đồ ăn cay cũng khiến các vết loét lan rộng, làm tăng nguy cơ xuất huyết và thủng dạ dày.
- Đồ ăn sống
Rau sống, thịt tái, sashimi, gỏi, salad là điều tối kỵ đối với người bị xuất huyết dạ dày và các vấn đề về hệ tiêu hóa. Những món ăn này chưa được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp nên có thể vi khuẩn và ký sinh trùng còn bám lại trên thức ăn sẽ tấn công dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm chứa nhiều axit
Bệnh nhân nên tránh một số những loại hoa quả có tính axit cao như cam, chanh, bưởi, dứa,… hoặc nếu có cũng nên dùng ở lượng vừa đủ hoặc sau khi đã ăn no để tránh làm bệnh nặng nề hơn.
- Các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá, cafe,… là những thức uống gây hại trực tiếp cho dạ dày và cũng là nguyên nhân khiến tình trạng xuất huyết bao tử kéo dài không thể chữa khỏi.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống khi bị xuất huyết bao tử
Trong thời gian điều trị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ sinh hoạt thường ngày như sau:
- Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: Bệnh nhân nên chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày thành 5 – 6 bữa, mỗi bữa tiêu thụ lượng thức ăn vừa phải, thay vì tập trung ăn nhiều trong 3 bữa chính. Thói quen này sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa, hạn chế dạ dày tiết dịch và giúp dạ dày phục hồi nhanh hơn.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress: Người thường xuyên gặp căng thẳng và áp lực mỗi ngày sẽ gia tăng áp lực lên dạ dày, gây kích ứng sản sinh axit trong bao tử khiến các vấn đề về hệ thống tiêu hóa càng tổn thương hơn. Do đó, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giảm khối lượng công việc để không gặp căng thẳng mỗi ngày.
- Nên chế biến món ăn thành dạng lỏng, loãng, dễ nuốt và mềm như: Cháo, súp, canh hầm xương,…
- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày để kích thích hoạt động tiêu hóa cũng như các chức năng khác bên trong cơ thể, đồng thời thải độc cơ thể.
- Sau bữa ăn 30 phút, bệnh nhân không nên làm việc, vận động mạnh hoặc nằm ngay mà cần ngồi nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa.
- Bệnh nhân không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
Có thể thấy, xuất huyết bao tử nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề mà bệnh nhân cần nắm rõ để có thể sắp xếp bữa ăn và cách nấu một cách hợp lý nhất. Một chế độ ăn uống tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng không chỉ giúp bệnh hồi phục nhanh chóng mà còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Theo: Y tế Bắc Kạn
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!