Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khi mang thai: Nguyên nhân, Cách chữa an toàn

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa là hiện tượng nhiều chị em mắc phải. Ngoài nguyên nhân từ sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, hiện tượng này còn tiềm ẩn một số bệnh lý về da hoặc bệnh lý mãn tính khác chị em không nên chủ quan. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng giúp chị em tìm được phương pháp trị bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn. 

Triệu chứng nhận biết bà bầu bị nổi mẩn ngứa

Thông thường vào giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian bà bầu dễ bị nổi mẩn ngứa nhất. Một số biểu hiện dễ dàng nhận biết như trên da xuất hiện ban đỏ, sẩn phù có màu trắng hoặc hồng nhạt đi kèm là cảm giác nóng rát, châm chích, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa chị em cần chú ý
Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa chị em cần chú ý

Theo các chuyên gia, hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa là kết quả của quá trình phản ứng quá mẫn với cơ thể trước các dị nguyên gây kích ứng như: mạt bụi, lông thú, phấn hoa,… Khi tiếp xúc với các dị nguyên này, cơ thể mẹ bầu sẽ giải phóng Histamin – chất dẫn truyền trung gian làm tăng tính thấm thành mao mạch gây ra tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngày.

Thông thường, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở bụng đầu tiên sau đó lan rộng ra vùng da lân cận khác như đùi, chân, mặt,… Nghiêm trọng hơn có trường hợp bà bầu bị nổi mẩn ngứa toàn thân gây cảm giác bứt rứt vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa là gì?

Theo chuyên gia sức khỏe có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu nhất bao gồm:

Có nhiều nguyên nhân bị nổi mẩn ngứa khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân bị nổi mẩn ngứa khi mang thai
  • Sự thay đổi tiết tố: Khi mang bầu, nồng độ của các hormone estrogen, progesterone có sự gia tăng đột ngột. Chính điều này khiến cơ thể không kịp kích ứng, từ đó dẫn tới tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khô rát.
  • Cấu trúc mô của da có sự thay đổi: Kích thước của thai nhi càng phát triển cộng với việc tăng cân khiến vùng mô da ở bụng cũng như ở ngực, đùi, mông bị căng và giãn da. Lúc này cấu trúc mô của da sẽ bị vỡ, mỏng hơn, căng hơn, dễ làm chị em bị nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Sự thay đổi dinh dưỡng: Khi có bầu, hầu hết người mẹ thường chú ý bồi bổ những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu đạm và chất béo. Trong khi đó, nhiều nhóm dinh dưỡng sẽ bị thiếu hụt do ốm nghén. Việc mất cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn cũng được xác định là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa.
  • Sử dụng dược phẩm hỗ trợ không phù hợp: Hệ miễn dịch có thể xảy ra khi cơ thể không đáp ứng và chống lại với một số dược phẩm bồi bổ khi có bầu như vitamin, sắt, canxi,… gây nổi mẩn đỏ ngứa.

Nổi mẩn ngứa khi mang thai cảnh báo bệnh gì?

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa khi mang thai thông thường sẽ do sự thay đổi nội tiết tố, hoặc cũng có thể là cảnh báo của một số bệnh lý bao gồm:

  • Viêm nang lông ở chân

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ thường có xu hướng bị viêm nang lông với mảng da nổi mẩn, thậm chí có mủ nước ngứa ngáy rất khó chịu.

Chị em có thể kiểm soát tốt hiện tượng này nếu phát hiện và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên một số trường hợp cơ địa quá nhạy cảm chị em sẽ luôn cảm thấy muốn cào gãi để xoa dịu cơn ngứa, tăng nguy cơ làm tổn thương, nhiễm trùng da cũng như để lại sẹo. Nặng hơn có thể xuất hiện u nhọt trên da, cản trở trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa có thể bị viêm nang lông hoặc chốc lở
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa có thể bị viêm nang lông hoặc chốc lở
  • Viêm da bọng nước

Các chuyên gia da liễu cho biết, nếu  bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở tuần thứ 20 – 21 của thai kỳ thì nguy cơ cao chị em đã bị viêm da bọng nước.

Nổi mụn mẩn ở vùng rốn, vùng da ở đùi là triệu chứng nhận biết đầu tiên. Sau đó tình trạng này có thể lây lan ra chân, tay, mặt, lưng và bụng với cơ ngứa ngáy điên cuồng, đặc biệt vào ban đêm.

  • Mề đay mẩn ngứa khi có bầu

Bà bầu bị ngứa nổi mẩn đỏ còn có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay mẩn ngứa. Bệnh khởi phát do sự thay đổi hormone khiến cơ thể bị kích thích quá độ. Ngoài chân, bà bầu còn có thể bị nổi sẩn phù, mề đay ở mặt, ở bụng.

  • Bệnh chốc lở

Ở 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể là bệnh chốc lở. Bệnh khởi phát đột ngột và hình thành các sẩn phù, mẩn ngứa tập trung ở chân. Một số biểu hiện đi kèm chị em có thể nhận biết như: sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh, tiêu chảy.

Bị mẩn ngứa khi mang thai có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Có khoảng 80% chị em phụ nữ trong suốt quá trình mang thai đều gặp phải tình trạng này. Các vùng da bị nổi mẩn, ngứa ngáy có thể kéo dài vài ngày và tự biến mất mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên với những chị em có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nổi mẩn đỏ ngứa có thể kéo dài dai dẳng, diễn tiến nghiêm trọng. Những cơn ngứa ngáy điên cuồng, đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược tiềm ẩn nguy cơ sinh non, thai yếu, thậm chí nặng hơn có thể là thai chết lưu hoặc hình thành những tổn thương vĩnh viễn cho bào thai.

Do vậy, chị em tuyệt đối không nên chủ quan mà cần theo dõi kỹ lưỡng để phát hiện xử lý bệnh kịp thời. Bà bầu bị nổi mẩn ngứa cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ trong trường hợp:fb

  • Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người đi kèm là dấu hiệu vàng da: Trường hợp này cảnh báo bạn có thể mắc phải chứng mật kém lưu thông
  • Bị phát ban kèm sốt cao: Là triệu chứng cảnh báo sớm bệnh herpes hoặc thủy đậu.
  • Ngứa đi kèm những tổn thương da: Có thể là bệnh vảy nến hoặc viêm da cơ địa.
  • Ngứa ngáy, nổi mẩn kèm âm đạo nóng rát: Có thể là triệu chứng của các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Tổng hợp những cách chữa dị ứng mẩn ngứa cho bà bầu

Khi bị nổi mẩn đỏ ngứa trong quá trình mang thai, trước tiên chị em cần bình tĩnh, xử lý sớm, đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm. Điều trị nổi mẩn ngứa cho bà bầu không chỉ đặt hiệu quả mà tính an toàn cũng cần chú trọng. Dưới đây sẽ là một số cách điều trị chị em có thể tham khảo:

Mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa có thể áp dụng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong vườn nhà được truyền tai nhau về hiệu quả giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ cho bà bầu như sau:

  • Sử dụng lá kinh giới: Trong cây kinh giới được xác định chứa nhiều tinh dầu nóng cùng hoạt chất có tính hàn mang tới công dụng làm ấm, giảm nhanh sẩn phù, ngứa ngáy. Để chữa trị, chị em chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá cây kinh giới sau đó rang nóng cùng muối trắng. Tiếp tục đổ hỗn hợp vào khăn rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Lá kinh giới có tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả
Lá kinh giới có tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả
  • Sử dụng quả mướp đắng: Thái nhỏ quả mướp đắng sau đó đun sôi với nước trong khoảng 10 phút, thêm chút muối trắng. Sử dụng nước quả mướp đắng để tắm hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa giúp chống virus, diệt khuẩn, làm mát cơ thể rất tốt. Tuy nhiên với những chị em bị dạ dày hay bệnh liên quan tới gan, thận không nên áp dụng mẹo này.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như chè vằng, trà hoa cúc,… có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể từ đó làm giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Ưu điểm của những mẹo dân gian đó là cách thức thực hiện đơn giản, nguyên liệu rẻ, dễ tìm, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên chị em chỉ nên áp dụng trong trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở phạm vi hẹp các triệu chứng ở mức nhẹ.

Sử dụng thuốc Tây giảm ngứa khi mang thai – Cẩn trọng tác dụng phụ

Hầu hết các trường hợp bà bầu bị nổi mẩn ngứa không được khuyến khích sử dụng thuốc Tây bởi tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng nặng, bác sĩ cũng sẽ chỉ định sử dụng thuốc đặc trị mẩn ngứa để cắt cơn đau và giảm tổn thương da.

Ưu điểm của thuốc Tây chính là có thể giảm nhanh các triệu chứng ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên chị em cần hết sức cẩn trọng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý đi mua và sử dụng thuốc theo cảm tính để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu hiệu quả và an toàn theo Y học cổ truyền

Theo quan niệm trong Y học cổ truyền, tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khi mang thai là do phong hàn, nhiệt độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể cộng thêm cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng suy giảm trong quá trình mang thai sinh ra nổi mẩn ngứa.

Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn
Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn

Y học cổ truyền trị bệnh theo nguyên tắc: Loại bỏ gốc rễ, phục hồi cơ thể toàn diện nhưng vẫn cần đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Các chuyên gia da liễu chị em cũng nên tìm hiểu và áp dụng phương pháp  điều trị này. Bên cạnh công dụng tiêu sưng, giảm ngứa, tăng miễn dịch, ngăn bệnh tái phát, các bài thuốc Y học cổ truyền còn có thể gia giảm thêm các thành phần giúp an thai, bổ huyết rất tốt cho mẹ bầu.

Tuy nhiên việc sử dụng các bài thuốc cần kiên trì và người bệnh nên tìm tới cơ sở điều trị uy tín để thăm khám, lấy thuốc để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Click đọc ngay

Mách bạn cách chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn ngứa khi mang thai

Để hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khi mang thai chị em cần ghi nhớ thêm một số lưu ý sau đây:

  • Không nên cào gãi khi ngứa: Chị em nhớ rằng khi những cơn ngứa bùng phát nếu càng cố gãi sẽ càng khiến cho vùng da bị tổn thương bị kích thích và ngứa ngáy hơn. Thay vì gãi, chị em có thể sử dụng một chiếc khăn ấm hoặc khăn mát chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa để giúp da dịu hơn.
Mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa không nên cào gãi
Mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa không nên cào gãi
  • Cần giữ cơ thể sạch sẽ: Không nên tắm quá lâu trong nước nóng hay dưới vòi hoa sen bởi như vậy da sẽ càng bị khô và tăng thêm cảm giác ngứa ngáy. Bạn nên sử dụng vải bông xốp mềm để chà xát toàn thân, lựa chọn loại sữa tắm có nồng độ pH vừa phải, phù hợp với cả làn da nhạy cảm.
  • Giữ ẩm cho da: Sử dụng các loại tinh dầu, gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như hướng dương, dầu dừa, hạnh nhân,… để dưỡng ẩm cho da. Cần tránh những loại hóa mỹ phẩm với chất tẩy rửa hoặc chứa thành phần hóa học dễ gây kích ứng cho da.
  • Rèn thói quen thể dục: Những động tác, bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu sẽ giúp lưu thông khí huyết hơn. Nếu lựa chọn những bài tập để hít thở không khí ngoài trời nên thoa kem trước nắng trước khi ra ngoài.
  • Tránh dị nguyên gây kích ứng da: Ánh sáng mặt trời, hóa chất, khói bụi, phấn hoa, lông thú,… là những dị nguyên dễ gây kích ứng nổi mẩn đỏ trên da mà mẹ bầu cần tránh da.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Trung bình mẹ bầu cần bổ sung đủ từ 1,5 – 2 lít nước, tuy nhiên chị em có thể linh hoạt thay đổi giữa nước lọc và các loại nước ép hoa quả là được.
  • Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn: Không nên bồi bổ quá nhiều chất béo, chất đạm mà cần cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
  • Tăng ăn thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin A, vitamin D, dầu oliu sẽ rất tốt cho những bà bầu bị nổi mẩn ngứa. Ngoài ra cần đặc biệt tránh xa nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng như đậu phộng, hải sản, cá, tôm,…
  • Ăn ngủ, sinh hoạt điều độ: Stress quá độ cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khi mang thai. Do vậy, chị em cần giữ thái độ thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để bản thân bị quá căng thẳng.

Phía trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa. Hy vọng qua bài viết chị em phụ nữ có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi bị nổi mẩn ngứa.

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (7 bình chọn)

VTV2 phỏng vấn kinh nghiệm khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa từ người bệnh trong phóng sự công tác điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền. [Đọc ngay để có cách chữa khỏi hẳn mề đay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *