Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là một trong những bệnh lý ít gặp với các triệu chứng tiêu biểu như nôn hoặc đi ngoài ra máu. Bệnh lý này nếu không nhanh chóng điều trị có thể gây ra nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế bạn không nên bỏ qua những thông tin chi tiết về xuất huyết tiêu hóa ngay tại bài viết dưới đây.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng điển hình

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là bệnh lý chảy máu ở đường tiêu hóa. Khi trẻ nhỏ bị xuất huyết tiêu hóa thường không có biểu hiện rõ rệt, chỉ được phát hiện khi nôn, hoặc đi ngoài ra phân đen. Cụ thể những triệu chứng điển hình của bệnh phải kể đến như:

  • Thường xuyên buồn nôn, nôn
  • Ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng
  • Sụt cân nhanh chóng, hay có cảm giác mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Bỏ bữa, chán ăn
  • Thiếu máu
  • Trẻ bị hôi miệng
  • Hay bị đi ngoài ra máu, phân đen hoặc nôn ra máu.
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Một vài triệu chứng điển hình ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể nhanh chóng nhận biết được trẻ đang bị xuất huyết tiêu hóa. Lúc này bố mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra phương pháp điều trị chính xác nhất.

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Trẻ em bị xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa. Tùy vào mỗi vị trí xuất huyết mà chia ra làm 2 loại: Xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.

Xuất huyết tiêu hóa trên

Khi trẻ em gặp tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên có thể do một số nguyên nhân như:

  • Stress, mệt mỏi gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa
  • Rối loạn đông máu
  • Trẻ bị viêm dạ dày
  • Trẻ gặp tình trạng vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản
  • Viêm thực quản
  • Nôn nhiều, dẫn đến tình trạng trầy xước niêm mạc thực quản
  • Dị dạng mạch máu
Nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em chủ yếu do những tổn thương ở dạ dày
Nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em chủ yếu do những tổn thương ở dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa dưới

Trường hợp trẻ bị xuất huyết tiêu hóa dưới thường do các nguyên nhân sau:

  • Hậu môn của bé bị nứt
  • Xảy ra tình trạng xoắn ruột
  • Dị dạng mạch máu
  • Bệnh viêm ruột
  • Viêm ruột nhiễm trùng
  • Polyp đại tràng
  • Túi thừa Meckel

Tổng hợp lại nguyên nhân chính gây ra xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em phần lớn là do bệnh xuất huyết tiêu hóa do biến chứng của bệnh loét dạ dày, tá tràng gây ra. Và hung thủ gây ra căn bệnh này chính là do vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này thường lây nhiễm qua đường ăn uống, do dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt với người bị nhiễm vi khuẩn HP.

Cách điều trị xuất huyết tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Có rất nhiều cách chữa xuất huyết tiêu hóa trẻ em như: Áp dụng phương pháp Đông y, Tây y hoặc cải thiện bệnh bằng các bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị qua nội dung được trình bày dưới đây:

Bài thuốc Đông y chữa xuất huyết tiêu hóa

Phương pháp Đông y được khá nhiều người sử dụng bởi tính an toàn, hiệu quả điều trị tận gốc và lâu dài. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được nhiều thầy thuốc sử dụng để chữa xuất huyết tiêu hóa.

Bài thuốc Cầm huyết hợp tễ

Bài thuốc Cầm huyết hợp tễ điều trị chứng đại tiện ra máu, thổ ra máu, tiêu hóa kém, tinh thần mệt mỏi, bụng chướng đau.

  • Thành phần: Bạch thược 12g, bạch cập 12g, hoa hồng 15g, bổ hoàng 15g, Tiêu hạc thảo 15g, chính thảo 9g, ô tặc cốt 12g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 thang.

Bài thuốc Tam thất nhị bạch tán

Bài thuốc giúp điều trị tình trạng xuất huyết bao tử ra máu, đi đại tiện phân giống như nhựa đường, sắc lưỡi tối, đầu lưỡi có vết tích.

  • Thành phần: Bao gồm các thảo dược quý như tam thất 20g,bạch cập 50g, vân nam bạch dược 50g.
  • Cách dùng: Trộn các vị thuốc thảo dược trên cho vào nồi đảo đến khi xốp giòn, sau đó mang đi nghiền thành bột, pha nước uống.
Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán chữa xuất huyết tiêu hóa
Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán chữa xuất huyết tiêu hóa

Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán chữa xuất huyết tiêu hóa

Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán được tổng hợp từ nhiều thảo dược quý hiếm, 100% từ thiên nhiên.

  • Thành phần: Tam thất, bạch thược, nghệ vàng, cam thảo, lá khôi… và một số thảo dược quý hiếm khác.
  • Công dụng: Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán giúp giảm tình trạng xuất huyết tiêu hóa cho trẻ nhỏ một cách hiệu quả. Đồng thời giúp bé hồi phục sức khỏe tổng thể nhanh chóng, ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát.

Mẹo dân gian giảm xuất huyết tiêu hóa cho trẻ em

Đối với trẻ bị xuất huyết tiêu hóa ở mức độ nhẹ thì có thể sử dụng mẹo chữa dân gian dưới đây giúp giảm tình trạng của bệnh.

  • Gừng tươi

Gừng có tác dụng làm ấm và chống xuất huyết dạ dày ở trẻ em. Không chỉ vậy gừng tươi còn có tác dụng làm lành các tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày.

Cách sử dụng: Lấy một củ gừng tươi đem rửa sạch, giã nhuyễn đun cùng với 300ml nước lọc. Đun sôi để nguội, thêm 2 thìa mật ong thành trà gừng mật ong. Uống 3 lần trên ngày, giúp giảm triệu chứng xuất huyết tiêu hóa cho trẻ nhỏ.

  • Củ nghệ

Củ nghệ được biết đến là thực phẩm khá phổ biến giúp kháng viêm rất tốt. Đồng thời ngăn chặn khả năng phát triển bệnh xuất huyết tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Cách sử dụng: Lấy 1 củ nghệ vàng, đem phơi khô sau đó nghiền thành bột. Đem pha bột nghệ cùng với nước ấm, ngày uống 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

Nha đam có tác dụng giảm xuất huyết tiêu hóa hiệu quả
Nha đam có tác dụng giảm xuất huyết tiêu hóa hiệu quả
  • Nha đam

Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà nó còn giúp dưỡng ẩm và làm lành phần niêm mạc dạ dày cực tốt.
Cách sử dụng: Bạn lấy phần thịt nha đam ngâm nước muối loãng, sau đó vớt ra say nhuyễn, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày sử dụng 1 cốc nước nha đam trước bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng xuất huyết.

Chữa bệnh bằng phương pháp Tây y

Trong một số trường hợp phụ huynh đã áp dụng phương pháp như Đông y và mẹo dân gian giúp giảm xuất huyết tiêu hóa cho trẻ nhỏ mà không thấy hiệu quả có thể dùng một số loại thuốc Tây y để cải thiện triệu chứng bệnh. Một số nhóm thuốc điều trị chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ nhỏ như:

  • Nhóm thuốc Nizatidine và Cimetidin giúp ức chế proton hiệu quả.
  • Nhóm Ranitidine, Famotidine, dùng theo cách tiêm.
  • Thuốc trung hòa axit dư và chống tiết vị của dạ dày.
Thuốc Tây y chữa xuất huyết tiêu hóa nhanh chóng, hiệu quả
Thuốc Tây y chữa xuất huyết tiêu hóa nhanh chóng, hiệu quả

Địa chỉ uy tín và tin cậy chữa bệnh về tiêu hóa

Các bậc phụ huynh cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn địa chỉ chữa xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em. Dưới đây là gợi ý một số địa chỉ điều trị chảy máu bao tử ở trẻ nhỏ uy tín, hiệu quả.

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Đây là một trong những bệnh viện có tiếng trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa, đại tràng cho bộ đội và người dân sinh sống tại khu vực Hà Nội. Bên cạnh đó bệnh viện 108 cũng được biết đến là cơ sở sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi lâu năm cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Với 15 buồng bệnh, bao gồm một khu cấp cứu và khu kỹ thuật bệnh viện đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám chữa bệnh của mọi người dân. Địa chỉ: Số 1 trên đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. SĐT: 1900 98 68 69.
  • Trung tâm NC&ƯD Thuốc dân tộc: Đây là cơ sở được Bộ Y tế công nhận là đơn vị khám chữa bằng phương pháp YHCT an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Với nhiều bài thuốc quý hiếm, trung tâm giúp điều trị hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm xuất huyết bao tử ở trẻ nhỏ. Địa chỉ: Biệt thự B31 ngõ 70 trên đường Nguyễn Thị Định, thành phố Hà Nội. SĐT: (024)7109 6699.
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Là một trong những bệnh viện lâu năm đã chữa thành công nhiều ca bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã và đang phấn đấu trở thành cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, uy tín, đáp ứng tốt mọi nhu cầu khám, chữa của bệnh nhân. Địa chỉ: 468 trên đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: (84-028) 39234.
  • Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ: Qua nhiều năm phát triển và hình thành, bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã chuyên môn hóa các khoa nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa của người dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học với 66 giường bệnh cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có chuyên môn cao đã điều trị thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm, bao gồm xuất huyết bao tử ở trẻ nhỏ. Địa chỉ: Số 4 trên đường Châu Văn Liêm , P. Tân An, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. SĐT: (0292) 3 721 235.
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh: Với thế mạnh là hệ thống trang thiết bị hiện đại, môi trường sạch sẽ, khang trang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh điều trị hiệu quả các ca bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em. Địa chỉ: Số 75 – trên đường Hải Thượng Lãn Ông – thành phố Hà Tĩnh – Hà Tĩnh. SĐT: 02393 855569.
  • Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An: Nơi đây ứng dụng rất nhiều kỹ thuật hiện đại vào khám chữa bệnh nhằm mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Địa chỉ: Km5, trên đường Đại lộ Lê nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An. SĐT: 0886.234.222.
Hình ảnh bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Hình ảnh bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Để phòng tránh nguy cơ xuất huyết tiêu hóa ở trẻ nhỏ các bậc phụ huynh cần chú ý đến một số điều sau:

  • Không cho bé ăn các thức ăn đã chế biến sẵn mua ở siêu thị, lề đường, hạn chế đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…
  • Chủ động bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách khám bệnh định kỳ ít nhất 2 lần 1 năm.
  • Nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất xơ như khoai, rau xanh, hoa quả giàu vitamin,…
  • Hạn chế tình trạng nhồi nhét thức ăn khiến bé bị tăng cân, béo phì, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa.
  • Hướng dẫn trẻ tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em chủ yếu do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Để xác định đúng về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị hiệu quả phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ thăm khám cụ thể. Tuyệt đối không được chủ quan khi thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ, tránh để bệnh diễn biến nghiêm trọng gây nguy hiểm tính mạng.

Theo Y tế Bắc Kạn

5/5 - (6 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *