Viêm da cơ địa ở tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh
Nội dung
Viêm da cơ địa ở tay là tình trạng viêm da khá thường gặp ở những người phải làm các công việc như nội trợ hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa độc hại. Tình trạng này nếu không được kiểm soát có thể gây ra bội nhiễm ở tay, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Bị viêm da cơ địa ở tay là gì?
Viêm da cơ địa ở tay là một tổn thương da ở bàn tay thuộc thể mãn tính. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng này khi phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất độc hại.
Tình trạng bệnh thường khởi phát theo từng đợt. Ở các đợt cấp tính, người bệnh có các triệu chứng đỏ da, khô da và ngứa ngáy dữ dội. Lúc này, người bệnh cũng có nguy cơ bị bội nhiễm rất cao. Khi bệnh chuyển sang thể mãn tính, các vùng da bị bệnh thường có triệu chứng dày sừng và trở nên thâm, sạm.
Trên thực tế, tình trạng viêm da cơ địa ở tay thường dễ kiểm soát hơn so với viêm da ở các khu vực khác trên diện rộng. Tuy nhiên, vùng da tay lại thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nên sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn.
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa tay
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa ở tay là gì. Tuy nhiên, tình trạng này có mối quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, các yếu tố sau đây cũng có thể gây kích ứng, khiến bệnh bùng phát:
- Do hóa chất: Khi phải tiếp xúc với nước rửa chén, xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm thường xuyên gây bùng phát viêm da.
- Yếu tố dị ứng: Khi người bệnh bị côn trùng cắn, tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng cũng có thể khiến vùng da tay bị ngứa rát, nổi mụn nước, mẩn ngứa…
- Người bệnh bị căng thẳng cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng và bùng phát viêm da cơ địa.
- Bên cạnh đó, các yếu tố như thời tiết, bị khô da… cũng gây ra viêm da cơ địa.
Các triệu chứng bệnh
Các triệu chứng bệnh có thể biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Bệnh viêm da cơ địa ở tay có các triệu chứng bệnh trong giai đoạn cấp tính và mãn tính là:
Triệu chứng cấp tính
- Người bệnh xuất hiện các vết ban đỏ trên da.
- Da bị tổn thương vùng bề mặt, có xuất hiện mụn nước nhỏ, mẩn ngứa trên da.
- Các mụn nước trên da có thể vỡ ra, chảy dịch và đóng vảy.
- Người bệnh bị đau, ngứa ngáy âm ỉ.
Triệu chứng mãn tính
- Da tay bị thâm sạm, có dấu hiệu dày sừng và có vết nứt.
- Người bệnh bị ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm.
Vùng da tay bị viêm da cơ địa thường có nguy cơ bị bội nhiễm cao hơn các khu vực khác. Mặc dù bệnh lý này có thể không gây quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nhưng có thể khiến người bệnh bị bội nhiễm, gặp phải triệu chứng như hoạt tử da, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết…
Hơn nữa, khi bị viêm da ở tay, người bệnh thường gặp phải nhiều khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày.
Cách chữa viêm da cơ địa ở tay
Hiện nay, các cách chữa viêm da cơ địa chủ yếu có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh lan rộng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện các triệu chứng ngoài da.
Sử dụng thuốc điều trị
Các loại thuốc được dùng để tri viêm da cơ địa ở tay giúp kiểm soát các triệu chứng trên da và làm lành tổn thương da chứ không có tác dụng điều trị bệnh triệt để. Các loại thuốc thường dùng trị viêm da cơ địa là:
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng, được sử dụng kết hợp dưới dạng bôi ngoài da hoặc dạng thuốc uống.
- Nhóm thuốc ức chế Calcineurin: Có tác dụng ngăn tổn thương lan rộng, giúp phục hồi da. Khi sử dụng không nên tiếp xúc da với ánh nắng.
- Kẽm oxide 10%: Là dịu da, sát khuẩn nhẹ và bảo vệ da.
- Corticoid dạng bôi: Có tác dụng giảm viêm và chống dị ứng.
- Nhóm thuốc kháng sinh và thuống chống nấm: Được sử dụng khi người bệnh bị bội nhiễm.
- Acid Salicylic bạt sừng: Có tác dụng sát trùng, giúp làm mềm da và tẩy tế bào chết.
THAM KHẢO:
Điều trị tại nhà
Các phương pháp điều trị tại nhà cũng rất quan trọng, giúp người bệnh giảm tổn thương da, giảm ngứa, hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Các phương pháp tại nhà có thể áp dụng là:
- Ngâm nước muối: Ngâm tay với nước muối ấm giúp làm giảm ngứa, dịu da tay nhanh chóng. Ngoài ra, nước muối ấm còn có tác dụng giảm ngứa, làm mềm và sát trùng da.
- Chườm đá: Người bệnh có thể chườm đá lạnh trên da trong vòng 20 phút để làm co mạch máu, giảm sưng viêm và hạn chế tuần hoàn máu đến vùng da bị viêm:
- Sử dụng dầu dừa, dầu ô liu để massage vùng da bị bệnh để tăng dưỡng ẩm, ngăn ngừa hình thành sẹo.
- Sử dụng gel nha đam làm dịu da, giảm sưng nóng da và tăng tốc độ phục hồi của da.
Lưu ý để phòng ngừa viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa ở tay rất dễ bùng phát và tái phát lại nhiều lần. Do đó, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý:
- Cần đảm bảo dưỡng ẩm cho da tay, nhất là khi thời tiết hanh khô.
- Cần sử dụng bao tay khi tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn.
- Nên sử dụng nước rửa tay dịu nhẹ, độ pH trung bình.
- Giữ ấm tay khi trời lạnh, không nên căng thẳng, cần nghỉ ngơi và vận động khoa học.
Trên đây là một số vấn đề về tình trạng viêm da cơ địa ở tay. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin này và tìm ra được hướng phòng ngừa cũng như điều trị bệnh phù hợp.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Theo: Y Tế Bắc Kạn
Video liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!