Bị phong ngứa không nên ăn gì để nhanh khỏi nhất? – Lời khuyên từ chuyên gia

Bị phong ngứa không nên ăn gì và cần bổ sung những thực phẩm gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp bạn nâng cao sức đề kháng mà còn hạn chế phản ứng viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xây dựng một thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý và sức khỏe của mình.

Bị phong ngứa không nên ăn gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng?

Bị phong ngứa không nên ăn gì là vấn đề khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn. Trong thực đơn hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều loại thực phẩm chứa các chất kích thích, có thể khiến tình trạng sưng viêm và cảm giác ngứa ngáy trên da trầm trọng hơn. Do đó, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng khi điều trị bệnh là hết sức quan trọng. Vậy khi bị phong ngứa kiêng ăn gì là tốt nhất?

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa VTV2), người bị phong ngứa nên tránh xa những thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, trứng, thịt gà và sữa tươi,… Đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên không phù hợp với thể trạng của người bị phong ngứa, nổi mề đay.

Bị phong ngứa không nên ăn gì? Những loại thịt chứa quá nhiều chất đạm
Bị phong ngứa không nên ăn gì? Những loại thịt chứa quá nhiều chất đạm

Cụ thể, các món ăn giàu đạm thường chứa nhiều hoạt chất Histamin – một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mẩn ngứa dị ứng trên da. Do đó, việc bổ sung quá nhiều chất đạm sẽ khiến các triệu chứng của bệnh chuyển biến trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ.

Bị phong ngứa không nên ăn gì để chóng khỏi bệnh? – Các loại hải sản

Hải sản là món ăn ưa thích và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhóm thực phẩm này trong quá trình điều trị phong ngứa, bệnh nhân sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn. Trong một số trường hợp nhạy cảm, các nốt ban đỏ, mẩn ngứa sẽ xuất hiện ngay sau khi ăn người bệnh ăn hải sản, dù với số lượng rất nhỏ.

Chính vì vậy, hải sản là một trong những món ăn hàng đầu được liệt kê trong danh sách thực phẩm cần kiêng khi bị phong ngứa.

Các món ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng tưởng chừng như là một sở thích “vô hại” của nhiều người Việt. Tuy nhiên, với những người bị mẩn ngứa, nổi mề đay, những thực phẩm này có thể là nguyên nhân gây cản trở quá trình điều trị bệnh.

Bởi lẽ, các món ăn cay nóng khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong, khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu càng rõ rệt và nghiêm trọng hơn. Lúc này, theo bản năng, người bệnh thường dùng tay cào, gãi và chà xát vào những vùng da bị mẩn ngứa, khiến da bị tổn thương, trầy xước và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Bị phong ngứa không nên ăn gì? Hạn chế tiêu thụ những món ăn cay nóng trong quá trình điều trị bệnh
Bị phong ngứa không nên ăn gì? Hạn chế tiêu thụ những món ăn cay nóng trong quá trình điều trị bệnh

Do đó, để trả lời câu hỏi người bị phong ngứa không nên ăn gì, chắc chắn không thể bỏ qua các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,..

Bị phong ngứa không nên ăn gì? – Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh, đóng hộp hoặc chế biến sẵn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn kéo theo nhiều hệ lụy cho người bị phong ngứa. Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại Socola, đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,… chữa nhiều chất bảo quản và chất gây kích ứng, có hại cho người bị mẩn ngứa.

Các chất kích thích

Bị phong ngứa không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh nhất? – Chắc chắn không thể không kể đến các loại đồ uống có cồn và chất kích thích. Đây là những thực phẩm bạn cần tuyệt đối kiêng kị khi điều trị bất cứ loại bệnh nào, đặc biệt là chứng phong ngứa.

Theo lương y Tuấn lý giải, các chất kích thích không chỉ làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu quá mức, khiến các mạch máu giãn nở đột ngột và làm tăng cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, chúng còn là nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan thận, cản trở quá trình đào thải độc tố.

Người bị phong ngứa nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bên cạnh câu hỏi bị phong ngứa không nên ăn gì thì những thực phẩm nào cần tăng cường và bổ sung cũng là vấn đề khiến nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tích cực nạp vào cơ thể những thực phẩm sau đây:

Xem Thêm: Phát ban đỏ không sốt: Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa

Sử dụng dầu oliu hàng ngày để cung cấp một lượng Omega - 3 dồi dào cho cơ thể
Sử dụng dầu oliu hàng ngày để cung cấp một lượng Omega – 3 dồi dào cho cơ thể
  • Nhóm thực phẩm giàu Omega – 3 như cá hồi, dầu oliu, cá thu, hạt lanh, súp lơ,… Những nguyên liệu này có thành phần chứa DHA với khả năng kháng viêm và khắc phục hiệu quả các triệu chứng do bệnh phong ngứa gây ra. Đồng thời, hàm lượng EPA dồi dào còn có tác dụng hỗ trợ quá trình lọc máu, giảm đông tụ máu và tăng cường khả năng tuần hoàn.
  • Các loại Vitamin C, D, E… có thể dễ dàng tìm thấy trong những thực phẩm như cam, bưởi, đu đủ, cà chua, ổi, yến mạch, dầu cọ, khoai lang,… Đây là những loại Vitamin cần thiết cho quá trình điều trị mẩn ngứa, giúp người bệnh bổ sung năng lượng, đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ thâm sẹo.
  • Tỏi: Nguyên liệu này chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy trên da. Sử dụng tỏi thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, giảm ngứa, sưng và xoa dịu những vết ban đỏ trên bề mặt da.
  • Nghệ tươi: Đây cũng là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian trị bệnh ngoài da. Nghệ còn được sử dụng trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày để nâng cao khả năng kháng khuẩn từ bên trong, hỗ trợ điều trị phong ngứa.
  • Nước trà xanh là thức uống rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là những người bị bệnh phong ngứa. Theo các nghiên cứu khoa học, trà xanh chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng Histamin, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố tích tụ dưới da gây mẩn ngứa.

Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bị phong ngứa không nên ăn gì và cần bổ sung những thực phẩm nào, người bệnh cũng cần chủ động thay đổi chế độ sinh hoạt, lối sống và cách làm việc để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần lưu ý điều gì khi chữa bệnh phong ngứa?
Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần lưu ý điều gì khi chữa bệnh phong ngứa?
  • Tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng, kích ứng da như bị bẩn, lông động vật, các hóa chất tẩy rửa và phấn hoa.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay làm trầy xước da, hành động này chỉ khiến bạn cảm thấy dễ chịu trong chốc lát nhưng có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
  • Không tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc Tây, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, khiến cơ thể bị nhờn thuốc và khó loại bỏ dứt điểm hơn.
  • Nếu cơn ngứa kéo đến dữ dội, người bệnh có thể áp dụng nhanh một số cách khắc phục tại nhà như chườm lạnh, chườm nóng để giảm ngứa tạm thời.
  • Duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hoạt động trao đổi chất và đào thải độc tố trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
  • Lựa chọn những sản phẩm sữa tắm, dầu gội có thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, tránh lạm dụng các hóa chất tẩy rửa gây hại cho da.
  • Hạn chế đi ra ngoài trong quá trình điều trị phong ngứa, nếu bắt buộc, bạn nên sử dụng đồ bảo hộ, khẩu trang, áo chống nắng để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

ĐỌC NGAY: Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh – Phương thuốc BÍ TRUYỀN 150 năm chữa phong ngứa cho người Việt

Tốt nhất, ngay khi phát hiện những triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh cần sớm liên hệ tới cơ sở y tế để thăm khám KỊP THỜI và được các chuyên gia tư vấn hướng điều trị TRIỆT ĐỂ nhất.

Bài Viết Hay:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (8 bình chọn)

ĐỌC NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *