Chàm tổ đỉa là gì? Các thông tin tổng quan về bệnh

Chàm tổ đỉa là một trong những bệnh lý da liễu thuộc thể mãn tính rất khó điều trị. Bệnh có đặc trưng là các mụn nước mọc khu trú hoặc rải rác ở lòng bàn tay, bàn chân gây ngứa ngáy dữ dội cho người bệnh. Để tìm hiểu về bệnh lý này, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Chàm tổ đỉa là gì?

Chàm tổ đỉa là một dạng bệnh lý thuộc thể chàm Eczema. Đây là một bệnh lý viêm da mãn tính, xảy ra khi người bệnh xuất hiện các mụn nước sâu ở bàn tay hoặc bàn chân. Các mụn nước này có thể khiến người bệnh bị ngứa ngáy rất khó chịu.

Bệnh tổ đỉa là một bệnh thường gặp, ít gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng có thể khiến người bệnh gặp rất nhiều bất tiện, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Chàm tổ đỉa là một dạng bệnh lý thuộc thể chàm Eczema
Chàm tổ đỉa là một dạng bệnh lý thuộc thể chàm Eczema

Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa

Là một bệnh lý thuộc thể tự miễn, hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm tổ đỉa là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể gây bùng phát tổ đỉa ở người bệnh:

  • Do cơ địa bị dị ứng: Hiện nay, theo thống kê có tới 50% trường hợp bị bệnh tổ đỉa có tiền sử cơ địa bị dị ứng và gặp các bệnh tự miễn như dị ứng cơ địa, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay…
  • Do dị ứng dị nguyên khác: Một trong những dị nguyên có thể gây rủi ro và khiến bệnh tổ đỉa bùng phát là do người bệnh bị dị ứng bởi hóa chất hoặc thuốc điều trị. Khi bị phát bệnh do dị ứng, các mụn nước sẽ có biểu hiện lớn hơn so với bình thường.
  • Do liên cầu khuẩn hoặc do vi khuẩn đường ruột: Hai tác nhân này có thể gây ra nhiễm trùng khiến người bệnh bị khởi phát tổ đỉa hoặc một số bệnh da liễu khác.
  • Tâm lý căng thẳng và thể chất suy nhược có thể khiến sức đề kháng của người bệnh bị suy yếu dẫn tới gia tăng nguy cơ bị tổ đỉa.

Ngoài ra, một số trường hợp thường xuyên bị tăng tiết mồ hôi tay, chân hoặc bị nấm kẽ tay, kẽ chân cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng

Chàm tổ đỉa là bệnh lý rất dễ phát hiện qua các biểu hiện lâm sàng sau đây:

  • Người bệnh xuất hiện các mụn nước mọc sâu bên trong da. Các mụn nước này được bao bọc bởi một lớp da dày và cứng, rất khó vỡ.
  • Các mụn nước có thể mọc khu trú thành từng cụm tại kẽ tay, kẽ chân hoặc mọc rải rác khắp bàn tay, bàn chân. Các mụn nước không lây lan quá rộng sang các khu vực khác.
  • Các mụn nước có thể tự tiêu biến khiến người bệnh bị tổn thương da, da xuất hiện một lớp sừng dày, có màu vàng và dễ bong tróc.
  • Triệu chứng ngứa ngáy dữ dội là dấu hiệu rất điển hình của tình trạng này. Khu vực bị chàm tổ đỉa khi gãi có thể bị sưng tấy, sưng hạch, nổi quầng viêm và nổi mụn mủ.
  • Các triệu chứng của bệnh bùng phát theo từng đợt. Thông thường bệnh bùng phát nhiều hơn vào mùa hè.

XEM THÊM:

Các mụn nước có thể mọc khu trú thành từng cụm tại kẽ tay, kẽ chân hoặc mọc rải rác khắp bàn tay, bàn chân
Các mụn nước có thể mọc khu trú thành từng cụm tại kẽ tay, kẽ chân hoặc mọc rải rác khắp bàn tay, bàn chân

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Có nguy hiểm không?

Bệnh chàm tổ đỉa là một bệnh lý không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, nếu dịch trong các mụn nước được giải phóng, tiếp xúc với vùng da khỏe mạnh khác trên cơ thể có thể khiến người bệnh bị lan rộng vùng da bị tổn thương.

Do đó, người bị bệnh tổ đỉa không cần cách ly điều trị với người khác mà chỉ cần giữ gìn và chăm sóc thật tốt để tránh bệnh lây lan sang vùng khác trên cơ thể.

Bệnh lý này không gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng do bệnh thuộc thể mãn tính, có thể tái phát nhiều lần khiến người bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, một số trường hợp bị bệnh nặng nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Biến chứng nhiễm trùng: Các mụn nước nằm sâu bên trong da rất khó vỡ nhưng nếu dịch mủ bên trong được giải phóng có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng da, thậm chí nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
  • Biến chứng biến dạng móng: Đây là biến chứng thường gặp và rất nguy hiểm ở người bị tổ đỉa. Khi các mụn nước xuất hiện ở ngón tay, ngón chân sẽ khiến móng có nguy cơ bị biến dạng, khô ráp và nứt nẻ.
  • Ảnh hưởng lớn đến tâm lý: Giống như các bệnh lý da liễu khác, tổ đỉa có thể gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh, gây tâm lý tự ti cho người bệnh.

Cách điều trị chàm tổ đỉa

Có nhiều trường hợp bệnh tổ đỉa có thể thuyên giảm sau khoảng 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát liên tục và biểu hiện rất dai dẳng nếu không điều trị kịp thời.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Việc điều trị bằng thuốc Tây có thể giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Để sử dụng thuốc bôi chàm tổ đỉa, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Phác đồ điều trị chàm tổ đỉa bằng Tây y thường sử dụng các nhóm thuốc sau:

Nhóm thuốc bôi tại chỗ:

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng da bị tổn thương bằng Cồn BSI 1 – 3%, dung dịch thuốc tím pha loãng hoặc dung dịch Jarish. Các dung dịch này được sử dụng khi các mụn nước chưa có dấu hiệu chảy dịch.
  • Để kiểm soát bệnh lan rộng và ngăn ngừa biến chứng, có thể sử dụng Corticoid bôi tại chỗ bao gồm: Eumovate, Flucinar hoặc Dermovate.
  • Nếu người bệnh bị nấm ngoài da có thể sử dụng thuốc chống nấm Neomycin hoặc Griseofulvin.
  • Có thể sử dụng Tacrolimus để ức chế miễn dịch.
Người bệnh có thể dùng Corticoid bôi tại chỗ để kháng viêm
Người bệnh có thể dùng Corticoid bôi tại chỗ để kháng viêm

Thuốc sử dụng đường uống:

  • Người bệnh có thể được chỉ định kháng sinh và thuốc chống nấm.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng như thuốc kháng Histamin.
  • Trong trường hợp các triệu chứng khởi phát nặng, có dấu hiệu viêm nhiễm có thể sử dụng Corticoid đường uống.

Sử dụng liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng điều trị các các nhóm thuốc điều trị tại chỗ hoặc đường uống. Lúc này, người bệnh có thể được sử dụng các tia tử ngoại như UVB hoặc UVC chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh để điều trị.

Áp dụng bài thuốc Đông y điều trị bệnh

Các bài thuốc Đông y hiện nay được nhiều người tin dùng do có tác dụng cải thiện căn nguyên gây bệnh. Đông y cho rằng, chàm tổ đỉa là bệnh lý được hình thành do tà độc, nhiệt tà, phong kết, vận hòa khí huyết kém gây tổn thương cho da. Vì thế, các bài thuốc có thể cải thiện tình trạng bệnh này là:

  • Bài thuốc 1: Các nguyên liệu gồm có bạch tiễn bì, nhân trần, chi tử, ngân hoa, sinh ý dĩ mỗi loại 9gr; 3gr sao xương mật, 4gr đan bì, 4gr xuyên bá và 6gr hoài ngưu tất.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ý dĩ, ké đầu ngựa, tỳ giải mỗi loại 16gr; 40gr thổ phục linh.
  • Bài thuốc 3: Các nguyên liệu bao gồm 12gr cam thảo đất, 12gr kinh giới; ké đầu ngựa, ý dĩ, sinh địa, hy thiêm mỗi loại 14gr; 20gr thổ phục.

Với các bài thuốc trên, người bệnh có thể sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang thuốc và uống liên tục trong thời gian dài để có hiệu quả. Trước khi dùng thuốc nên đến khám tại các trung tâm, phòng khám Đông y để được các thầy thuốc bốc thuốc phù hợp nhất với thể trạng bệnh.

Áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh
Áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh

Sử dụng mẹo dân gian điều trị tại nhà

Để giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh khó chịu, bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo điều trị tổ đỉa tại nhà sau đây:

  • Điều trị bằng tỏi

Tỏi có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn hiệu quả nhờ chứa hoạt chất kháng sinh mạnh. Do đó, nguyên liệu này được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh da liễu, nhất là chàm tổ đỉa.

Cách thực hiện: Sử dụng 1 củ tỏi tươi, bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát. Lấy nước cốt tỏi, pha loãng và sử dụng để thoa lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch da với nước ấm.

  • Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không

Giống như tỏi, lá trầu không giúp kháng viêm, sát khuẩn. Đặc biệt, nguyên liệu này còn có tác dụng ức chế hoạt động của vi nấm, giúp người bệnh giảm ngứa ngáy và đau rát do tổ đỉa gây ra.

Cách sử dụng lá trầu không điều trị bệnh rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần sử dụng lá trầu không, rửa sạch vò nhẹ và đun với nước. Sử dụng nước lá trầu không đã nguội bớt để ngâm rửa vùng da đã bị tổ đỉa.

  • Chữa tổ đỉa bằng muối biển

Muối biển là nguyên liệu không thể thiếu để làm sạch, sát trùng da, giúp người bệnh giảm viêm và giảm ngứa do tổ đỉa gây ra rất tốt. Người bệnh chỉ cần sử dụng nước muối biển khi còn ấm để ngâm và rửa tay, chân hàng ngày.

Chữa tổ đỉa bằng muối biển tại nhà
Chữa tổ đỉa bằng muối biển tại nhà

Cách phòng ngừa chàm tổ đỉa

Rất khó để điều trị chàm tổ đỉa một cách triệt để. Do đó, việc kiểm soát triệu chứng bệnh rất quan trọng. Ngoài việc điều trị tích cực, người bệnh cần lưu ý một số cách chăm sóc bệnh như sau:

  • Khi xuất hiện các mụn nước gây ngứa, tuyệt đối không được gãi hoặc chà xát da khiến mụn nước vỡ ra gây lây lan và khiến da bị tổn thương.
  • Để giảm ngứa, người bệnh có thể chườm lạnh hoặc ngâm tay, chân bằng nước muối ấm.
  • Nếu có cơ địa nhạy cảm, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng hoặc hóa chất, mỹ phẩm có nhiều hóa chất.
  • Người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da. Lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất với da của mình.
  • Cần lưu ý dưỡng ẩm da để ngăn ngừa một số bệnh về da liễu.
  • Người bệnh cần tránh xa các yếu tố có thể gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đúng cách, giữ ấm cho cơ thể và mặc quần áo dài tay khi ra đường để tránh bụi bẩn.
  • Khi bị tổ đỉa, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái vì stress có thể khiến bệnh bùng phát nặng hơn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý chàm tổ đỉa. Bệnh lý da liễu này có thể gây ra nhiều bất tiện, phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Do đó, người bệnh cần lưu ý và điều trị bệnh triệt để, cải thiện chất lượng cuộc sống.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *