Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng. Bệnh gây ra tình trạng da phát ban, nổi sần, xung huyết, ngứa rát, nóng đỏ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là gì? Đây là căn bệnh da liễu khá phổ biến ngày nay. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng/dị ứng có trong môi trường. Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Da liễu của Bộ Y tế), có đến 1,5-5,4% dân số thế giới mắc viêm da tiếp xúc.

Viêm nhiễm da do tiếp xúc dị nguyên là Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu thường gặp
Viêm nhiễm da do tiếp xúc dị nguyên là Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu thường gặp

Không giống với các bệnh da liễu khác, viêm da dị ứng tiếp xúc chỉ gây ra những thương tổn ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân có hại. Nghĩa là diện tích vùng da bị thương tổn bó hẹp hơn các loại bệnh viêm da khác. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc chuyển biến nặng, vùng da lân cận cũng có thể chịu thương tổn như: Ửng đỏ, phát ban, nổi mề đay kèm theo ngứa rát.

Triệu chứng điển hình của bệnh

Viêm da kích ứng tiếp xúc xảy ra sau khi tiếp xúc với các tác nhân phản ứng. Bạn có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng/kích ứng, da sẽ xuất hiện các vệt, đốm phát ban. Những nốt này có kích thước từ vài mm đến vài cm.
  • Các vệt, đốm phát ban có hiện tượng sưng phù.
  • Sau một vài tiếng, bề mặt các nốt phát ban sẽ xuất hiện mụn mủ, mụn nước hoặc bọng nước.
  • Vùng da bị tổn thương có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, đau nhẹ khi chạm vào.
  • Ở một số trường hợp, vùng da tiếp xúc dị ứng sẽ bị khô, rộp da, ửng đỏ, kèm theo ngứa rát.
  • Nếu người bệnh nuốt, hoặc ngửi phải chất gây kích ứng, dị ứng sẽ thấy khó thở, thở khò khè và buồn nôn.
  • Sau khoảng 4-5 ngày các vết thương sẽ lành lại và phục hồi.

Các vị trí thường xảy ra viêm da kích ứng tiếp xúc là:

  • Tay: Đây là vị trí dễ bị mắc viêm da kích ứng tiếp xúc nhất, do thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường. Vì thế mà khả năng mắc bệnh là lớn nhất.
  • Mặt: Đây là bộ phận ít được che chắn, do đó rất dễ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Vì thế cũng rất dễ mắc viêm da tiếp xúc.
  • Bộ phận sinh dục: Vùng kín là bộ phận ít chịu ảnh hưởng của các dị nguyên có trong môi trường. Tuy nhiên nó cũng có thể bị viêm da kích ứng tiếp xúc. Thói quen sai lầm trong sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân gây bệnh.

Phân loại bệnh

Dựa vào đặc điểm của bệnh, chúng ta có thể chia viêm da tiếp xúc thành 3 loại. Đó là:

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Đây là loại viêm da không mấy phổ biến. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với các tác nhân gây dị ứng..

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Đây là loại viêm da phổ biến, thường gặp nhất. Bệnh xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Cụ thể như: Mỹ phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa, nọc độc của côn trùng,… Hoặc khi bạn ma sát trong thời gian dài với giày dép, quần áo cũng có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Là tình trạng da  bị nhiễm trùng nặng sau khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. Phân loại bệnh này thường ít khi xảy ra, không dễ gặp.

Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Viêm da tiếp xúc xảy ra do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng có trong môi trường sống tự nhiên. Tùy theo phân loại mà nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Cụ thể như:

Bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc xảy ra do đâu?

Như đã nói ở trên, viêm da kích ứng tiếp xúc khá phổ biến, bệnh xảy ra do:

  • Người bệnh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, tẩy trắng.
  • Da tiếp xúc với dung môi hoặc hóa chất.
  • Kích ứng với dầu gội.
  • Bụi mịn, không khí ô nhiễm, phấn hoa.
  • Mùn cưa, nọc độc côn trùng hoặc thuốc trừ sâu, dầu hỏa, dầu lửa.
  • Viêm da kích ứng tiếp xúc do tiếp xúc với rượu.
  • Da bị kích ứng khi tiếp xúc với thành phần axit có trong pin.

Viêm da tiếp xúc dị ứng do đâu?

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là:

  • Dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng histamin đường uống.
  • Hóa chất có trong mỹ phẩm, nước hoa, sữa tắm, nước súc miệng,…
  • Dị ứng với Formaldehyde có trong các chất khử trùng và bảo quản.
  • Dị ứng với niken có trong móc khóa hoặc đồ trang sức…
  • Người bệnh tiếp xúc với chất độc có trong cây thường xuân hoặc cây sồi.
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trường hợp các chất gây dị ứng đi vào cơ thể bằng đường ăn uống sẽ gây ra dị ứng toàn thân.

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có nguy hiểm không? Có lây không?

Như đã nó ở trên, đây là căn bệnh da liễu phổ biến, chỉ gây tổn thương ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân dị ứng. Viêm da dị ứng tiếp xúc không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.

Một số biến chứng do bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc gây ra là:

  • Viêm da thần kinh: Tình trạng da phát ban, nổi mẩn đỏ ở khu vực tập trung nhiều dây thần kinh kích thích người bệnh cào, gãi. Hành động này khiến vùng da này bị dày sừng và liken hóa, dẫn đến viêm da thần kinh. Vùng da bị viêm có thể bị đổi màu, thâm sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ.
  • Da bị nhiễm trùng: Hành động cào, gãi để làm giảm cảm giác ngứa ngáy có thể khiến da bị nhiễm trùng, mưng mủ. Xử lý vùng da bị nhiễm trùng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong. Từ đó tạo thành các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Da bị đổi màu, hình thành sẹo vĩnh viễn: Các tổn thương trên da không được xử lý kịp thời và đúng cách, cộng với cào gãi có thể hình thành sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Ngoài các biến chứng trên, tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban cũng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể như gây mất ngủ do ngứa ngáy khó chịu, mất tập trung trong công việc và học tập…. Người bệnh khi thấy bản thân có các triệu chứng viêm da kích ứng tiếp xúc nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị.

Một vấn đề khác rất được người bệnh quan tâm đó là: Viêm da dị ứng, kích ứng tiếp xúc có lây không? Về vấn đề này, theo các chuyên gia y tế da liễu, bệnh không có khả năng lây nhiễm. Bởi viêm da dị ứng tiếp xúc xảy ra là do cơ địa và hệ miễn dịch yếu. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, hoặc tác nhân dị ứng xâm nhập gây bệnh. Vì thế bạn có thể yên tâm chăm sóc người mắc bệnh mà không lo lây nhiễm.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả

Viêm da kích ứng/dị ứng tiếp xúc không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chính xác.

Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Theo đó bác sĩ sẽ hỏi bạn đã từng tiếp xúc với chất nào có khả năng gây dị ứng/kích ứng không? Tình trạng sức khỏe, cũng như những biểu hiện tổn thương trên da của bạn.

Ở một số trường hợp, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cần phải thực hiện kiểm tra mức độ dị ứng. Cụ thể là, bác sĩ chuyên khoa sẽ để da của bạn tiếp xúc với một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng/kích ứng. Sau đó theo dõi các phản ứng trong 2 ngày tới để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Tìm ra tác nhân gây bệnh là một bước rất quan trọng quyết định việc điều trị có hiệu quả hay không. 

Với sự phát triển của y học ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc. Theo đó bạn có thể sử dụng các loại thuốc tân dược để nhanh chóng khắc phục triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc. Hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y, mẹo dân gian tại nhà để cải thiện tình trạng dị ứng tiếp xúc.

Tây y chữa bệnh hiệu quả

Tây y luôn là lựa chọn của nhiều người khi gặp tình trạng viêm nhiễm da dị ứng/kích ứng tiếp xúc. Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, phát ban trên da. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm da tiếp xúc như:

  • Sử dụng thuốc bôi chứa corticoid: Đây là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp các tổn thương trên da đã khô và đóng vảy. Thuốc bôi chứa corticoid giúp người bệnh giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, nóng rát trên da. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng giảm sưng tấy, và chống dị ứng. Lưu ý, không sử dụng thuốc bôi chứa corticoid khi vết thương vẫn còn mưng mủ, chảy dịch. Vì các thành phần corticoid có trong thuốc sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Với những trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm thường được chỉ định dùng kết hợp kháng sinh tại chỗ. Acid fusidic chính là loại kháng sinh tại chỗ dùng trị viêm da tiếp xúc.
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Vì thế bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc kháng histamin. Công dụng của nhóm thuốc này là giảm nhanh triệu chứng dị ứng, kích ứng. Đồng thời giải mẫn cảm, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Trường hợp các chất gây dị ứng, kích ứng xâm nhập sâu gây nhiễm trùng, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Công dụng của thuốc là tiêu diệt các gốc vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời ngăn ngừa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc tái phát.
  • Thuốc corticoid đường uống: Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, bạn có thể sử dụng thuốc corticoid đường uống. Công dụng của thuốc là giảm viêm nhiễm, chống dị ứng. Tuy nhiên thuốc chỉ có khả năng điều trị ngắn hạn, người bệnh sử dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Hồ nước: Đây là một loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch. Thành phần chính là bột Talc, kẽm Oxyd và Glycerin. Tác dụng của hồ nước là làm dịu mát da, sát khuẩn và bảo vệ khu vực da đang bị thương tổn, ngăn chặn vết thương lan rộng. Hồ nước được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh mới khởi phát.
  • Dung dịch Jarish: Thành phần chính của dung dịch Jarish chính là nước cất và một lượng vừa đủ Acidum boricum, Glycerum. Công dụng của dung dịch Jarish chính là  làm sạch, sát trùng, dịu mát vùng da bị dị ứng. Đồng thời, dung dịch Jarish cũng làm giảm sưng tấy, viêm nhiễm ở mức độ nhẹ. Bạn có thể sử dụng dung dịch Jarish trong trường hợp bệnh chưa chuyển biến nặng.
Uống thuốc tân dược là một phương pháp trị bệnh hiệu quả
Uống thuốc tân dược là một phương pháp trị bệnh hiệu quả

Lưu ý: Các loại thuốc tân dược mang lại hiệu quả tức thì, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến viêm nhiễm nặng hơn, bệnh khó kiểm soát và điều trị dứt điểm.

Đông y chữa bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc hiệu quả

Theo Đông y, viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da độc tính. Bệnh xảy ra khi vệ khí của cơ địa không liên kết chặt chẽ. Nghĩa là, cơ địa của người bệnh nhạy cảm, da yếu dễ bị dị ứng/kích ứng. Khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố ngoại tà (phong nhiệt, thấp nhiệt, tà khí) sẽ dẫn đến tình trạng khô rát da, phát ban, nổi mụn nước, chảy mủ, mẩn ngứa…

Cũng theo y học cổ truyền, một nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc đó là do khí huyết uất tụ hóa nhiệt. Để điều trị bệnh hiệu quả cần loại bỏ các yếu tố ngoại tà. Đồng thời bổ sung khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại ngoại tà.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc hiệu quả:

Bài thuốc số 1 trị bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc do phong nhiệt

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị các vị thuốc sau mỗi loại 6g: Cát cánh, kinh giới, lá tre và bạc hà.
  • Các thảo dược sau mỗi vị 8g: Ngân hoa, liên kiều, đậu cổ, bạch truật và ngưu bàng.
  • Cùng với: 5g cam thảo và 10g mộc thông.

Cách thực hiện

  • 11 vị thuốc trên bạn dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Đem 11 vị thuốc này sắc cùng 600ml nước.
  • Chia thuốc thành nhiều phần và uống đều trong ngày.
  • Người bệnh có thể uống theo chỉ định của thầy thuốc Đông y. Liều dùng thông thường là mỗi ngày 1 thang thuốc.

Bài thuốc này có tác dụng điều trị da dị ứng mẩn đỏ, phát ban, lưỡi đỏ có rêu vàng.

Bài thuốc số 2 trị bệnh do thể huyết nhiệt

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị các vị thuốc sau mỗi loại 12g: Hoàng cầm, liên kiều, cát cánh, trúc diệp, tri mẫu, đan bì và hoàng liên..
  • Các loại thảo dược sau mỗi vị 16g: Huyền sâm, sinh địa, và sơn chi.
  • Các dược liệu sau mỗi vị 4g: Cam thảo, tê giác.
  • Cuối cùng là 40g thạch cao.

Cách thực hiện

  • 13 loại thảo dược trên dùng nước rửa thật sạch và để ráo.
  • 13 vị thuốc trên đem sắc với 700ml nước.
  • Chia nước thuốc làm 3 phần bằng nhau và uống đều trong ngày.

Bài thuốc có công dụng cải thiện các triệu chứng dị ứng ngoài da như phát ban đỏ ứng, mụn nước, mụn mủ, chảy dịch.

Bài thuốc số 3 trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị 2 vị thuốc sau mỗi loại 20g: Hoàng bá và thổ đại hoàng.
  • Cùng với 30g sinh địa du.

Cách thực hiện

  • Dùng nước rửa thật sạch các vị thuốc trên, sau đó để ráo.
  • Đem sắc 3 vị thuốc này cùng 500ml nước.
  • Chắt lấy nước thuốc và bôi lên những vùng da bị dị ứng.

Bài thuốc bôi ngoài da thích hợp với trường hợp người bệnh bị viêm da có mụn nước, mụn mủ chảy dịch.

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

Với những trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng này.

Ưu điểm của các phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, nhưng vẫn mang lại hiệu quả tích cực.

Một số mẹo dân gian tại nhà cải thiện tình trạng viêm da dị ứng như:

Đắp lá mơ dây

Lá mơ dây còn có tên gọi khác là mơ leo, là một loại thực phẩm quen thuộc ở nước ta. Các bộ phận của lá mơ dây đều có khả năng sát khuẩn, chống viêm. Vì vậy từ lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ lá mơ dây. Những người bị viêm da tiếp xúc cũng có thể dùng mơ leo để cải thiện tình trạng bệnh.

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá mơ dây và dùng nước rửa sạch, để ráo.
  • Giã nát hoặc cắt nhỏ lá mơ dây.
  • Đắp lá mơ dây lên vùng da bị dị ứng. 
  • Ngày thực hiện 3 lần để thấy các triệu chứng bệnh giảm dần.

Tỏi chữa viêm da dị ứng tiếp xúc

Tỏi được biết đến như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên với công dụng chính là kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Bạn có thể dùng tỏi để giảm sưng tấy, ngứa rát trên da do bị dị ứng tiếp xúc.

Đắp tỏi giúp giảm cảm giác ngứa ngáy trên da
Đắp tỏi giúp giảm cảm giác ngứa ngáy trên da

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị một 1 vài tép tỏi, sau đó dùng cối giã nhuyễn.
  • Đắp tỏi lên vùng da bị dị ứng.
  • Sau 15 phút thì dùng nước rửa lại thật sạch.
  • Ngày thực hiện 2 lần sáng tối để thấy hiệu quả trị bệnh.
  • Lưu ý: Trong tỏi có chứa rất nhiều chất allicin – được ví như kháng sinh, vì vậy bạn không nên đắp quá nhiều tỏi lên vết thương. Lạm dụng tỏi có thể gây bỏng da, khiến kích ứng nặng hơn.

Nha đam đậu xanh trị viêm da kích ứng tiếp xúc

Nha đam và đậu xanh đều là những nguyên liệu có thể làm dịu mát làn da. Vì vậy khi bị ngứa, nóng rát, ửng đỏ da do kích ứng tiếp xúc, bạn có thể dùng nha đam và đậu xanh để cải thiện tình trạng bệnh.

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, cùng một nắm đậu xanh.
  • Nha đam gọt bỏ phần vỏ chỉ giữ phần gel trong suốt.
  • Đậu xanh bạn rửa sạch và để ráo nước, sau đó giã nát.
  • Trộn bột đậu xanh và nha đam theo tỷ lệ 1:1, sau đó đắp lên vùng da bị kích ứng dị ứng.
  • Sau 20 phút dùng nước rửa lại thật sạch.
  • Mỗi ngày bạn có thể áp dụng cách này từ 2-3 lần để giảm ngứa, rát, đỏ da.

Ngoài các mẹo dân gian trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị bệnh tại nhà sau:

  • Dùng đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương để giảm nhanh cảm giác nóng rát, ngứa ngáy.
  • Tắm nước lạnh để làm dịu các kích ứng trên da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm trong trường hợp dị ứng tiếp xúc gây khô ráp, sần da.

Biện pháp phòng bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hiệu quả

Viêm da tiếp xúc tuy không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng trừ bệnh sau:

  • Xác định nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tối đa việc tiếp xúc. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tái mắc bệnh. Trường hợp bắt buộc tiếp xúc, bạn nên đeo găng tay, đi ủng để ngăn dị nguyên xâm nhập.
  • Tuyệt đối không chà xát, cào gãi da. 
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, không bó sát.
Người bệnh không nên cào gãi khi bị viêm da tiếp xúc
Người bệnh không nên cào gãi khi bị viêm da tiếp xúc
  • Trong thời gian trị bệnh, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể khiến các tổn thương trên da nghiêm trọng hơn. Từ đó hình thành vết thâm, sẹo vĩnh viễn.
  • Khi thấy da có dấu hiệu ngứa rát, bạn nên dùng nước muối, hoặc xà phòng để rửa sạch. Hạn chế dị vật tấn công gây bệnh.
  • Nếu thấy trên da có côn trùng không nên giết trực tiếp. Tránh nọc độc của chúng bám vào da gây kích ứng.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm mốc.
  • Phun thuốc xịt côn trùng định kỳ, ngăn ngừa tình trạng viêm da do nọc độc côn trùng.
  • Luôn giữ thân thể sạch sẽ. Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu chất dinh dưỡng. Cụ thể bạn nên ăn nhiều rau xanh như súp lơ, cần tây, cải bó xôi, cải ngồng,… Tăng cường ăn hoa quả, củ chứa nhiều vitamin như bưởi, cam, xoài, việt quất, cà rốt, củ cải,… 
  • Bạn nên uống đủ nước, khoảng 1,5-2,5 lít nước/ngày. Bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả như nước cam, nước ép ổi, bưởi, nho,…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất béo, đồ đóng hộp, đồ ngọt, hải sản… 
  • Không uống bia, rượu, trà, cà phê nếu đã có tiền sử mắc viêm da dị ứng tiếp xúc.
  • Kết hợp rèn luyện thân thể, tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Để tránh tình trạng tổn thương trên da phát triển thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ, ngay khi có triệu chứng bệnh bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị.

5/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *