Tình trạng mẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nội dung
Nổi mẩn ngứa là một triệu chứng thường gặp và có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẩn ngứa là tình trạng da khi gặp phản ứng với một chất gây dị ứng hoặc do nhiễm trùng. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, cản trở cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng phức tạp. Vậy nguồn gốc của bệnh là do đâu? Có thể điều trị mẩn ngứa tại nhà được hay không? Cùng lắng nghe câu trả lời từ các chuyên gia da liễu trong bài viết sau đây.
Da nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?
Mẩn ngứa là tình trạng xuất hiện những nốt ban đỏ trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này được xem là phản ứng của cơ thể trước những tác nhân gây kích ứng ở bên trong và bên ngoài môi trường.
Cụ thể, khi làn da của bạn bị kích ứng bởi một số tác nhân từ bên ngoài, hàng rào miễn dịch tự nhiên cũng sẽ được được dựng lên để chống lại sự xâm nhập của dị nguyên. Quá trình này kích hoạt cơ chế gây ngứa, làm xuất hiện mẩn đỏ hoặc các vùng viêm nhiễm.
Nếu các tác nhân đến từ sự thay đổi của thời tiết, bụi bẩn, lông động vật,… phản ứng này thường chỉ kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, không có khả năng lan rộng ra những vùng da khỏe mạnh. Trong khi đó, nếu da mẩn ngứa xuất hiện do yếu tố bệnh lý, các triệu chứng thường kéo dài, tiến triển phức tạp và có nguy cơ biến chứng để lại sẹo thâm cao.
Vì thế, bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa tuyệt đối không được chủ quan, cần theo dõi sự thay đổi làn da và cơ thể để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da.
Các bệnh lý ngoài da
Theo các chuyên gia, tình trạng mẩn ngứa toàn thân có thể xuất phát từ những vấn đề da liễu như bệnh mề đay, viêm da tiếp xúc, vảy nến,… Trường hợp này có nguy cơ biến chứng cao nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời.
- Bệnh nổi mề đay: Mẩn ngứa da là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tình trạng nổi mề đay. Vậy mẩn ngứa da nổi mề đay là bệnh gì? Bên cạnh đó, người bệnh sẽ nhận thấy những nốt ban đỏ trên da, kích thước nhỏ to đa dạng và thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
- Người bị mẩn ngứa do nổi mề đay thường dễ mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và thiếu năng lượng.
- Viêm da tiếp xúc: Bệnh lý này thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, không khí ô nhiễm và hóa mỹ phẩm gây kích ứng. Người bệnh sẽ nhận thấy một số triệu chứng điển hình như da sưng đỏ, mẩn ngứa từng mảng, có thể hình thành mụn nước. Tuy nhiên, viêm da tiếp xúc thường không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian ngừng tiếp xúc với dị nguyên.
- Viêm da thần kinh: Đây là bệnh lý khởi phát trực tiếp từ những vấn đề trong hệ miễn dịch của cơ thể, một dạng của hiện tượng Liken hóa. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều có biểu hiện mẩn ngứa ở một vùng nhất định như đùi, gáy, cổ tay,… và ít khi lan rộng ra toàn thân. Tại những vị trí này sẽ xuất hiện các mảng màu nâu thẫm, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Vảy nến: Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tấn công những tế bào khỏe mạnh, khiến da khô sần, bong tróc và mẩn ngứa thành từng mảng, đặc biệt là ở những vùng da như khuỷu tay, đầu gối.
Nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý bên trong cơ thể
Ngoài các vấn đề da liễu thường gặp, tình trạng mẩn ngứa cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý bên trong cơ thể, tiêu biểu:
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tích tụ quá nhiều khiến các mạch máu dưới da bị tổn thương và phá vỡ. Lúc này quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi da sẽ bị gián đoạn, gây ra các biểu hiện khô ráp, sần sùi và ngứa ngáy.
- Bệnh lý tuyến giáp: Theo các chuyên gia, người mắc các bệnh lý về tuyến giáp có thể gặp tình trạng mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng điển hình như nhịp tim nhanh, da khô, táo bón, hơi thở nông và sút cân không rõ nguyên nhân.
- Bệnh về gan và thận: Chức năng của gan và thận suy yếu sẽ làm cản trở quá trình đào thải độc tố. Lúc này, các độc tố sẽ tích tụ lại dưới da, gây phù nề và tạo cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Nếu tình trạng mẩn ngứa không tập trung ở những vùng da nhất định, kèm theo dấu hiệu sưng phù, bạn nên trực tiếp đến thăm khám tổng quát tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
- Bệnh đa hồng cầu: Đây là một bệnh lý về máu gây ra tình trạng ngứa ngáy toàn thân mà bạn tuyệt đối không nên coi thường.
- Nhiễm giun sán: Khi cơ thể tiêu thụ nhiều thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh an toàn, các loại giun sán sẽ có cơ hội xâm nhập vào bên trong gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó mẩn đỏ dị ứng và ngứa da là hai phản ứng rõ rệt nhất chất thải của giun sán kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của con người.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những yếu tố bệnh lý bên trong và ngoài cơ thể, chứng mẩn ngứa trên da cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Nội tiết tố thay đổi: Theo các nghiên cứu khoa học, sự mất cân bằng Hormone trong cơ thể nữ giới khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, bốc hỏa, đổ mồ hôi lạnh và dễ cáu gắt.
- Dị ứng với thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc chữa động kinh, thuốc kháng sinh, giảm đau và kháng viêm không chứa Steroid có thể là nguyên nhân khiến da bị kích ứng và mẩn ngứa.
Ngoài ra, nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương đang lành hoặc do dị ứng thời tiết, không khí ô nhiễm, khói bụi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng mẩn ngứa điển hình
Ngoài câu hỏi mẩn ngứa khắp người là bệnh gì, để có biện pháp chữa trị kịp thời, bạn cũng cần nắm rõ những triệu chứng điển hình của bệnh. Tùy theo thể trạng, khả năng miễn dịch và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể nhận thấy những dấu hiệu mẩn ngứa điển hình sau đây:
- Mẩn ngứa nổi từng cục.
- Mẩn ngứa như muỗi đốt với các nốt đỏ sát nhau.
- Da ngứa đỏ, nóng rát và tróc vẩy.
- Có thể hình thành những mụn nước li ti trên da.
Với mỗi trường hợp, các triệu chứng của bệnh cũng có mức độ tiến triển khác nhau, có thể tập trung ở một số vùng như tay, chân, cổ và mặt hoặc lan rộng ra toàn thân.
Nổi mẩn đỏ trên da và ngứa có nguy hiểm hay không?
Như đã chia sẻ ở phần trên, nổi mẩn ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về da. Hầu hết những căn bệnh này đều tương đối lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn ra trong thời gian dài và tái đi tái lại nhiều lần, rất khó điều trị triệt để.
Một số trường hợp bệnh nhân dùng tay cào gãi quá mức có thể đối mặt với nguy cơ bội nhiễm. Từ đó dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu. Tuy tương đối hiếm gặp và tỷ lệ không cao, người bệnh vẫn tuyệt đối không nên chủ quan, chủ động điều trị từ sớm để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và ngăn ngừa nguy cơ thâm sẹo.
Cách chữa trị bệnh tại nhà
Mẩn ngứa vấn đề da liễu thường gặp và rất khó điều trị triệt để. Tuy nhiên, nếu chủ động thăm khám và chữa trị từ sớm, người bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ dứt điểm những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dưới đây là một số phương pháp trị mẩn ngứa theo lời khuyên của các chuyên gia Đông Y, Tây Y và những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Mặt nổi mẩn ngứa phải làm sao cho nhanh khỏi? – Các mẹo dân gian
Với những trường hợp bệnh nhẹ, bị mẩn ngứa dị ứng thời tiết, khói bụi, tiếp xúc dị nguyên,… người bệnh có thể áp dụng ngày một số mẹo dân gian sau đây để cải thiện tình trạng nhanh chóng.
- Chườm lạnh: Dùng một viên đá bọc trong lớp khăn mỏng và chườm lên vùng da mẩn đỏ ngứa rát trong 10 phút. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để không còn cảm giác khó chịu.
- Tắm bột yến mạch: Pha một lượng bột yến mạch vừa đủ với nước tắm, sau đau ngâm mình trong bồn và tiến hành vệ sinh cơ thể, đặc biệt là những vùng da bị mẩn ngứa. Duy trì thực hiện 15 phút mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Chữa da nổi mẩn ngứa bằng lá khế chua: Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, nhặt và rửa sạch, sau đó bỏ vào chảo rang cho đến khi thấy lá héo. Bọc lá vào trong một chiếc khăn mỏng rồi chườm trực tiếp lên da. Bạn cũng có thể dùng lá khế để đun lấy nước lau rửa những vùng da bị bệnh.
Thuốc Tây trị chứng nổi mẩn đỏ trên da
Với những trường hợp bị mẩn ngứa lâu ngày không khỏi, có liên quan đến các bệnh lý ngoài da, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở thăm khám để được kiểm tra, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Từ đó, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc theo đơn với một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng Histamin đường uống hoặc dưới dạng kem bôi như Benadryl, Cetirizine, Loratadine,… có tác dụng giảm ngứa và trị nổi mẩn tại chỗ, mang lại hiệu quả nhanh chóng.
- Thuốc Corticosteroid đường uống như Deltasone giúp giảm sưng viêm và kiểm soát cơ ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng khi cơ đơn kê của bác sĩ với những trường hợp bệnh nặng và khó kiểm soát. Đồng thời, người bệnh cũng không nên dùng thuốc trong thời gian dài để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc không chứa Steroid đường uống hoặc kem bôi: Thường được chỉ định với những trường hợp bị mẩn ngứa nghiêm trọng, người bệnh cần thận trọng với nguy cơ gặp các tác dụng phụ như đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi,…
- Thuốc tiêm dị ứng: Hỗ trợ điều trị những trường hợp mẩn ngứa nổi cục mãn tính diễn ra trong thời gian dài.
- Kem dưỡng ẩm: Ngoài các loại thuốc Tây trị mẩn ngứa, người bệnh cũng cần lưu ý sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm để làm dịu và ngăn ngừa tình trạng kích ứng trên da.
Trị mẩn ngứa hiệu quả bằng phương pháp Đông Y
Trị mẩn ngứa dị ứng, mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân bằng các bài thuốc Đông Y là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn. Nếu Tây Y tập trung kiểm soát nhanh triệu chứng thì nguyên tắc điều trị của Đông Y là trị bệnh từ căn nguyên, loại bỏ tận gốc các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, bồi bổ và hồi phục can thận, tăng cường sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố của cơ thể.
Một số bài thuốc Đông trị ngứa da nổi mẩn đỏ bạn cần biết:
- Bài thuốc số 1: 20g phòng phong, ngải cứu, bạch tiên, kinh giới, xà sàng tử, vân quy cùng 30g dã hòe, bỏ các dược liệu vào ấm sắc cùng khoảng 4 lít nước trong vòng 30 phút. Sau đó vớt bỏ bã và pha thêm nước lạnh để nước thuốc có độ ấm vừa phải (khoảng 50 độ C). Dùng nước thuốc ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Có thể tăng liều lượng lên gấp đôi hoặc gấp ba để trị ngứa toàn thân. Trẻ em dùng một thang bằng nửa người lớn. Có thể tăng gấp đôi lượng khổ sâm nếu bị ngứa nhiều.
- Bài thuốc số 2: 200g thủ ô đằng, 100g ké đầu ngực, gai ma vương, 20 xà sàng tử, bắc tiên bì và thuyền thoái, bỏ tất cả dược liệu vào ấm sắc với 5 lít nước trong vòng 20 phút. Sau đó lọc bỏ bã, pha thêm nước lạnh và dùng để ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa. Mỗi thanh thuốc có thể dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần và mỗi lần ngâm rửa 30 phút.
Phòng ngừa mẩn ngứa
Tình trạng mẩn ngứa không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng phức tạp, do đó cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ sớm. Để chăm sóc làn da và cơ thể đúng cách, người bệnh cần lưu ý:
- Vệ sinh cá nhân và tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, có thể dùng nước ấm hoặc nước đun từ các thảo dược tự nhiên như sả, lá trà xanh, lá khế,… Hạn chế sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn, sữa tắm có bằng hóa chất.
- Tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải độc tố của cơ thể như các loại hoa quả tươi, rau xanh và thực phẩm giàu Omega – 3.
- Tránh xa các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ dầu mỡ, chất kích thích, đồ uống có cồn, trong quá trình điều trị.
- Vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên để không tạo cơ hội cho nấm mốc, bụi bẩn tích tụ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng mẩn ngứa dị ứng, tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh lý bên trong và ngoài cơ thể, cũng như một số tác nhân từ môi trường. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích và biết cách phòng ngừa các bệnh lý gây mẩn ngứa hiệu quả.
Xem Thêm:
- Nổi mề đay vào ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
- Bệnh phong ngứa và những điều cần biết
Theo: Y Tế Bắc Kạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!