Viêm da cơ địa khi mang thai: Triệu chứng và cách điều trị an toàn
Nội dung
Khi mang thai, mẹ bầu thường xuất hiện các triệu chứng căng, rạn da và da bị nứt nẻ làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa khi mang thai. Điều này khiến các bà mẹ rất lo lắng, không biết bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không và cách điều trị thế nào để an toàn?
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa khi mang thai
Ở phụ nữ mang thai, nồng độ estrogen có sự thay đổi rõ rệt khiến các bà bầu trở nên căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và đối mặt với nguy cơ bị mắc các bệnh về nhiễm khuẩn. Triệu chứng viêm da cơ địa khi mang thai là tổn thương ngoài da ở bà bầu có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất dai dẳng.
Hiện nay, các bác sĩ đã chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình khởi phát bệnh ở thai phụ như sau:
- Do thay đổi hormone khi mang thai: Việc sản sinh ra nhiều hormone prolactin và progesterone nhanh chóng có thể dẫn tới rối loạn chức năng trong cơ thể bà bầu và khiến viêm da cơ địa khởi phát.
- Do hệ miễn dịch bị suy giảm: Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm ngoài da cao hơn.
- Các yếu tố khác: Mẹ bầu nếu bị ốm nghén cũng có thể gây kích ứng ngoài da. Ngoài ra, nếu bị dị ứng với các dị nguyên ngoài môi trường cũng khiến các mẹ dễ bị viêm da cơ địa hơn.
Các triệu chứng viêm da cơ địa khi mang thai
Những thay đổi trên da ở phụ nữ mang thai thường khá rõ ràng nên các dấu hiệu của viêm da cơ địa trong thời gian này rất dễ nhận biết như sau:
- Trên cơ thể, nhất là vùng da mặt, ngực, khuỷu tay và bụng xuất hiện nhiều vết ban đỏ.
- Trên da xuất hiện những mụn nước li ti gây ngứa ngáy.
- Tình trạng phù nề da, nổi ban đỏ trên da xuất hiện rất rõ ràng, thậm chí một số vùng da có dấu hiệu chảy dịch, trợt loét.
- Người bệnh bị ngứa ngáy rất khó chịu, da bị khô, bong tróc và rất mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Một trong những mối lo lắng hàng đầu của các mẹ là không biết viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không. Trên thực tế, các tổn thương ngoài da ở cơ thể mẹ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Nhưng, các triệu chứng bệnh có thể khiến người mẹ khó chịu, kém ăn uống, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ và tâm lý, từ đó gián tiếp khiến thai nhi cũng bị ảnh hưởng vài phần.
Ngoài ra, do viêm da cơ địa là bệnh lý có mối liên hệ mật thiết đến yếu tố di truyền nên người mẹ khi mang thai bị viêm da cơ địa có khả năng rất cao di truyền sang con.
Điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu
Không chỉ điều trị các triệu chứng bệnh, phương pháp chữa viêm da cơ địa cho bà bầu còn cần đảm bảo tính an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Đây là phương pháp không được khuyến khích cho bà bầu bị viêm da ở thể nhẹ do tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu các tổn thương lan rộng và có dấu hiệu nghiêm trọng, các bà mẹ cần sử dụng các loại thuốc này dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
- Thuốc bôi có kẽm oxit: Giúp da kháng khuẩn và làm dịu cơn bỏng rát, làm lành vết thương.
- Thuốc kháng histamin: Để giảm các triệu chứng bệnh do dị ứng và ít tác dụng phụ.
Các bài thuốc Đông y
Các thảo dược trong bài thuốc Đông y thường lành tính, phù hợp cho cơ thể nhạy cảm của bà bầu và cũng có tác dụng điều trị bệnh khá tốt. Các bà mẹ muốn chữa viêm da cơ địa có thể tham khảo bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 6gr kim ngân hoa, 6gr cam thảo, 12gr các loại thương nhĩ tử, sài đất, bồ công anh. Sắc thuốc trong khoảng 30 phút và uống đều đặn hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10gr các loại sài đất, trúc diệp, đan sâm, kim ngân hoa, liên kiều, rau má. Sắc thuốc và uống đều đặn để giảm ngứa.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị 12gr các loại sinh địa, kim ngân hoa, thương truật, rau má, thổ phục linh, đương quy; 10gr khổ sâm, 10gr kinh giới, 8gr ngưu bàng, 8gr thạch cao và 8gr tri mẫu. Sắc thuốc uống để trị bệnh dứt điểm.
Cách điều trị không dùng thuốc
Phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc rất được ưu tiên cho phụ nữ có thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu có thể áp dụng các cách:
- Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh để chườm lên vùng da bị bệnh khoảng 5 phút để giảm ngứa rất hiệu quả.
- Dùng kem dưỡng ẩm để giảm ngứa: Các mẹ bầu cần sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày cho da để tránh khô da, làm dịu da nhanh chóng. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thoa lên da sau khi tắm và massage nhẹ nhàng.
- Sử dụng thảo dược: Bằng cách lấy các loại thảo dược như lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi, các bà bầu có thể đun lấy nước các loại thảo dược này để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị bệnh mỗi ngày giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa vùng viêm lan rộng.
XEM THÊM:
Cách chăm sóc thai phụ bị viêm da cơ địa
Khi các triệu chứng ngoài da trở nên nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai phụ. Do đó, bên cạnh việc chữa bệnh, cách chăm sóc bà bầu trong giai đoạn này cũng rất quan trọng.
- Bà bầu cần cung cấp ẩm cho da thường xuyên bằng cách uống nhiều nước, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp.
- Chỉ nên tắm với nước ấm vừa phải để tránh kích ứng da.
- Tăng cường ăn rau xanh, bổ sung hoa quả để nạp vitamin cũng như chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.
- Không nên gãi khi bị ngứa, chỉ nên xoa da nhẹ nhàng hoặc chườm lạnh để dễ chịu.
- Cần giữ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
- Bà bầu cần giữ tâm lý thoải mái, tích cực.
Trên đây là một số vấn đề về viêm da cơ địa khi mang thai. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi nên người bệnh cần hết sức thận trọng và tích cực điều trị, chăm sóc bệnh nhân đúng cách.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Theo: Y Tế Bắc Kạn
Video liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!