Bác sĩ tư vấn: Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mề đay, mẩn ngứa vẫn luôn là nỗi ám ảnh thường trực của các sản phụ. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày, nhiều mẹ còn lo lắng không biết mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Đỗ Thu Hiền – Chịu trách nhiệm chính chuyên khoa Da liễu tại Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ giải đáp vấn đề này. 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không – Chuyên gia giải đáp

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền, nổi mề đay sau sinh là một tình trạng rối loạn hệ miễn dịch do một số yếu tố như thay đổi nội tiết tố, nhiệt độ, thời tiết,… Chị em có thể phát hiện bệnh dựa theo một số triệu chứng như da bị phát ban, mẩn đỏ ngứa, sẩn phù thành từng mảng hoặc lan rộng toàn cơ thể. Các triệu chứng có thể bùng phát đột ngột kéo dài vài giờ hoặc sau vài ngày.

Với vấn đề mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không, bác sĩ Đỗ Thu Hiền cho biết: “Thực chất nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh liên quan tới hệ miễn dịch và không có tính lây truyền từ mẹ sang con qua đường sữa. Tuy nhiên đây lại là bệnh lý liên quan tới yếu tố di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Do đó, nếu những chị em đã từng có tiền sử bị nổi mề đay mẩn ngứa thì nguy cơ con sau khi sinh ra cũng mang gen bệnh rất cao. Theo đó, bác sĩ Hiền cho biết, bị mề đay có cho con bú được không còn tùy từng trường hợp, cụ thể là tác nhân gây bệnh:

  • Nếu chị em sau sinh bị dị ứng thời tiết ở thể nhẹ, chỉ áp dụng mẹo dân gian mà không sử dụng thuốc Tây thì hoàn toàn có thể cho con bú.
  • Nếu chị em bị nổi mề đay do dị ứng với một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể thì nên tạm thời ngừng việc cho trẻ bú sữa mẹ tới khi hoạt chất trong thuốc được đào thải hết ra ngoài.
  • Trường hợp mẹ bỉm bị nổi mề đay do dị ứng thực phẩm, thức ăn hoặc do nọc độc côn trùng thì các sản phụ cũng nên tạm ngừng việc cho con bú đợi khi điều trị dứt điểm mề đay.
  • Trường hợp mẹ cần sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay hay các bệnh lý khác cũng không nên cho con bú.

Mẹ cho con bú bị nổi mề đay có nên hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó tốt nhất mẹ bỉm nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh cụ thể. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên chính xác nhất cho việc mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không.

Hướng dẫn chữa mề đay cho phụ nữ đang cho con bú an toàn

Để khắc phục tình trạng mề đay sau sinh, các mẹ bỉm nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời tùy theo vị trí nổi mề đay cũng như mức độ tổn thương các bác sĩ sẽ kê đơn phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mề đay cho phụ nữ đang cho con bú:

Mẹo dân gian thực hiện đơn giản tại nhà

Thông thường khi bị nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh, nhiều sản phụ sẽ tìm tới phương pháp điều trị dân gian để giảm ngứa ngáy khó chịu. Một số mẹo mà chị em có thể tham khảo gồm:

Chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm ngứa mề đay sau sinh
Chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm ngứa mề đay sau sinh
  • Chườm lạnh tại chỗ: Sử dụng khăn bông sạch ướp lạnh sau đó chườm lên vùng da bị tổn thương, dị ứng sẽ thấy làn da giảm nóng rát, ngứa ngáy.
  • Tắm lá trà xanh: Lá trà xanh được xem là vị thuốc có tác dụng làm dịu gia, giảm nóng rát, ngứa ngáy hiệu quả. Các mẹ sử dụng khoảng 100g lá trà xanh, loại bỏ bụi bẩn sau đó đun sôi cùng 3 lít nước. Sử dụng nước ngày ngâm rửa hoặc tắm hàng ngày sẽ giảm mề đay đáng kể.
  • Sử dụng lá tía tô: Chuẩn bị khoảng 200g lá tía tô sau đó rửa sạch, đun cùng khoảng 2 lít nước, lọc bỏ bã, mỗi ngày dùng nước tía tô vệ sinh vùng da bị mề đay từ 3 – 5 lần.
  • Dùng rau má: Các mẹ có thể đun nước rau má uống mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Mặc dù sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, ít tác dụng phụ tuy nhiên các mẹo dân gian chỉ phù hợp điều trị mề đay ở thể nhẹ, chưa đe dọa các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chị em chỉ nên coi đây là biện pháp xử lý ngứa ngáy, sẩn phù tạm thời.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Điều trị thuốc Tây

Thông thường, các chuyên gia da liễu không khuyến khích sử dụng thuốc Tây để điều trị mề đay mẩn ngứa sau sinh. Tuy nhiên những trường hợp đặc biệt, mề đay lan rộng và không có xu hướng thuyên giảm, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc bôi chứa Menthol: Loại thuốc này được chiết xuất từ lá bạc hà, có tác dụng làm dịu da, giảm sưng nóng, giảm đau và ngừa viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Thường dùng Loratadin, Cetirizine, Desloratadin… Loại thuốc này có tác dụng giảm các phản ứng dị ứng, giảm ngứa, nóng, châm chích trên da.
Hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay sau sinh
Hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay sau sinh

Mặc dù có ưu điểm giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da nhưng thuốc Tây điều trị mề đay tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Nếu sử dụng thuốc sai cách hoặc lạm dụng chị em có thể bị ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi và có thể bị mất sữa. Do vậy, sản phụ bị nổi mề đay không được tự ý đi mua thuốc hay sử dụng thuốc theo cảm tính. Cần hỏi kỹ bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.

Áp dụng bài thuốc Đông y điều trị mề đay sau sinh

Hiện nay ngày càng có nhiều người chuyển hướng điều trị nổi mề đay sau sinh theo phương pháp Đông y bởi tính hiệu quả và an toàn. Đông y quan niệm mẹ bỉm bị nổi mề đay nguyên nhân xuất phát từ việc chính khí suy yếu, can thận suy giảm chức năng tạo điều kiện cho tà ngoại xâm nhập vào cơ thể gây uất kết nổi mẩn đỏ, sẩn phù, ngứa ngáy trên da. Muốn trị dứt điểm bệnh cần loại bỏ căn nguyên, phục hồi cơ thể, ngăn bệnh tái phát.

Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên như: Phòng phong, ngải cứu, kim ngân cành, bách bộ, cúc tần,…. để xoa dịu và làm lành vùng da bị tổn thương.

Tuy nhiên với những người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ sau sinh cần tìm tới địa chỉ khám chữa bệnh YHCT uy tín để thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Click Đọc Ngay

Một số lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa nổi mề đay sau sinh

Sau khi trả lời câu hỏi mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, các chị em cũng nên ghi nhớ một số lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa bệnh như sau:

  • Mỗi ngày mẹ bỉm nên cung cấp đủ từ 1,5 – 2 lít nước để tăng cường quá trình tống tiễn độc tố cũng như cấp ẩm cho da.
  • Mặc dù đang trong tình trạng ở cữ tuy nhiên cũng không nên áp dụng những hủ tục như kiêng nước, kiêng gió. Chị em nên chủ động tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ da, tránh để tình trạng da bị bết dính mồ hôi.
  • Ưu tiên mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát.
  • Vệ sinh nơi ở thường xuyên để các dị nguyên bụi mạt, phấn hoa, lông thú không có cơ hội gây bệnh.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp, chú ý ăn đủ chất, tăng cường rau xanh, vitamin, hạn chế thực phẩm giàu đạm hay chất béo, hải sản,…

Như vậy bài viết trên đây đã giúp quý bạn nắm được thông tin mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra một số phương pháp điều trị giúp người bệnh có thể chủ động trong chăm sóc và phòng ngừa bệnh tật.

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (7 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

VTV2 phỏng vấn kinh nghiệm khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa từ người bệnh trong phóng sự công tác điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền. [Đọc ngay để có cách chữa khỏi hẳn mề đay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *