Bệnh mề đay có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm mày đay

Bệnh mề đay có lây không là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Chủ động tìm hiểu về bệnh lý sẽ giúp mọi người chủ động phòng ngừa tốt hơn. Những thông tin liên quan đến căn bệnh da liễu này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết hơn ngay sau đây. 

Bệnh mề đay có lây không? Lây qua đường nào?

Trước khi tìm hiểu sâu về vấn đề “bệnh mề đay có lây không” trước hết mọi người cần tìm hiểu thông tin cơ bản về căn bệnh này. 

Bệnh mề đay có lây không? - Ý kiến chuyên gia da liễu giải đáp
Bệnh mề đay có lây không? – Ý kiến chuyên gia da liễu giải đáp

Mề đay là một dạng bệnh da liễu thường gặp với các triệu chứng nổi mẩn ngứa, nốt sần đỏ ở ngoài da. Bất kỳ ai, đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ, người già hay phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh đều có thể bị và đây cũng là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. 

Mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm, chỉ cần có điều kiện phù hợp là các triệu chứng sẽ bộc phát. Thời tiết giao mùa hoặc nắng nắng là lúc thích hợp nhất để bệnh lý này phát sinh. 

Nổi mề đay trên da sẽ có những nốt mụn đỏ hoặc màu hồng xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các nốt đỏ có thể xuất hiện ở một vùng nhất định trên da như cánh tay, lưng hoặc có thể trên toàn bộ cơ thể. 

Về nguyên nhân gây bệnh, có thể do nhiều yếu tố như dị ứng thực phẩm, hóa chất, do vi khuẩn, virus,… Cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên hệ thống miễn dịch sẽ tự động giải phóng histamin, bộc phát triệu chứng. 

Dị ứng mề đay có lây không, các chuyên gia về da liễu cho biết bệnh lý không có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua con đường tiếp xúc. Nhưng nếu bị mày đay do nhiễm trùng thì các tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm. 

Bệnh mề đay có bị lây không câu trả lời là không. Vậy lý do nào những người sống cùng gia đình hoặc cùng khu lại có thể mắc bệnh. Lý giải vấn đề này, bác sĩ cho biết mày đay có tính di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì con cái có nguy cơ bị mề đay cao hơn người bình thường. Với những cư dân sinh sống cùng khu vực có thể là do họ sống chung trong một môi trường có chứa tác nhân gây dị ứng dẫn đến tình trạng trên. 

Bệnh nhân bị mề đay do nhiễm trùng cấp bởi vi khuẩn, virus và nấm có thể lây nhiễm qua đường ăn uống, sử dụng chung đồ dùng hoặc hoạt động giao tiếp vì vậy mọi người phải chú ý. 

Ngoài vấn đề lây nhiễm thì bị dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm đến. Theo đó, đa phần các trường hợp mắc bệnh đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. 

Với các trường hợp mề đay cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc có thể 1 hoặc hai ngày. Giai đoạn mãn tính sẽ kéo dài lâu hơn, thời gian mắc bệnh trên 6 tuần khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ do ngứa. Không những thế, dấu vết mề đay có thể lưu lại sẹo trên da, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. 

Cách phòng bệnh mề đay mẩn ngứa

Vấn đề “trị bệnh mề đay có lây không?” chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu. Do bệnh lý có tính phổ biến, dễ tái phát nên mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây. 

Tránh xa với các tác nhân có thể gây dị ứng 

Nguyên nhân chính dẫn đến nổi mề đay chính là dị ứng vì vậy bệnh nhân cần chủ động hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên, tránh trường hợp cơ thể giải phóng histamin gây ra những phản ứng bất thường. 

Hạn chế dùng mỹ phẩm khi đang bị dị ứng mề đay
Hạn chế dùng mỹ phẩm khi đang bị dị ứng mề đay

Bệnh mề đay có lây không, câu trả lời là không lây từ người sang người nhưng có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể nếu bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. 

Những tác nhân có nguy cơ gây dị ứng mề đay bệnh nhân cần tránh bao gồm: 

  • Thực phẩm: Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị nổi mề đay. Các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm như trứng, sữa, hải sản,…có thể khiến bạn bị nổi mề đay, dị ứng bất cứ lúc nào. 
  • Mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm có thể gây kích ứng da. Nếu bị dị ứng mỹ phẩm bệnh nhân sẽ có biểu hiện da mẩn đỏ, nổi mề đay và sưng đỏ mặt. Để tránh các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng bạn cần chủ động tránh xa những loại mỹ phẩm mà mình bị dị ứng. Thận trọng trong việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, ưu tiên dùng loại có thành phần từ thiên nhiên và thử một lượng nhỏ trước khi dùng khắp cơ thể và mặt. 
  • Hóa chất độc hại: Các loại hóa chất trong môi trường làm việc hay sản phẩm rửa tay có thể gây dị ứng nổi mề đay với người có cơ địa nhạy cảm. Để hạn chế tình trạng này bạn nên chủ động đeo găng tay và mặc đồ bảo hộ trước. 
  • Côn trùng: Nọc độc của một số loại côn trùng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da và nổi mề đay vì vậy bạn cần chủ động tránh tiếp xúc vào chúng. 
  • Phấn hoa, lông động vật, mạt bụi: Đây cũng là một trong những tác nhân dẫn đến nổi mẩn ngứa. Để tránh tiếp xúc với những dị nguyên này bạn nên chủ động dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế đi ra ngoài vào sáng sớm bởi đây là thời điểm có nhiều phấn hoa trong không khí. 

Chủ động thực hiện chăm sóc da hàng ngày 

Đối với những trường hợp bị nổi mề đay do da khô, thiếu độ ẩm bệnh nhân cần chủ động dưỡng ẩm và chăm sóc da thường xuyên. Cụ thể như sau: 

  • Bạn nên chủ động tắm rửa mỗi ngày để loại bỏ tế bào chết và các bụi bẩn. Khi đang bị mề đay người bệnh nên tắm nước lá, dùng sữa tắm, xà phòng có thành phần dịu nhẹ. 
  • Nên dùng kem dưỡng ẩm da hàng ngày nhất là sau khi tắm để duy trì độ ẩm cho da. 
  • Trước khi ra ngoài nên chủ động dùng kem chống nắng kể cả khi không có nắng. Thành phần trong kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da bạn khỏi tia UV của ánh sáng mặt trời. 
  • Khi đang bị mề đay nên tránh tác động cào gãi mạnh vì có thể khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng, bội nhiễm. 
  • Chú ý về nhiệt độ của nước khi tắm, tránh tắm nước quá nóng hay quá lạnh bởi có thể ảnh hưởng đến độ ẩm tự nhiên trên da. 
  • Không nên mặc đồ bó sát cơ thể hoặc từ chất liệu dễ khiến da bị kích ứng như da lộn, len,…

Đọc Ngay: Nổi mề đay ở tay: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Lên kế hoạch nâng cao sức đề kháng cơ thể để phòng bệnh 

Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém là điều kiện tốt để các tác nhân gây bệnh tấn công, kích thích phản ứng dị ứng. Bạn cần chủ động xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức khỏe của mình: 

Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da
Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da
  • Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, nên bổ sung nước hoa quả, nước ép vừa tránh tình trạng mất nước, cân bằng độ ẩm, cung cấp thêm vitamin và khoáng chất. 
  • Mỗi ngày cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng đặc biệt là vào buổi tối, không nên thức quá khuya, cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội tấn công. 
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động với cường độ vừa phải phù hợp với sức khỏe và cơ địa. 
  • Biết cách kiểm soát cơ địa, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian dài để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Ngoài ra bạn cần chủ động đi khám thường xuyên, điều trị triệt để các bệnh lý nền như tuyến giáp, viêm gan,… để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mề đay do những tác nhân này gây nên. 

Bệnh mề đay có lây không, lây qua con đường nào và cách phòng ngừa như thế nào chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ. Căn bệnh da liễu này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc sống. Nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động đi khám để tìm cách xử lý sớm. 

Đừng Bỏ Lỡ:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (7 bình chọn)

VTV2 phỏng vấn kinh nghiệm khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa từ người bệnh trong phóng sự công tác điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền. [Đọc ngay để có cách chữa khỏi hẳn mề đay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *