Mẩn ngứa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mẩn ngứa ở trẻ em là một tình trạng phổ biến trong y học và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của trẻ, từ sơ sinh đến thiếu niên. Mẩn ngứa thường là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe khác nhau, và nguyên nhân cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ khiến con quấy khóc, biếng ăn cả ngày. Tình trạng này có thể khởi phát đột ngột sau đó hết trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên cũng có một số trẻ bị nổi mẩn ngứa kéo lâu ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm, lây lan khắp cơ thể. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm, ngăn tái phát.

Mẩn ngứa ở trẻ chớ nên chủ quan
Mẩn ngứa ở trẻ chớ nên chủ quan

Nổi mẩn ngứa ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia da liễu, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa. Trong đó hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến các yếu tố bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mẩn.

Theo thống kê, đối tượng thường xuyên bị nổi mẩn ngứa là những em bé có cơ địa nhạy cảm, hoặc tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh lý về miễn dịch, trẻ bị thừa cân béo phì,…

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý ngoài da, hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Mẩn ngứa ở trẻ do bệnh lý

Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em khởi phát có thể là cảnh báo sớm của các bệnh lý bao gồm:

  • Bệnh viêm da: Viêm da là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa. Trẻ có thể bị viêm da tiếp xúc hoặc viêm da cơ địa ở các cấp độ khác nhau. Vị trí và phạm vi tổn thương ở mức độ khác nhau tùy theo cơ địa cũng như hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh mề đay: Nổi mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do các yếu tố bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn, thực phẩm,… Bệnh thường bùng phát ở những trẻ có cơ địa yếu, dễ bị kích ứng. Một số biểu hiện điển hình nhận biết bệnh gồm: Da nổi mẩn đỏ sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau, trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.
  • Bệnh nấm trên da: Một số loại nấm như nấm kẽ, nấm thân, nấm tóc, nấm móng,… cũng sẽ khiến trẻ bị mẩn đỏ ngứa ngáy.
Trẻ bị nổi mẩn ngứa ngáy cha mẹ chú ý một số bệnh viêm da
Trẻ bị nổi mẩn ngứa ngáy cha mẹ chú ý một số bệnh viêm da

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ do nhiễm virus và vi khuẩn

Virus và vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể cũng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy kèm sốt. Một số dạng nhiễm khuẩn điển hình cha mẹ cần chú ý như:

  • Bệnh ban đào: Là một bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp do virus gây ra, chủ yếu gây bệnh cho trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi. Khi nhiễm virus này, bé thường có các biểu hiện như: sốt cao liên tục trong 3 – 6 ngày, nổi mẩn đỏ ngứa khắp người ở trẻ nhỏ, bé quấy khóc.
  • Bệnh tinh hồng nhiệt: Đây là một dạng bệnh do vi khuẩn có tên Streptococcus nhóm A gây ra. Trẻ bị nổi mẩn ngứa lan rộng khắp người kèm sốt, buồn nôn, đi ngoài, bé bị đau nhức mỏi cơ thể.
  • Bệnh chân tay miệng: Khởi phát ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi do một số loại virus khác nhau. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như biếng ăn, khó chịu, đau họng, sốt.
  • Ban đỏ nhiễm khuẩn: Thường xảy ra ở nhóm trẻ mới biết đi do virus Parvovirus B19 gây nhiễm trùng, nổi mẩn đỏ ở chân, tay rồi lan ra mông, đùi, thậm chí là khắp người.
Cũng có thể do các bệnh lý nhiễm khuẩn
Cũng có thể do các bệnh lý nhiễm khuẩn

Bệnh mẩn ngứa ở trẻ em do yếu tố bên trong

Mẩn ngứa ở trẻ còn có thể xuất phát từ yếu tố bên trong như:

  • Dị ứng với một số loại thuốc điều trị: Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có cơ địa nhạy cảm thường dễ bị dị ứng với một số loại thuốc điều trị như thuốc trị cúm, thuốc kháng sinh hạ sốt,…
  • Trẻ bị nhiễm giun sán: Các loại giun, sán hay ký sinh trùng,… gây bệnh trong đường ruột được xác định là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn kèm dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Các bệnh lý về gan và mật: Gan và mật là các cơ quan chuyển hóa, đào thải các chất dinh dưỡng.
  • Độc tố tích tụ: Khi độc tố bị tích tụ trong cơ thể lâu ngày mà không thể đào thải ra được sẽ làm cho trẻ bị nóng trong, nhiệt độc phát tán và gay nổi mẩn, khô ngứa rát trên da.

Triệu chứng nhận biết nổi mẩn ngứa ở trẻ em

Cha mẹ có thể phát hiện tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ bằng mắt thường với những dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

Triệu chứng điển hình nổi mẩn ngứa ở trẻ
Triệu chứng điển hình nổi mẩn ngứa ở trẻ
  • Vùng da bị mẩn ngứa bắt đầu khô rát, sần sùi, một số trẻ có xuất hiện sẩn phủ. Các nốt đỏ mọc tập trung thành từng đám hoặc rải rác trên khắp bộ phận từ nhẹ tới dữ dội. Trẻ nhỏ thường xuyên gãi ngứa, khó chịu, quấy khóc.
  • Vị trí nổi mẩn: Trẻ bị mẩn ngứa ở chân, trẻ bị mẩn ngứa ở cổ, trẻ bị mẩn ngứa ở đầu, trẻ mẩn ngứa ở mặt, trẻ bị mẩn ngứa ở bụng, trẻ bị mẩn ngứa ở gan bàn chân, thậm chí trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người.

Tình trạng trẻ bị mẩn ngứa có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Ở một số trẻ, tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy chỉ đơn thuần là những bệnh viêm da thông thường. Triệu chứng này có thể bùng phát đột ngột và tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên nếu trẻ không được vệ sinh đúng cách và điều trị kịp thời sẽ khiến da bị nhiễm trùng sâu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Nhiễm trùng máu: Lá biến chứng thường gặp nhất ở trẻ khi vi khuẩn xâm nhập liên tục chứa nhiều độc tố. Tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng máu rất cao từ 20 – 50% các trường hợp.
  • Viêm mủ màng phổi: Đây cũng là biến chứng hết sức nguy hiểm bởi nó có thể gây tổn thương trực tiếp tới phổi do các loại vi khuẩn xâm nhập, từ đó khiến phổi dễ tiết dịch, tạo nhiều bóng khí. Khi lượng dịch này tăng lên sẽ khiến bóng khí bị vỡ gây khó thở. Bệnh có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển bình thường của trẻ.
  • Tràn mủ màng tim: Là tình trạng viêm do nhiễm khuẩn. Bệnh có thể khiến tim bị chèn ép, không thể co bóp dẫn tới không đủ máu đi nuôi các bộ phận trên cơ thể. Nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng gan, thận và tim.

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời trong các trường hợp dưới đây:

  • Mẩn ngứa ở trẻ kèm theo tình trạng đi ngoài, sốt cao, trẻ bỏ ăn nhiều ngày, buồn nôn và nôn.
  • Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa kéo dài nhiều ngày liên tục và không có xu hướng thuyên giảm.
  • Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người ở trẻ nhỏ kèm theo mủ hoặc con cào gãi nhiều bị chảy máu.

Chuyên gia hướng dẫn cách trị mẩn ngứa ở trẻ

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền, có nhiều các xử lý tình trạng mẩn ngứa ở trẻ phù hợp với nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng mẩn đỏ ngứa. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý tìm hiểu thật kỹ về ưu – nhược điểm của từng biện pháp. Từ đó lựa chọn phù hợp, đặt tính an toàn nên hàng đầu. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách chữa mẩn ngứa ở trẻ em như sau:

Thứ nhất cần tránh xa dị nguyên gây ngứa, mẩn đỏ

Thông thường trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể xuất phát từ tác nhân như nhiệt độ, môi trường, nước,… Vì vậy, trước tiên mẹ cần cho bé tránh xa những dị nguyên này:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cho trẻ, thường xuyên lau mồ hôi cho con.
  • Không để trẻ vui chơi gần các dị nguyên như áo lông, lông thú, hoa cỏ, phấn hoa, khăn trải bàn có nhiều bụi bặm, hóa chất độc hại,…
  • Mẹ nên chú ý lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của con. Tốt nhất nên cho trẻ sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để tránh kích ứng.
  • Nếu mẩn ngứa ở trẻ do dị ứng thuốc đặc trị, mẹ nên ngừng sử dụng loại thuốc đó và đưa con tới cơ sở gần nhất để được can thiệp y tế.
  • Trường hợp trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân do dị ứng nước, mẹ nên chú ý cho bé tiếp xúc với nguồn nước sạch.

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho con

Cách chữa mẩn ngứa ở trẻ em không thể thiếu kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp ẩm, làm dịu vùng da bị sần sùi, nóng rát.  Kem dưỡng cho trẻ thường được chỉ định sử dụng như vitamin E, vitamin B5 hay loại kem chứa vitamin A,…

Để lựa chọn đúng loại kem dưỡng ẩm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia, những người có chuyên môn. Không nên tự ý đi mua kem dưỡng sẽ khiến vùng da của trẻ bị tổn thương nặng nề hơn.

Xem thêm

Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ theo kinh nghiệm dân gian

Một số bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà được truyền tai nhau để giảm ngứa ngáy. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa dân gian như sau:

Áp dụng một số mẹo dân gian giảm ngứa, mẩn đỏ cho con trẻ
Áp dụng một số mẹo dân gian giảm ngứa, mẩn đỏ cho con trẻ
  • Sử dụng dầu dừa: Mẹ có thể bôi 1 lớp dầu dừa nguyên chất lên vùng da trẻ bị mẩn ngứa, kết hợp mát xa nhẹ nhàng, sau 15 phút thì rửa sạch lại với nước. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần sau khi trẻ tắm xong hoặc trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng mẩn ngứa.
  • Sử dụng lá trầu không: Lấy 5 lá trầu không, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn sau đó cắt nhỏ rồi đun sôi cùng 3 lít nước. Pha loãng nước với nước ấm vừa phải rồi tắm cho trẻ. Có thể sử dụng bã lá trầu để chà xát nhẹ nhàng vùng da bị mẩn ngứa.
  • Sử dụng lá khế: Rửa sạch lá khế sau đó đun sôi cùng 3 lít nước. Sử dụng nước lá khế pha loãng sau đó để nguội bớt rồi tắm cho trẻ mỗi ngày.

Trị mẩn ngứa ở trẻ bằng thuốc Tây – Cẩn trọng tác dụng phụ

Điều trị nổi mẩn ngứa ở trẻ không khuyến khích sử dụng thuốc tân dược. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc Tây giúp xoa dịu tạm thời làn da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định bao gồm:

Hết sức thận trọng khi cho con trẻ sử dụng thuốc Tây y
Hết sức thận trọng khi cho con trẻ sử dụng thuốc Tây y
  • Thuốc kháng Histamin: Các loại thuốc như Desloratadin, Loratadin, Cetirizin,…
  • Thuốc chống viêm, giảm ngứa: Các loại thuốc như Fluocinolone, Betamethason, Triamcinolone… Chỉ được sử dụng theo đúng kê thuốc. Tùy theo vị trí hoặc tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ có thể kết hợp thêm thuốc kháng nấm, kháng sinh, chống dị ứng khác.
  • Thuốc corticoid dạng uống: Thường được dùng để điều trị tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy thể nặng, có thể gặp biến chứng.

Mặc là là phương pháp giảm nhanh triệu chứng tuy nhiên cha mẹ cần chú ý khi để trẻ sử dụng thuốc Tây. Cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý đi mua thuốc cho con uống để hạn chế tối đa biến chứng, tác dụng phụ.

Điều trị dứt điểm mẩn ngứa ở trẻ bằng bài thuốc Đông y

Hiện nay, nhiều phụ huynh lựa chọn phương pháp Y học cổ truyền để chữa mẩn ngứa ở trẻ. Với nguyên tắc trị bệnh từ căn nguyên vừa loại bỏ độc tố, nguyên nhân gây bệnh vừa phục hồi thể trạng, lưu thông khí huyết, các bài thuốc Đông y có khả năng dứt điểm mẩn ngứa, hạn chế bệnh tái phát.

Các bài thuốc Đông y an toàn và lành tính
Các bài thuốc Đông y an toàn và lành tính

Theo quan niệm Đông y, sức đề kháng của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên tạo điều kiện dễ dàng cho phong hàn, nhiệt độc bên ngoài xâm nhập gây uất kết trên da. Muốn chữa dứt điểm nổi mẩn ngứa ở trẻ em cần chú trọng loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.

Một số vị thuốc được sử dụng trong điều trị nổi mẩn ngứa ở trẻ trong Đông y gồm: Bồ công anh, ké đầu ngựa, hồng hoa, kim ngân cành,… Tuy nhiên để thuốc đạt được hiệu quả cần gia giảm thành phần cho phù hợp mỗi trường hợp. Do vậy, cha mẹ cần lựa chọn địa chỉ khám chữa YHCT uy tín, chất lượng để có thể chẩn đoán chính xác thể bệnh và kê phác đồ điều trị cho phù hợp.

Một số lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa

Để quá trình điều trị mẩn ngứa ở trẻ diễn ra thuận lợi, an toàn, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, có thể kết hợp cho con uống nước hoa quả.
  • Cho con ăn nhiều rau xanh, hạn chế lạm dùng thực phẩm giàu đạm hay chất béo, hải sản dễ gây dị ứng, kích ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực vui chơi cho trẻ để tránh bụi bẩn, nấm mốc.
  • Không cho trẻ chơi gần động vật có lông như chó, mèo; tránh xa phấn hoa, bụi mạt.
  • Nên cho con mặc quần áo thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với tác nhân dễ gây dị ứng.
  • Mẹ nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho con.

Mẩn ngứa ở trẻ mặc dù là hiện tượng bình thường tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan. Tốt nhất khi thấy dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên chủ động cho trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý, can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (7 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *